Nhiều chuyên gia cho rằng, bất động sản đã giảm tới đáy và đây là thời điểm tốt để mua, đón chờ dòng tín dụng mới đổ vào xoay chuyển tình thế. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư vẫn còn tâm lý chờ đợi nên chưa muốn tham gia thị trường lúc này.
Nhà đất đã rơi vào cảnh trầm lắng gần 18 tháng nay (Ảnh minh họa)
Thua lỗ, đóng cửa
Những thông tin mới nhất từ Sở Xây dựng Hà Nội cho thấy, sau 18 tháng “đóng băng”, thị trường bất động sản (BĐS) Hà Nội dường như đã rơi xuống tới đáy. Mặc dù, tại các dự án phát triển nhà ở cũng như đất thổ cư, giá giảm khá mạnh nhưng giao dịch vẫn rất thưa thớt. Nhiều quận, huyện hoàn toàn không ghi nhận được giao dịch nào từ phía các sàn giao dịch cũng như cơ quan thuế. Một số địa chỉ có nhiều dự án BĐS, vốn rất sôi động thời điểm 2009-2010 như Hoài Đức, Từ Liêm, Đan Phượng giờ giao dịch lẻ tẻ.
Trước tình hình bi đát, trong khi đa số các nhà đầu tư tư nhân “đóng cửa”, chờ cơ hội, các sàn giao dịch và doanh nghiệp BĐS lại không may mắn như vậy. Trót thuê mặt bằng, “ôm” dự án, nhiều đơn vị đang rơi vào tình cảnh điêu đứng. Ông Trần Hợp Dũng, Trưởng phòng Quản lý kinh tế (Sở Xây dựng) cho biết, trong số hơn 500 sàn giao dịch BĐS tại Hà Nội, hơn 1 năm trở lại đây, đã có tới 122 sàn phải ngừng hoạt động, hơn 200 sàn khác “trắng” giao dịch. Số còn lại tuy có giao dịch thành công nhưng số lượng rất khiêm tốn, chỉ có vài sản phẩm được mua.
Ông Nguyễn Minh Quang, Tổng Giám đốc Tổng Công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị - UDIC, thừa nhận cung BĐS đã “vượt cầu nhiều lần”. Ông cho rằng, “mình sắp nguy tới nơi” khi có tới 18/27 doanh nghiệp trực thuộc hầu như không tăng trưởng. Nhiều doanh nghiệp liên tục than thở về chuyện thiếu vốn cho các dự án hoặc bị ngân hàng “vắt kiệt” vì trót vay lãi suất cao. Giám đốc một công ty (đề nghị không nêu tên) kêu trời: “Huy động vốn từ dân và các nhà đầu tư giờ cực kỳ khó khăn bởi không ai thèm mua. Dự án gần khu Trung Hòa - Nhân Chính của chúng tôi phải vay ngân hàng với lãi suất cao để thanh toán tiền sử dụng đất và chỉ 8 tháng sau là vốn doanh nghiệp mất hoàn toàn...”.
Đã nên mua vào?
Hơn 1 tháng trở lại đây, nhiều thông tin vĩ mô có lợi cho BĐS đã liên tiếp được công bố. Nhiều doanh nghiệp sẽ được gia hạn hoặc giảm 50% tiền sử dụng đất phải nộp của năm 2012. Trần lãi suất huy động giảm về 11% và dự báo còn giảm nữa. 5 tháng đầu năm, nhiều ngân hàng đang trong tình trạng tăng trưởng tín dụng âm nên trong 7 tháng còn lại, để đạt mức tăng trưởng như kế hoạch, các ngân hàng sẽ phải giải ngân hàng trăm nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, còn rất nhiều tin tốt như sẽ giải ngân nốt 120.000 tỷ đồng vốn đầu tư công; có thể thành lập quỹ hỗ trợ cho vay đối với những đối tượng thu nhập trung bình để mua nhà ở; kiến nghị đưa một số dự án, doanh nghiệp BĐS vào diện miễn, giảm thuế GTGT... Nhiều chuyên gia kỳ vọng, nguồn vốn lớn bơm vào thị trường sẽ giúp “giải tỏa” một lượng lớn BĐS đang ứ đọng hiện nay.
Cho rằng giá trị các giao dịch bất động sản thời điểm này đã khá hợp lý, ông Vũ Xuân Thiện, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) nói: “Nếu có tiền, tôi sẽ mua nhà vào thời điểm này.” Ông nói: “Thời điểm bây giờ, cơ bản các dự án đang triển khai bán hàng là giá trị thực. Hiện chưa có cơ sở để đánh giá, nhưng ai cũng hy vọng cuối năm thị trường sẽ tốt lên. Bởi ngân hàng đã giảm lãi suất, một số đã cho vay BĐS. Bộ Xây dựng cũng vừa ký hợp đồng nguyên tắc với Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam áp dụng lãi suất 14% cho vay để đầu tư BĐS. Đây cũng là cơ hội để thị trường có thể phát triển trong những tháng cuối năm...”.
Tuy nhiên, bất chấp những lời hô hào trên từ phía các chuyên gia và cơ quan chức năng, nhiều nhà đầu tư vẫn tỏ ra băn khoăn khi tìm kiếm cơ hội gia nhập thị trường. Sau nhiều lần “mắc bẫy”, các nhà đầu tư giờ đây khá dị ứng với những lời khuyên kiểu như “bất động sản đang ấm lên” hay “cứ mua đi, kiểu gì cũng lãi”... Anh Nguyễn Anh Thái, một nhà đầu tư than thở: “Những câu đại loại như “nếu có tiền, tôi sẽ mua nhà vào lúc này” hay “có tiền tôi sẽ mua chứng khoán, chắc sẽ thắng to”... nghe quen lắm. Hôm trước còn nói thị trường “đóng băng”, hôm sau lại nói “ấm lên ở phía Tây”, thậm chí, trơ trẽn tới mức “bất động sản rậm rịch tăng giá”, nghe rất phản cảm. Đến thịt lợn để tủ lạnh cũng còn phải mất thời gian rã đông nói gì tới nhà đất. Nhiều người như tôi vẫn nghĩ giá đất còn có thể giảm nữa nên nói thật là có nhu cầu ở thì mua ngay chứ đầu tư thì chưa biết thế nào...”.
Những thông tin mới nhất từ Sở Xây dựng Hà Nội cho thấy, sau 18 tháng “đóng băng”, thị trường bất động sản (BĐS) Hà Nội dường như đã rơi xuống tới đáy. Mặc dù, tại các dự án phát triển nhà ở cũng như đất thổ cư, giá giảm khá mạnh nhưng giao dịch vẫn rất thưa thớt. Nhiều quận, huyện hoàn toàn không ghi nhận được giao dịch nào từ phía các sàn giao dịch cũng như cơ quan thuế. Một số địa chỉ có nhiều dự án BĐS, vốn rất sôi động thời điểm 2009-2010 như Hoài Đức, Từ Liêm, Đan Phượng giờ giao dịch lẻ tẻ.
Trước tình hình bi đát, trong khi đa số các nhà đầu tư tư nhân “đóng cửa”, chờ cơ hội, các sàn giao dịch và doanh nghiệp BĐS lại không may mắn như vậy. Trót thuê mặt bằng, “ôm” dự án, nhiều đơn vị đang rơi vào tình cảnh điêu đứng. Ông Trần Hợp Dũng, Trưởng phòng Quản lý kinh tế (Sở Xây dựng) cho biết, trong số hơn 500 sàn giao dịch BĐS tại Hà Nội, hơn 1 năm trở lại đây, đã có tới 122 sàn phải ngừng hoạt động, hơn 200 sàn khác “trắng” giao dịch. Số còn lại tuy có giao dịch thành công nhưng số lượng rất khiêm tốn, chỉ có vài sản phẩm được mua.
Ông Nguyễn Minh Quang, Tổng Giám đốc Tổng Công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị - UDIC, thừa nhận cung BĐS đã “vượt cầu nhiều lần”. Ông cho rằng, “mình sắp nguy tới nơi” khi có tới 18/27 doanh nghiệp trực thuộc hầu như không tăng trưởng. Nhiều doanh nghiệp liên tục than thở về chuyện thiếu vốn cho các dự án hoặc bị ngân hàng “vắt kiệt” vì trót vay lãi suất cao. Giám đốc một công ty (đề nghị không nêu tên) kêu trời: “Huy động vốn từ dân và các nhà đầu tư giờ cực kỳ khó khăn bởi không ai thèm mua. Dự án gần khu Trung Hòa - Nhân Chính của chúng tôi phải vay ngân hàng với lãi suất cao để thanh toán tiền sử dụng đất và chỉ 8 tháng sau là vốn doanh nghiệp mất hoàn toàn...”.
Đã nên mua vào?
Hơn 1 tháng trở lại đây, nhiều thông tin vĩ mô có lợi cho BĐS đã liên tiếp được công bố. Nhiều doanh nghiệp sẽ được gia hạn hoặc giảm 50% tiền sử dụng đất phải nộp của năm 2012. Trần lãi suất huy động giảm về 11% và dự báo còn giảm nữa. 5 tháng đầu năm, nhiều ngân hàng đang trong tình trạng tăng trưởng tín dụng âm nên trong 7 tháng còn lại, để đạt mức tăng trưởng như kế hoạch, các ngân hàng sẽ phải giải ngân hàng trăm nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, còn rất nhiều tin tốt như sẽ giải ngân nốt 120.000 tỷ đồng vốn đầu tư công; có thể thành lập quỹ hỗ trợ cho vay đối với những đối tượng thu nhập trung bình để mua nhà ở; kiến nghị đưa một số dự án, doanh nghiệp BĐS vào diện miễn, giảm thuế GTGT... Nhiều chuyên gia kỳ vọng, nguồn vốn lớn bơm vào thị trường sẽ giúp “giải tỏa” một lượng lớn BĐS đang ứ đọng hiện nay.
Cho rằng giá trị các giao dịch bất động sản thời điểm này đã khá hợp lý, ông Vũ Xuân Thiện, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) nói: “Nếu có tiền, tôi sẽ mua nhà vào thời điểm này.” Ông nói: “Thời điểm bây giờ, cơ bản các dự án đang triển khai bán hàng là giá trị thực. Hiện chưa có cơ sở để đánh giá, nhưng ai cũng hy vọng cuối năm thị trường sẽ tốt lên. Bởi ngân hàng đã giảm lãi suất, một số đã cho vay BĐS. Bộ Xây dựng cũng vừa ký hợp đồng nguyên tắc với Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam áp dụng lãi suất 14% cho vay để đầu tư BĐS. Đây cũng là cơ hội để thị trường có thể phát triển trong những tháng cuối năm...”.
Tuy nhiên, bất chấp những lời hô hào trên từ phía các chuyên gia và cơ quan chức năng, nhiều nhà đầu tư vẫn tỏ ra băn khoăn khi tìm kiếm cơ hội gia nhập thị trường. Sau nhiều lần “mắc bẫy”, các nhà đầu tư giờ đây khá dị ứng với những lời khuyên kiểu như “bất động sản đang ấm lên” hay “cứ mua đi, kiểu gì cũng lãi”... Anh Nguyễn Anh Thái, một nhà đầu tư than thở: “Những câu đại loại như “nếu có tiền, tôi sẽ mua nhà vào lúc này” hay “có tiền tôi sẽ mua chứng khoán, chắc sẽ thắng to”... nghe quen lắm. Hôm trước còn nói thị trường “đóng băng”, hôm sau lại nói “ấm lên ở phía Tây”, thậm chí, trơ trẽn tới mức “bất động sản rậm rịch tăng giá”, nghe rất phản cảm. Đến thịt lợn để tủ lạnh cũng còn phải mất thời gian rã đông nói gì tới nhà đất. Nhiều người như tôi vẫn nghĩ giá đất còn có thể giảm nữa nên nói thật là có nhu cầu ở thì mua ngay chứ đầu tư thì chưa biết thế nào...”.
Theo ANTĐ