Trong khi số phận những khoản tiền mà khách hàng đóng cho Cen Group của Dự án binh đoàn 12 chưa được giải quyết, thì xuất hiện trong chương trình của thời sự VTV1 (Đài THVN) tối ngày hôm qua (17/10), ông Phạm Thanh Hưng - Tổng Giám đốc của Cen Group đã phát biểu rất “hùng hồn” rằng tiêu chí kinh doanh "tiến độ đi trước, tiền đi sau".
“Những dự án sau khi chủ đầu tư đồng ý thay đổi cấu trúc sản phẩm, giá thành hoặc giá bán theo sự tư vấn của chúng tôi để đáp ứng cho một sự phân khúc thị trường nhất định thì chúng tôi cam kết đặt cọc để đảm bảo đầu ra và chủ đầu tư. Và ngược, lại đối với khách hàng, chúng tôi đảm bảo tiến độ đi trước, tiền thu sau…”
Thế nhưng có thật là “tiến độ đi trước, tiền thu sau” như ông Hưng phát biểu hay không khi Cengroup đang dính đến rất nhiều bê bối.
Dự án chung cư Binh đoàn 12:
Dự án Chung cư Binh đoàn 12 tại Thôn Ngọc Đại, Xã Đại Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội, do Binh đoàn 12 và công ty Cổ phần kiến trúc đô thị Nam Thăng Long CP Nam Thăng Long làm chủ đầu tư. Trước đó năm 2008, dự án này đã được phê duyệt chiều cao là 15 tầng và tới thời điểm năm 2011 xin nâng thành 25 tầng và dự án vẫn đang trong giai đoạn chờ phê duyệt. Thế nhưng, mặc dù chưa được cấp phép, Công ty TNHH Bất động sản Thế kỷ (Cengroup) có trụ sở tại số 137 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội đã tiến hành huy động vốn của khách hàng thông qua hình thức vay vốn. Trong khi dự án vẫn nằm đắp chiếu, nhiều khách hàng vẫn chưa đòi lại số tiền của mình đã bị chiếm dụng suốt hơn 3 năm qua. Bức xúc vì bị “lừa”, vào cuối tháng 9/2013, nhiều khách hàng đã kéo tới trụ sở của công ty này để đòi lại tiền. Tuy nhiên, nhân viên của Cengroup cấm cửa không cho vào.
Để phủi trách nhiệm, ngày 1/10 ông Phạm Thanh Hưng đã tổ chức họp báo công bố công ty Quản lý bất động sản Thế kỷ không thuộc tập đoàn Cengroup và đơn vị này không còn thuê trụ sở tại 173 Nguyễn Ngọc Vũ. Tuy nhiên, thực tế, Bà Phạm Thị Thanh Bình - giám đốc công ty Quản lý bất động sản Thế kỷ vẫn là cổ đông của Cengroup và trụ sở công ty này vẫn đang đóng tại tầng 2 tòa nhà 173 Nguyễn Ngọc Vũ.
Khách hàng mua nhà yêu cầu Cengroup trả lại tiền góp vốn
Dự án Tân Tây Đô:
Dự này do CTCP Đầu tư Hải Phát khởi công từ năm 2010 và dự kiến giao nhà vào Quý I/2014. Tuy nhiên, do thiếu vốn dự án này đã triển khai với tốc độ như “rùa bò”. Năm 2012, Hải Phát đã đổi tên của Dự án này thành Phúc Thịnh Tower. Để có vốn tiếp tục triển khai dự án, Hải Phát đã chấp nhận bán toàn bộ số căn còn lại của Phúc Thịnh cho đơn vị thứ cấp CenGroup với mức gia giảm từ 20-30%.
Dự án Mekong Plaza:
Dự án này nằm trong tổng thể Khu đô thị mới Lê Trọng Tấn - Geleximco được phê duyệt Quy hoạch từ năm 2006. Dự án cao 34 tầng nổi và 02 tầng hầm do Công ty CP Bất động sản Mê Kông (Me Kong Land) làm chủ đầu tư thứ phát. Từ tháng 10/2010, Công ty Quản lý bất động sản Thế kỷ (Cengroup) đã bắt đầu huy động vốn qua các Hợp đồng vay vốn. Thế nhưng tới tháng tháng 11/2012, dự án mới thi công phần cọc khoan nhồi. Cũng như các dự án khác, Cengroup không đảm bảo đúng tiến độ và cam kết với khách hàng. Rất nhiều khách hàng đã làm đơn rút vốn song không được giải quyết.
Liên quan tới Dự án này, khách hàng Nguyễn Trung Hiếu có địa chỉ tại P201, A3b, Núi Trúc, Giảng Võ Hà Nội đã có đơn kiến nghị gửi tới các cơ quan chức năng và báo chí tố cáo Công ty Quản lý bất động sản Thế kỷ (Cengroup) đã không hoàn vốn cho khách hàng vì không đảm bảo tiến độ, không tôn trọng khách hàng, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trong suốt thời gian dài.
Dự án Lilama 52 Lĩnh Nam
Dự án này co Công ty Cổ phần Lilama, Hà Nội thuộc Tổng công ty Lắp máy Việt Nam có địa chỉ tại số 52, Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội làm chủ đầu tư. Dự án khối nhà chung cư này cao 27 tầng với khu nhà vườn và nhà liền kề có diện tích từ 90m đến 100m2/căn. Dự án này triển khai vào đầu quý 2/2009 và đưa vào sử dụng sau 18 tháng thi công. Sàn giao dịch Bất động sản Thế kỷ (Cen Group) được ủy quyền thực hiện các giao dịch bán và cho thuê đối với các công trình thuộc dự án này.
Cũng như các dự án khác, tháng 6/2913, rất nhiều khách hàng của dự án 52 Lĩnh Nam đã treo khẩu hiệu phản đối chủ đầu tư vì không chịu gặp khách hàng và bỏ bê dự án không triển khai. Thậm chí, khách hàng còn “tố” chủ đầu tư đã thực hiện không đúng với cam kết ban đầu như đưa không gian giếng trời vào diện tích bán cho khách để thu thêm số tiền ngoài hợp đồng đã kỹ trước đó. Rồi cả việc xây thêm tầng khi chưa được phép những vẫn “bán trên giấy” cho khách hàng.
Thế nhưng có thật là “tiến độ đi trước, tiền thu sau” như ông Hưng phát biểu hay không khi Cengroup đang dính đến rất nhiều bê bối.
Dự án chung cư Binh đoàn 12:
Dự án Chung cư Binh đoàn 12 tại Thôn Ngọc Đại, Xã Đại Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội, do Binh đoàn 12 và công ty Cổ phần kiến trúc đô thị Nam Thăng Long CP Nam Thăng Long làm chủ đầu tư. Trước đó năm 2008, dự án này đã được phê duyệt chiều cao là 15 tầng và tới thời điểm năm 2011 xin nâng thành 25 tầng và dự án vẫn đang trong giai đoạn chờ phê duyệt. Thế nhưng, mặc dù chưa được cấp phép, Công ty TNHH Bất động sản Thế kỷ (Cengroup) có trụ sở tại số 137 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội đã tiến hành huy động vốn của khách hàng thông qua hình thức vay vốn. Trong khi dự án vẫn nằm đắp chiếu, nhiều khách hàng vẫn chưa đòi lại số tiền của mình đã bị chiếm dụng suốt hơn 3 năm qua. Bức xúc vì bị “lừa”, vào cuối tháng 9/2013, nhiều khách hàng đã kéo tới trụ sở của công ty này để đòi lại tiền. Tuy nhiên, nhân viên của Cengroup cấm cửa không cho vào.
Để phủi trách nhiệm, ngày 1/10 ông Phạm Thanh Hưng đã tổ chức họp báo công bố công ty Quản lý bất động sản Thế kỷ không thuộc tập đoàn Cengroup và đơn vị này không còn thuê trụ sở tại 173 Nguyễn Ngọc Vũ. Tuy nhiên, thực tế, Bà Phạm Thị Thanh Bình - giám đốc công ty Quản lý bất động sản Thế kỷ vẫn là cổ đông của Cengroup và trụ sở công ty này vẫn đang đóng tại tầng 2 tòa nhà 173 Nguyễn Ngọc Vũ.
Khách hàng mua nhà yêu cầu Cengroup trả lại tiền góp vốn
Dự án Tân Tây Đô:
Dự này do CTCP Đầu tư Hải Phát khởi công từ năm 2010 và dự kiến giao nhà vào Quý I/2014. Tuy nhiên, do thiếu vốn dự án này đã triển khai với tốc độ như “rùa bò”. Năm 2012, Hải Phát đã đổi tên của Dự án này thành Phúc Thịnh Tower. Để có vốn tiếp tục triển khai dự án, Hải Phát đã chấp nhận bán toàn bộ số căn còn lại của Phúc Thịnh cho đơn vị thứ cấp CenGroup với mức gia giảm từ 20-30%.
Dự án Mekong Plaza:
Dự án này nằm trong tổng thể Khu đô thị mới Lê Trọng Tấn - Geleximco được phê duyệt Quy hoạch từ năm 2006. Dự án cao 34 tầng nổi và 02 tầng hầm do Công ty CP Bất động sản Mê Kông (Me Kong Land) làm chủ đầu tư thứ phát. Từ tháng 10/2010, Công ty Quản lý bất động sản Thế kỷ (Cengroup) đã bắt đầu huy động vốn qua các Hợp đồng vay vốn. Thế nhưng tới tháng tháng 11/2012, dự án mới thi công phần cọc khoan nhồi. Cũng như các dự án khác, Cengroup không đảm bảo đúng tiến độ và cam kết với khách hàng. Rất nhiều khách hàng đã làm đơn rút vốn song không được giải quyết.
Liên quan tới Dự án này, khách hàng Nguyễn Trung Hiếu có địa chỉ tại P201, A3b, Núi Trúc, Giảng Võ Hà Nội đã có đơn kiến nghị gửi tới các cơ quan chức năng và báo chí tố cáo Công ty Quản lý bất động sản Thế kỷ (Cengroup) đã không hoàn vốn cho khách hàng vì không đảm bảo tiến độ, không tôn trọng khách hàng, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trong suốt thời gian dài.
Dự án Lilama 52 Lĩnh Nam
Dự án này co Công ty Cổ phần Lilama, Hà Nội thuộc Tổng công ty Lắp máy Việt Nam có địa chỉ tại số 52, Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội làm chủ đầu tư. Dự án khối nhà chung cư này cao 27 tầng với khu nhà vườn và nhà liền kề có diện tích từ 90m đến 100m2/căn. Dự án này triển khai vào đầu quý 2/2009 và đưa vào sử dụng sau 18 tháng thi công. Sàn giao dịch Bất động sản Thế kỷ (Cen Group) được ủy quyền thực hiện các giao dịch bán và cho thuê đối với các công trình thuộc dự án này.
Cũng như các dự án khác, tháng 6/2913, rất nhiều khách hàng của dự án 52 Lĩnh Nam đã treo khẩu hiệu phản đối chủ đầu tư vì không chịu gặp khách hàng và bỏ bê dự án không triển khai. Thậm chí, khách hàng còn “tố” chủ đầu tư đã thực hiện không đúng với cam kết ban đầu như đưa không gian giếng trời vào diện tích bán cho khách để thu thêm số tiền ngoài hợp đồng đã kỹ trước đó. Rồi cả việc xây thêm tầng khi chưa được phép những vẫn “bán trên giấy” cho khách hàng.
Theo VnMedia