Sáng ngày 28/9/2013, rất đông khách hàng của Dự án Chung cư Binh đoàn 12 đã tập trung tại trụ sở chính của Công ty Bất động sản Thế kỷ (Cengroup) để đòi lại số tiền mà họ đã góp vốn từ 03 năm trước.
Cengroup bán lúa non dự án Binh đoàn 12
Dự án Chung cư Binh đoàn 12 tại Thông Ngọc Đại, Xã Đại Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội do Binh đoàn 12 và Công ty Cổ phần kiến trúc đô thị Nam Thăng Long CP Nam Thăng Long làm chủ đầu tư đã gần như chết yểu. Thế nhưng, tới nay hàng trăm khách hàng góp vốn cho Công ty Bất động sản Thế kỷ (Cengroup) có trụ sở tại số 137 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội vẫn không đòi lại được số tiền đã bị chiếm dụng trong suốt hơn 3 năm qua.
Các khách hàng khi mua căn hộ của Binh đoàn 12 đều phải làm một hợp đồng vay vốn với Công ty TNHH Quản lý bất động sản Thế Kỷ thuộc Công ty Cổ phần Tập đoàn thế kỷ (Cengroup) do bà Trần Thị Thanh Bình làm Giám đốc. Bà Bình cũng đồng thời là vợ của Nguyễn Trung Vũ, Tổng giám đốc Tập đoàn Cen Group.
Theo các điều khoản của Hợp đồng này, khách hàng sẽ đồng ý cho Cengroup vay số tiền góp vốn bằng 30% giá trị căn hộ trong thời hạn 9 tháng. Đổi lại, khách hàng sẽ được quyền mua căn hộ của Cengroup. Mỗi căn hộ có diện tích từ 69-82m2 với giá là 14 triệu/m2. Ngoài phần góp vốn này, mỗi khách hàng còn phải trả cho Cengroup số tiền chênh lệch 2,2 triệu/m2 được coi như tiền “cò” môi giới. Thời gian giao nhà dự kiến giao nhà mà phía bên chủ đầu tư đã cam kết là vào cuối Quý I năm 2012.
Thế nhưng, sau một thời gian mòn mỏi chờ đợi, dự án Chung cư binh đoàn 12 vẫn là một mảnh đất hoang không hơn không kém. Chỉ khi biết đây là một Dự án đang chờ phê duyệt, những khách hàng mới tá hỏa rằng họ đã góp vốn cho một Dự án đang còn nằm trên giấy.
Tiền của khách hàng đi đâu?
Trong khi Dự án đang còn chờ phê duyệt thì Công ty Công ty Cổ phần Tập đoàn thế kỷ (Cengroup) ngay từ đầu năm 2010 đã tiến hành huy động vốn trái phép của người mua. Có tới hàng trăm khách hàng đã trở thành nạn nhân của một vụ “lừa đảo” và “chiếm dụng vốn” mà Cengroup là thủ phạm. Bất chấp những quy định của pháp luật, Cengroup đã ngang nhiên huy động vốn của những người đang có nhu cầu về nhà ở với những điều khoản bất lợi rồi thậm chí sau đó chính họ còn tìm cách lật lọng cả những quy trình do họ lập ra.
Theo Điều 2 của Hợp đồng vay vốn có ghi: “Thời hạn vay 09 tháng kể từ ngày Hợp đồng vay vốn được ký kết; Thời hạn vay có thể được điều chỉnh nếu bên B (Cengroup) gửi thông báo gia hạn cho bên A (khách hàng) trong vòng 10 ngày trước khi kết thúc thời hạn. Việc gia hạn được hai bên thỏa thuận hoặc tính theo thời gian khắc phục những ảnh hưởng, tác động của sự kiện bất khả kháng hoặc các sự kiện khác theo thông báo của bên B nhưng không kéo dài quá 06 tháng tính từ ngày kết thúc thời hạn”.
Ngoài ra theo Điều 6: “Bên B sẽ trả cho bên A toàn bộ khoản tiền cho vay vốn và tiền lãi vào: (i) ngày kết thúc thời hạn vay nếu hai bên không ký kết hợp đồng mua bán; hoặc (ii) khi hai bên chấm dứt việc thực hiện hợp đồng vay vốn này; hoặc (iii) khi bên B bán được sản phẩm cho bên thứ ba trong trường hợp bên A từ chối quyền mua theo quy định tại Điều 5 của hợp đồng.
Căn cứ vào những điều khoản này, thì rõ ràng Cengroup phải trả lại tiền cho khách hàng từ rất lâu vì đây là một dự án “ma” và chưa được phê duyệt. Thế nhưng, mặc dù đã gần 03 năm trôi qua, có rất nhiều nạn nhân của công ty lừa đảo này chưa nhận được một đồng hoàn trả nào, nhất là các những khách ở tỉnh xa như Nam Định, Nghệ An. Một số khách đã thanh lý hợp đồng như chỉ được nhận lại tiền theo hình thức nhỏ giọt khoảng 10-20 triệu/tháng. Với hình thức này, Cengroup đã cố tình lợi dụng số tiền hàng trăm tỷ đồng của khách hàng trong một thời gian dài và chây ỳ không muốn trả.
Một điều nữa cần lưu ý về số tiền chênh 2,2 triệu/m2 mà Cengroup thu của khách hàng coi như là tiền môi giới. Số tiền này khi làm hợp đồng đặt cọc, nhân viên của Cengroup đã tìm cách ém nhẹm không chịu giao phiếu thu. Chính vì thế, các khách hàng khi làm thanh lý hợp đồng mà không có phiếu này thì Cengroup tuyên bố sẽ không trả. Như vậy, ngay từ đầu Cengroup đã chủ ý lừa đảo khách hàng để chiếm đoạn số tiền này.
Bức xúc trước việc chây ỳ trả nợ và thái độ của những người lãnh đạo Cengroup, các khách hàng Trần Thiên Nga (phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội), Ngô Thị Loan (Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội) cùng rất nhiều khách hàng khác đã gửi đơn tố cáo tới các cơ quan chức năng và báo chí.
Đỉnh điểm ngày 27/9/2013, rất nhiều khách hàng đã kéo tới trụ sở của Cengroup tại số 137 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội muốn làm việc trực tiếp với TGĐ Nguyễn Trung Vũ, Phó TGĐ Trần Thị Thanh Bình và Phạm Thanh Hưng. Tuy nhiên, các nhân viên của Cengroup kiên quyết không mở cửa cho vào và cố thủ ở bên trong. Có lẽ nhân viên của Cengroup đã được “quán triệt” chính sách 03 không: “Không biết, không ghe, không thấy” khi có bất kỳ khách hàng nào hỏi về lãnh đạo của mình.
Đỉnh điểm của vụ việc này là sáng ngày Thứ 7, 28/9/2013, rất đông khách hàng có mang theo khẩu hiệu tập trung tại trụ sở chính của Cengroup tai số 137 Nguyễn Ngọc Vũ, Hà Nội đòi được làm việc với lãnh đạo công ty nhưng bất thành. Nhân viên cho biết, họ không biết lãnh đạo đang làm gì và ở đâu. Trong khi đó, tại sảnh tầng 1, Cengroup đã chuẩn bị khai mạc cho buổi “Lễ mở bán” một dự án khác do họ làm môi giới với sự tham gia của Phó TGĐ ông Phạm Thanh Hưng. Mãi tới thời điểm này, rất nhiều khách hàng đang có mặt để thamg gia buổi lễ mới biết được sự thật đằng sau những bản hợp đồng môi giới mà Cengroup đã ký. Nhiều khách hàng sau đó đã bỏ về và rút lại tiền đặt cọc vì họ không muốn trở thành một nạn nhân tiếp theo.
Dự án Chung cư Binh đoàn 12 tại Thông Ngọc Đại, Xã Đại Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội do Binh đoàn 12 và Công ty Cổ phần kiến trúc đô thị Nam Thăng Long CP Nam Thăng Long làm chủ đầu tư đã gần như chết yểu. Thế nhưng, tới nay hàng trăm khách hàng góp vốn cho Công ty Bất động sản Thế kỷ (Cengroup) có trụ sở tại số 137 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội vẫn không đòi lại được số tiền đã bị chiếm dụng trong suốt hơn 3 năm qua.
Các khách hàng khi mua căn hộ của Binh đoàn 12 đều phải làm một hợp đồng vay vốn với Công ty TNHH Quản lý bất động sản Thế Kỷ thuộc Công ty Cổ phần Tập đoàn thế kỷ (Cengroup) do bà Trần Thị Thanh Bình làm Giám đốc. Bà Bình cũng đồng thời là vợ của Nguyễn Trung Vũ, Tổng giám đốc Tập đoàn Cen Group.
Khách hàng mua nhà yêu cầu Cengroup trả lại tiền góp vốn
Theo các điều khoản của Hợp đồng này, khách hàng sẽ đồng ý cho Cengroup vay số tiền góp vốn bằng 30% giá trị căn hộ trong thời hạn 9 tháng. Đổi lại, khách hàng sẽ được quyền mua căn hộ của Cengroup. Mỗi căn hộ có diện tích từ 69-82m2 với giá là 14 triệu/m2. Ngoài phần góp vốn này, mỗi khách hàng còn phải trả cho Cengroup số tiền chênh lệch 2,2 triệu/m2 được coi như tiền “cò” môi giới. Thời gian giao nhà dự kiến giao nhà mà phía bên chủ đầu tư đã cam kết là vào cuối Quý I năm 2012.
Thế nhưng, sau một thời gian mòn mỏi chờ đợi, dự án Chung cư binh đoàn 12 vẫn là một mảnh đất hoang không hơn không kém. Chỉ khi biết đây là một Dự án đang chờ phê duyệt, những khách hàng mới tá hỏa rằng họ đã góp vốn cho một Dự án đang còn nằm trên giấy.
Tiền của khách hàng đi đâu?
Trong khi Dự án đang còn chờ phê duyệt thì Công ty Công ty Cổ phần Tập đoàn thế kỷ (Cengroup) ngay từ đầu năm 2010 đã tiến hành huy động vốn trái phép của người mua. Có tới hàng trăm khách hàng đã trở thành nạn nhân của một vụ “lừa đảo” và “chiếm dụng vốn” mà Cengroup là thủ phạm. Bất chấp những quy định của pháp luật, Cengroup đã ngang nhiên huy động vốn của những người đang có nhu cầu về nhà ở với những điều khoản bất lợi rồi thậm chí sau đó chính họ còn tìm cách lật lọng cả những quy trình do họ lập ra.
Theo Điều 2 của Hợp đồng vay vốn có ghi: “Thời hạn vay 09 tháng kể từ ngày Hợp đồng vay vốn được ký kết; Thời hạn vay có thể được điều chỉnh nếu bên B (Cengroup) gửi thông báo gia hạn cho bên A (khách hàng) trong vòng 10 ngày trước khi kết thúc thời hạn. Việc gia hạn được hai bên thỏa thuận hoặc tính theo thời gian khắc phục những ảnh hưởng, tác động của sự kiện bất khả kháng hoặc các sự kiện khác theo thông báo của bên B nhưng không kéo dài quá 06 tháng tính từ ngày kết thúc thời hạn”.
Ngoài ra theo Điều 6: “Bên B sẽ trả cho bên A toàn bộ khoản tiền cho vay vốn và tiền lãi vào: (i) ngày kết thúc thời hạn vay nếu hai bên không ký kết hợp đồng mua bán; hoặc (ii) khi hai bên chấm dứt việc thực hiện hợp đồng vay vốn này; hoặc (iii) khi bên B bán được sản phẩm cho bên thứ ba trong trường hợp bên A từ chối quyền mua theo quy định tại Điều 5 của hợp đồng.
Căn cứ vào những điều khoản này, thì rõ ràng Cengroup phải trả lại tiền cho khách hàng từ rất lâu vì đây là một dự án “ma” và chưa được phê duyệt. Thế nhưng, mặc dù đã gần 03 năm trôi qua, có rất nhiều nạn nhân của công ty lừa đảo này chưa nhận được một đồng hoàn trả nào, nhất là các những khách ở tỉnh xa như Nam Định, Nghệ An. Một số khách đã thanh lý hợp đồng như chỉ được nhận lại tiền theo hình thức nhỏ giọt khoảng 10-20 triệu/tháng. Với hình thức này, Cengroup đã cố tình lợi dụng số tiền hàng trăm tỷ đồng của khách hàng trong một thời gian dài và chây ỳ không muốn trả.
Một điều nữa cần lưu ý về số tiền chênh 2,2 triệu/m2 mà Cengroup thu của khách hàng coi như là tiền môi giới. Số tiền này khi làm hợp đồng đặt cọc, nhân viên của Cengroup đã tìm cách ém nhẹm không chịu giao phiếu thu. Chính vì thế, các khách hàng khi làm thanh lý hợp đồng mà không có phiếu này thì Cengroup tuyên bố sẽ không trả. Như vậy, ngay từ đầu Cengroup đã chủ ý lừa đảo khách hàng để chiếm đoạn số tiền này.
Bức xúc trước việc chây ỳ trả nợ và thái độ của những người lãnh đạo Cengroup, các khách hàng Trần Thiên Nga (phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội), Ngô Thị Loan (Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội) cùng rất nhiều khách hàng khác đã gửi đơn tố cáo tới các cơ quan chức năng và báo chí.
Đỉnh điểm ngày 27/9/2013, rất nhiều khách hàng đã kéo tới trụ sở của Cengroup tại số 137 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội muốn làm việc trực tiếp với TGĐ Nguyễn Trung Vũ, Phó TGĐ Trần Thị Thanh Bình và Phạm Thanh Hưng. Tuy nhiên, các nhân viên của Cengroup kiên quyết không mở cửa cho vào và cố thủ ở bên trong. Có lẽ nhân viên của Cengroup đã được “quán triệt” chính sách 03 không: “Không biết, không ghe, không thấy” khi có bất kỳ khách hàng nào hỏi về lãnh đạo của mình.
Đỉnh điểm của vụ việc này là sáng ngày Thứ 7, 28/9/2013, rất đông khách hàng có mang theo khẩu hiệu tập trung tại trụ sở chính của Cengroup tai số 137 Nguyễn Ngọc Vũ, Hà Nội đòi được làm việc với lãnh đạo công ty nhưng bất thành. Nhân viên cho biết, họ không biết lãnh đạo đang làm gì và ở đâu. Trong khi đó, tại sảnh tầng 1, Cengroup đã chuẩn bị khai mạc cho buổi “Lễ mở bán” một dự án khác do họ làm môi giới với sự tham gia của Phó TGĐ ông Phạm Thanh Hưng. Mãi tới thời điểm này, rất nhiều khách hàng đang có mặt để thamg gia buổi lễ mới biết được sự thật đằng sau những bản hợp đồng môi giới mà Cengroup đã ký. Nhiều khách hàng sau đó đã bỏ về và rút lại tiền đặt cọc vì họ không muốn trở thành một nạn nhân tiếp theo.
Theo VnMedia