Thời gian qua, khoảng 90% doanh nghiệp bất động sản thuộc Hiệp hội BĐS TPHCM kinh doanh thua lỗ. Nhiều ý kiến cho rằng, hâm nóng lĩnh vực BĐS sẽ giải quyết được vấn đề cung - cầu của nhiều DN.
Nhiều kiến nghị xung quanh vấn đề này đã được bàn luận trong hội thảo "Vực dậy nguồn lực bất động sản" do Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phối hợp với Báo Lao động tổ chức với sự tham gia của hơn 150 đại diện các cơ quan quản lý, doanh nghiệp, nhà đầu tư.
Theo ông Nguyễn Văn Đực, Giám đốc công ty địa ốc Đất Lành, cách kích cầu phù hợp cho thị trường bất động sản lúc này là cho phép được chia nhỏ các căn hộ diện tích lớn đã xây hoặc xây dựng căn hộ diện tích nhỏ khoảng 30m2, vừa tầm túi tiền của nhiều người dân để kích thích tiêu dùng. Giải pháp thứ hai theo ông là nên đi vào phân khúc căn hộ nhỏ. Bởi lí do theo ông là khi chúng ta có những căn hộ từ 300 đến 500 triệu thì người dân mới có khả năng mua được và khi có người dân mua thì doanh nghiệp mới có thể sống dậy.
Thực tế hiện nay, ngay khi giao hàng, cho dù phía nhà thầu chưa kịp thanh toán tiền thì các doanh nghiệp cung cấp vật liệu xây dựng đã phải kê khai và đóng thuế giá trị gia tăng, vậy là đã thiếu tiền lại thiếu hơn. Hiệp hội công nghiệp bê tông đã đề nghị được giãn thời gian nộp thuế GTGT cho khoản doanh thu bị chậm thanh toán trên 6 tháng và hoàn lại thuế GTGT cho các khoản nợ khó đòi trên 1 năm. Ngoài ra, với các dự án đầu tư công, nhà nước nên đứng ra bảo lãnh thanh toán.
Kỹ sư Phan Khắc Long, Phó chủ tịch Hiệp hội công nghiệp bê tông: cho hay “Nếu có bảo lãnh của nhà nước xác định rõ rằng đầu tư công là nhà nước đầu tư thì nhà nước bảo lãnh thanh toán, từ đó ngân hàng mới mạnh dạn bảo lãnh thanh toán cho chúng tôi. Như thế chúng tôi cũng mạnh dạn bảo lãnh cho các nhà cung cấp. Đó là một dây chuyền, tài chính sẽ lành mạnh”.
Tiến sĩ kinh tế Lê Xuân Nghĩa thì cho rằng, có một lực lượng thứ ba là Chính phủ phải mua lại những khoản nợ xấu thì các doanh nghiệp quay lại với chuẩn tín dụng, những doanh nghiệp nào còn có thể tồn tại và phát triển trong tương lai thì họ có thể vay được tín dụng mới để họ có thể tiếp tục đầu tư cho kinh doanh, doanh nghiệp nào không có khả năng phục hồi thì phải xử lý phá sản.
Nhiều doanh nghiệp bất động sản cũng đề nghị được hỗ trợ như những doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác. Ông Trương Công Thắng, công ty DONACOOP, Đồng Nai kiến nghị: “Bất động sản liên quan đến rất nhiều ngành nghề, vì vậy chính sách nhà nước giãn thuế cũng phải giống như những ngành nghề khác”.
Theo ông Nguyễn Văn Đực, Giám đốc công ty địa ốc Đất Lành, cách kích cầu phù hợp cho thị trường bất động sản lúc này là cho phép được chia nhỏ các căn hộ diện tích lớn đã xây hoặc xây dựng căn hộ diện tích nhỏ khoảng 30m2, vừa tầm túi tiền của nhiều người dân để kích thích tiêu dùng. Giải pháp thứ hai theo ông là nên đi vào phân khúc căn hộ nhỏ. Bởi lí do theo ông là khi chúng ta có những căn hộ từ 300 đến 500 triệu thì người dân mới có khả năng mua được và khi có người dân mua thì doanh nghiệp mới có thể sống dậy.
Thực tế hiện nay, ngay khi giao hàng, cho dù phía nhà thầu chưa kịp thanh toán tiền thì các doanh nghiệp cung cấp vật liệu xây dựng đã phải kê khai và đóng thuế giá trị gia tăng, vậy là đã thiếu tiền lại thiếu hơn. Hiệp hội công nghiệp bê tông đã đề nghị được giãn thời gian nộp thuế GTGT cho khoản doanh thu bị chậm thanh toán trên 6 tháng và hoàn lại thuế GTGT cho các khoản nợ khó đòi trên 1 năm. Ngoài ra, với các dự án đầu tư công, nhà nước nên đứng ra bảo lãnh thanh toán.
Kỹ sư Phan Khắc Long, Phó chủ tịch Hiệp hội công nghiệp bê tông: cho hay “Nếu có bảo lãnh của nhà nước xác định rõ rằng đầu tư công là nhà nước đầu tư thì nhà nước bảo lãnh thanh toán, từ đó ngân hàng mới mạnh dạn bảo lãnh thanh toán cho chúng tôi. Như thế chúng tôi cũng mạnh dạn bảo lãnh cho các nhà cung cấp. Đó là một dây chuyền, tài chính sẽ lành mạnh”.
Tiến sĩ kinh tế Lê Xuân Nghĩa thì cho rằng, có một lực lượng thứ ba là Chính phủ phải mua lại những khoản nợ xấu thì các doanh nghiệp quay lại với chuẩn tín dụng, những doanh nghiệp nào còn có thể tồn tại và phát triển trong tương lai thì họ có thể vay được tín dụng mới để họ có thể tiếp tục đầu tư cho kinh doanh, doanh nghiệp nào không có khả năng phục hồi thì phải xử lý phá sản.
Nhiều doanh nghiệp bất động sản cũng đề nghị được hỗ trợ như những doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác. Ông Trương Công Thắng, công ty DONACOOP, Đồng Nai kiến nghị: “Bất động sản liên quan đến rất nhiều ngành nghề, vì vậy chính sách nhà nước giãn thuế cũng phải giống như những ngành nghề khác”.
Theo VTV