Theo TS Lê Xuân Nghĩa: Biện pháp sống còn hiện tại là phải xử lý nợ xấu bằng cách khoanh nợ cũ không thu lãi hoặc xóa hẳn nợ cũ để cho vay mới với DN còn khả năng phục hồi
Để làm được điều này, Chính phủ cần phải chỉ đạo các ngân hàng thương mại sử dụng triệt để nguồn quỹ dự phòng rủi ro vào việc xóa nợ.
Trước thực trạng dự án dở dang, căn hộ làm ra không bán được, nếu không cải thiện tính thanh khoản, thị trường BĐS sẽ sụp đổ. Để tìm biện pháp khơi thông thị trường, sáng 31/5, Hiệp hội BĐS Việt Nam đã phối hợp với Báo Lao động và các cơ quan liên quan tổ chức hội thảo vực dậy nguồn lực BĐS.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam - Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam đã nhận định, với tình hình hiện tại, nếu không có giải pháp mạnh để tháo gỡ nguồn lực tài chính, ngân hàng cho thị trường đầu tàu là BĐS, DN sẽ còn suy giảm. Hiện tại, tín hiệu khởi sắc cho thị trường BĐS cũng đã được nhận ra. Bộ Xây dựng cũng đang chuẩn bị báo cáo Chính phủ về tình hình thị trường, trong đó nhấn mạnh đến các yếu tố ảnh hưởng từ BĐS như tồn kho xi măng sắt thép, vật liệu trang trí nội thất.
Ông Lã Văn Thịnh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính cũng cho biết, ngày 23/5 vừa qua, Bộ Tài chính đã ban hành quy định về việc giảm 1/2 tiền thuê đất và gia hạn tiền sử dụng đất trong năm nay cho DN BĐS.
Theo phân tích của TS Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, dư nợ tín dụng BĐS tại TP HCM đã giảm từ 104,9 ngàn tỷ xuống còn 68 ngàn tỷ vào tháng 5 này.
Tại Hà Nội, sau 1 năm dư nợ BĐS cũng đã giảm từ 48,2 ngàn tỷ xuống còn 38 ngàn tỷ. Trong khi đó, nỗ lực phá băng thị trường BĐS của Chính phủ thông qua các gói giải pháp như mở rộng cho vay sửa nhà, mua nhà bằng tiền lương; cho vay dự án hoàn thiện trong năm 2012; cho vay với các dự án nhà ở giá rẻ rồi đưa BĐS ra khỏi diện không khuyến khích cho vay… đều tỏ ra chưa đủ mạnh để kích thích người vay mua nhà bởi mức lãi suất quá cao hiện nay.
Tình trạng suy kiệt nguồn vốn trong DN BĐS ngày càng trở nên nghiêm trọng và hiện tượng đóng băng nguồn vốn tín dụng còn gây tê liệt cho cả nền kinh tế chứ không riêng gì lĩnh vực BĐS.
Về nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, TS Lê Xuân Nghĩa nhận định: Dù hạn mức tăng trưởng tín dụng của ngân hàng được phép ở mức 2%/tháng từ nay đến cuối năm. Nhưng chính “cục” nợ xấu của DN BĐS khiến ngân hàng lo ngại, gây mất lòng tin của ngân hàng đối với cho vay BĐS. Cũng theo TS Nghĩa: Biện pháp sống còn hiện tại là phải xử lý nợ xấu bằng cách khoanh nợ cũ không thu lãi hoặc xóa hẳn nợ cũ để cho vay mới với DN còn khả năng phục hồi. Để làm được điều này, Chính phủ cần phải chỉ đạo các ngân hàng thương mại sử dụng triệt để nguồn quỹ dự phòng rủi ro vào việc xóa nợ.
“Lạm phát đã xuống thấp; dự trữ tiền mặt đã tăng mạnh, khi còn có để đem ứng vốn đầu tư trong năm 2013 nên đây là thời cơ để kích cầu nền kinh tế nói chung, lĩnh vực BĐS nói riêng ngay trong năm nay”, TS Nghĩa khẳng định
Trước thực trạng dự án dở dang, căn hộ làm ra không bán được, nếu không cải thiện tính thanh khoản, thị trường BĐS sẽ sụp đổ. Để tìm biện pháp khơi thông thị trường, sáng 31/5, Hiệp hội BĐS Việt Nam đã phối hợp với Báo Lao động và các cơ quan liên quan tổ chức hội thảo vực dậy nguồn lực BĐS.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam - Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam đã nhận định, với tình hình hiện tại, nếu không có giải pháp mạnh để tháo gỡ nguồn lực tài chính, ngân hàng cho thị trường đầu tàu là BĐS, DN sẽ còn suy giảm. Hiện tại, tín hiệu khởi sắc cho thị trường BĐS cũng đã được nhận ra. Bộ Xây dựng cũng đang chuẩn bị báo cáo Chính phủ về tình hình thị trường, trong đó nhấn mạnh đến các yếu tố ảnh hưởng từ BĐS như tồn kho xi măng sắt thép, vật liệu trang trí nội thất.
Ông Lã Văn Thịnh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính cũng cho biết, ngày 23/5 vừa qua, Bộ Tài chính đã ban hành quy định về việc giảm 1/2 tiền thuê đất và gia hạn tiền sử dụng đất trong năm nay cho DN BĐS.
Giới thiệu nhà mẫu để chào bán căn hộ.
Theo phân tích của TS Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, dư nợ tín dụng BĐS tại TP HCM đã giảm từ 104,9 ngàn tỷ xuống còn 68 ngàn tỷ vào tháng 5 này.
Tại Hà Nội, sau 1 năm dư nợ BĐS cũng đã giảm từ 48,2 ngàn tỷ xuống còn 38 ngàn tỷ. Trong khi đó, nỗ lực phá băng thị trường BĐS của Chính phủ thông qua các gói giải pháp như mở rộng cho vay sửa nhà, mua nhà bằng tiền lương; cho vay dự án hoàn thiện trong năm 2012; cho vay với các dự án nhà ở giá rẻ rồi đưa BĐS ra khỏi diện không khuyến khích cho vay… đều tỏ ra chưa đủ mạnh để kích thích người vay mua nhà bởi mức lãi suất quá cao hiện nay.
Tình trạng suy kiệt nguồn vốn trong DN BĐS ngày càng trở nên nghiêm trọng và hiện tượng đóng băng nguồn vốn tín dụng còn gây tê liệt cho cả nền kinh tế chứ không riêng gì lĩnh vực BĐS.
Về nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, TS Lê Xuân Nghĩa nhận định: Dù hạn mức tăng trưởng tín dụng của ngân hàng được phép ở mức 2%/tháng từ nay đến cuối năm. Nhưng chính “cục” nợ xấu của DN BĐS khiến ngân hàng lo ngại, gây mất lòng tin của ngân hàng đối với cho vay BĐS. Cũng theo TS Nghĩa: Biện pháp sống còn hiện tại là phải xử lý nợ xấu bằng cách khoanh nợ cũ không thu lãi hoặc xóa hẳn nợ cũ để cho vay mới với DN còn khả năng phục hồi. Để làm được điều này, Chính phủ cần phải chỉ đạo các ngân hàng thương mại sử dụng triệt để nguồn quỹ dự phòng rủi ro vào việc xóa nợ.
“Lạm phát đã xuống thấp; dự trữ tiền mặt đã tăng mạnh, khi còn có để đem ứng vốn đầu tư trong năm 2013 nên đây là thời cơ để kích cầu nền kinh tế nói chung, lĩnh vực BĐS nói riêng ngay trong năm nay”, TS Nghĩa khẳng định
Theo CAND Online