Với mô hình liên kết “bốn nhà” mới được đưa ra, ngoài mục đích đảm bảo cho sự thanh toán giữa chủ đầu tư và nhà thầu được thông suốt, thì sẽ góp phần chấm dứt tình trạng huy động và sử dụng vốn tràn lan của nhiều chủ đầu tư dự án BĐS hiện nay.
Liệu chương trình liên kết “4 nhà” có quản lý nguồn vốn có hiệu quả?
Nhà thầu, nhà đầu tư đưa chủ dự án ra tòa
Thị trường BĐS thời gian gần đây liên tục xuất hiện rất nhiều vụ khiếu kiện, tranh chấp giữa khách hàng và chủ đầu tư; giữa nhà thầu với chủ dự án. Trong đó nguyên nhân chính là do chủ đầu tư huy động vốn của khách hàng nhưng không triển khai dự án theo đúng cam kết trong hợp đồng hoặc chậm tiến độ.
Thậm chí, một số chủ đầu tư sau khi huy động vốn của khách hàng đã đem đi đầu tư dàn trải không có sự tính toán nên tiền đã “chết” ở các dự án khác không thu hồi được và không có khả năng trả lại tiền cho khách. Hậu quả, nhiều khách hàng, nhiều nhà đầu tư phải gánh chịu mọi rủi ro về phần mình.
Điển hình, những khách hàng đã đổ tiền vào dự án chung cư CT1-Vân Canh do Cty AZland làm chủ đầu tư đã phải điêu đứng vì dự án này.
Theo hợp đồng góp vốn được ký kết giữa hai bên, dự án CT1 sẽ khởi công vào quý I/2010 và hoàn thành vào quý IV- 2012. Tuy nhiên, sau rất nhiều lần trì hoãn, đến tận tháng 7-2011, Công ty AZ mới tổ chức được lễ khởi công và triển khai thực hiện dự án.
Theo đại diện các khách hàng, đến nay đã gần 1 năm kể từ ngày khởi công, nhưng việc thi công diễn ra hết sức chậm chạp.
Ngoài những khách hàng, mới đây Cty AZ Land lại bị chính nhà thầu là Công ty CP Đầu tư và Phát triển đô thị Long Giang (Long Giang Land) kiện vì có dấu hiệu “xù” tiền thi công của đơn vị này.
Tương tự, hàng trăm người góp vốn mua nhà của dự án nhà ở tại xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì bức xúc trước việc Công ty CP Đầu tư BĐS Thuận Thành chưa trả tiền góp vốn mua nhà.
Cty này đã huy động vốn của hàng trăm người mua nhà từ năm 2010 nhưng hai năm qua, dự án vẫn chưa được khởi công. Còn các khách hàng mua dự án chung cư 30 tầng ở 34 Cầu Diễn huyện Từ Liêm do Cty TNHH đầu tư và sản xuất dịch vụ thương mại quốc tế Quân Thư làm chủ đầu tư đang điêu đứng khi đóng tiền cho chủ đầu tư từ đầu năm 2011 nhưng đến thời điểm hiện tại dự án vẫn trong tình trạng chưa biết ngày khởi công.
Phải giám sát có hiệu quả
Ông Phan Thành Mai, Tổng thư ký của Hiệp hội BĐS Việt Nam cho rằng, việc Bộ Xây dựng và Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư Phát triển Việt Nam (BIDV) mới đây đã triển khai thí điểm mô hình liên kết 4 nhà (gồm chủ đầu tư, nhà thầu, nhà cung cấp vật liệu, ngân hàng), ngoài mục đích là đảm bảo cho sự thanh toán giữa chủ đầu tư và nhà thầu, giữa nhà thầu và nhà cung cấp vật liệu được thông suốt và dự án sớm có sản phẩm để đưa ra thị trường, thì sẽ góp phần kiểm soát chủ đầu tư sử dụng nguồn vốn có hiệu quả.
Theo ông Mai, trước đó đã có nhiều ý kiến đề xuất được đưa ra để quản “túi tiền” của chủ đầu tư như phương án yêu cầu chủ đầu tư phải mở một tài khoản duy nhất tại một ngân hàng cho mỗi dự án để nhận các khoản góp vốn, thanh toán mua từ khách hàng.
Ngân hàng sẽ chính là người kiểm soát được nguồn tiền của chủ đầu tư và buộc chủ đầu tư sử dụng đúng nguồn vốn đó.
Theo ông Phạm Quang Tùng - Phó tổng giám đốc BIDV, ngoài triển khai chương trình liên kết 4 nhà, BIDV cũng giữ vai trò trung gian cho các giao dịch chuyển nhượng dự án, mua bán nợ của các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Quốc Hiệp, Phó chủ tịch Hiệp hội nhà thầu Việt Nam cho rằng, biện pháp liên kết “bốn nhà” trong giai đoạn hiện nay là cần thiết nhưng cũng phải có cơ chế giám sát, kiểm tra cho hiệu quả.
“Ngay trong 4 nhà liên kết này cũng phải có ý thức trong vai trò thực hiện của mình. Nếu không thì chương trình liên kết này chỉ là hình thức.
Ngân hàng thì cũng phải đưa ra lãi suất hợp lý vì lãi suất quá cao chẳng ai dám vay vốn để mua, kể cả những người mua để ở hay đầu tư. Còn chủ đầu tư cũng phải tính các giải pháp để bán hàng cho hợp lý mới thanh toán được cho nhà thầu và có tiền trả cho nhà cung cấp vật liệu.
Mô hình liên kết này phải liên thông, tuần hoàn với nhau trong đó ngân hàng là người cầm chịch đưa ra các điều kiện chặt chẽ để đồng tiền sử dụng hiệu quả” - Ông Hiệp nói.
Thị trường BĐS thời gian gần đây liên tục xuất hiện rất nhiều vụ khiếu kiện, tranh chấp giữa khách hàng và chủ đầu tư; giữa nhà thầu với chủ dự án. Trong đó nguyên nhân chính là do chủ đầu tư huy động vốn của khách hàng nhưng không triển khai dự án theo đúng cam kết trong hợp đồng hoặc chậm tiến độ.
Thậm chí, một số chủ đầu tư sau khi huy động vốn của khách hàng đã đem đi đầu tư dàn trải không có sự tính toán nên tiền đã “chết” ở các dự án khác không thu hồi được và không có khả năng trả lại tiền cho khách. Hậu quả, nhiều khách hàng, nhiều nhà đầu tư phải gánh chịu mọi rủi ro về phần mình.
Điển hình, những khách hàng đã đổ tiền vào dự án chung cư CT1-Vân Canh do Cty AZland làm chủ đầu tư đã phải điêu đứng vì dự án này.
Theo hợp đồng góp vốn được ký kết giữa hai bên, dự án CT1 sẽ khởi công vào quý I/2010 và hoàn thành vào quý IV- 2012. Tuy nhiên, sau rất nhiều lần trì hoãn, đến tận tháng 7-2011, Công ty AZ mới tổ chức được lễ khởi công và triển khai thực hiện dự án.
Theo đại diện các khách hàng, đến nay đã gần 1 năm kể từ ngày khởi công, nhưng việc thi công diễn ra hết sức chậm chạp.
Ngoài những khách hàng, mới đây Cty AZ Land lại bị chính nhà thầu là Công ty CP Đầu tư và Phát triển đô thị Long Giang (Long Giang Land) kiện vì có dấu hiệu “xù” tiền thi công của đơn vị này.
Tương tự, hàng trăm người góp vốn mua nhà của dự án nhà ở tại xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì bức xúc trước việc Công ty CP Đầu tư BĐS Thuận Thành chưa trả tiền góp vốn mua nhà.
Cty này đã huy động vốn của hàng trăm người mua nhà từ năm 2010 nhưng hai năm qua, dự án vẫn chưa được khởi công. Còn các khách hàng mua dự án chung cư 30 tầng ở 34 Cầu Diễn huyện Từ Liêm do Cty TNHH đầu tư và sản xuất dịch vụ thương mại quốc tế Quân Thư làm chủ đầu tư đang điêu đứng khi đóng tiền cho chủ đầu tư từ đầu năm 2011 nhưng đến thời điểm hiện tại dự án vẫn trong tình trạng chưa biết ngày khởi công.
Phải giám sát có hiệu quả
Ông Phan Thành Mai, Tổng thư ký của Hiệp hội BĐS Việt Nam cho rằng, việc Bộ Xây dựng và Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư Phát triển Việt Nam (BIDV) mới đây đã triển khai thí điểm mô hình liên kết 4 nhà (gồm chủ đầu tư, nhà thầu, nhà cung cấp vật liệu, ngân hàng), ngoài mục đích là đảm bảo cho sự thanh toán giữa chủ đầu tư và nhà thầu, giữa nhà thầu và nhà cung cấp vật liệu được thông suốt và dự án sớm có sản phẩm để đưa ra thị trường, thì sẽ góp phần kiểm soát chủ đầu tư sử dụng nguồn vốn có hiệu quả.
Theo ông Mai, trước đó đã có nhiều ý kiến đề xuất được đưa ra để quản “túi tiền” của chủ đầu tư như phương án yêu cầu chủ đầu tư phải mở một tài khoản duy nhất tại một ngân hàng cho mỗi dự án để nhận các khoản góp vốn, thanh toán mua từ khách hàng.
Ngân hàng sẽ chính là người kiểm soát được nguồn tiền của chủ đầu tư và buộc chủ đầu tư sử dụng đúng nguồn vốn đó.
Theo ông Phạm Quang Tùng - Phó tổng giám đốc BIDV, ngoài triển khai chương trình liên kết 4 nhà, BIDV cũng giữ vai trò trung gian cho các giao dịch chuyển nhượng dự án, mua bán nợ của các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Quốc Hiệp, Phó chủ tịch Hiệp hội nhà thầu Việt Nam cho rằng, biện pháp liên kết “bốn nhà” trong giai đoạn hiện nay là cần thiết nhưng cũng phải có cơ chế giám sát, kiểm tra cho hiệu quả.
“Ngay trong 4 nhà liên kết này cũng phải có ý thức trong vai trò thực hiện của mình. Nếu không thì chương trình liên kết này chỉ là hình thức.
Ngân hàng thì cũng phải đưa ra lãi suất hợp lý vì lãi suất quá cao chẳng ai dám vay vốn để mua, kể cả những người mua để ở hay đầu tư. Còn chủ đầu tư cũng phải tính các giải pháp để bán hàng cho hợp lý mới thanh toán được cho nhà thầu và có tiền trả cho nhà cung cấp vật liệu.
Mô hình liên kết này phải liên thông, tuần hoàn với nhau trong đó ngân hàng là người cầm chịch đưa ra các điều kiện chặt chẽ để đồng tiền sử dụng hiệu quả” - Ông Hiệp nói.
Theo Tiền phong