Thị trường vẫn chưa có dấu hiệu “ấm” lại dù nhiều chủ đầu tư công bố giảm bán khá sâu tại các dự án căn hộ đang được triển khai. Trong khi đó, khách hàng ngày một cẩn trọng hơn trong việc “chọn mặt gửi vàng” để bỏ tiền mua căn hộ…
Từng lên cơn sốt, nhưng chủ đầu tư dự án Phúc Thịnh Tower nằm trong khu đô thị Tân Tây Đô trong năm 2012 buộc phải công bố giảm giá. “Thời điểm sốt nóng, ngoài tiền chênh thì chúng tôi phải mua căn hộ ở đây 17 triệu/m2, giờ chủ đầu tư công bố giá bán chỉ từ từ 23 - 14 triệu đồng/m2”, khách hàng tên Hoa cho biết.
Sau buổi công bố giá bán mới, dư luận lập tức râm ran chuyện chủ đầu tư huy động vốn từ dự án này để triển khai dự án khác. Nhiều khách hàng nghi ngại, việc huy động vốn “giá rẻ” tại Phúc Thịnh Tower liệu có phải là để dùng nguồn vốn đó đầu tư vào dự án The Pride hay không. Trên thực tế, dự án The Pride cũng của chủ đầu tư này đang thiếu vốn, chậm tiến độ nên đã gặp sự phản ứng của khách hàng.
Gây sốt trên cộng đồng mạng từ đầu năm 2012, dự án An Bình Tower ở Từ Liêm thực sự gây ra “làn sóng mới” khi giá căn hộ tại thị trường Hà Nội chưa thật sự được điều chỉnh giảm như hiện nay. Sàn bất động sản công bố giá đến tay khách hàng chỉ từ 14 triệu đồng/m2. So với Phúc Thịnh Tower, dự án này có vị trí gần trung tâm hơn. Tuy nhiên, buổi lễ ra mắt của chủ đầu tư chỉ thực sự thu hút khách hàng đến tham khảo. Trong buổi ra mắt dự án, đơn vị phân phố là sàn bất động sản Cen tung ra hợp đồng vay vốn gửi đến từng người.
“Chủ đầu tư là cái tên có vẻ mới trong lĩnh vực này, và hợp đồng ký với chúng tôi cũng chỉ là hợp đồng vay vốn, thời điểm đó mới chỉ khoan cọc nhồi, trong bối cảnh hiện nay, bao giờ xong nhà thì vẫn là câu hỏi khó. Dĩ nhiên là chúng tôi không thể mua nhà với những đồng tiền bỏ ra chỉ với cái hợp đồng vay vốn như vậy”, khách hàng Nguyễn Văn Tuân, chia sẻ.
Tâm lý chờ giá giảm sâu vẫn đang tiếp tục trong người dân, khách hàng kỳ vọng sẽ có “đáy” với mức giá không thể xuống thấp hơn trong thị trường bất động sản. Tuy nhiên, chưa có một “chuẩn” chung về thị trường giá cho lĩnh vực này, trong khi đó, các chủ đầu tư liên tiếp giảm giá với tuyên bố “mức giá hấp dẫn”, “không thể ưu đãi hơn” lại vẫn chưa thu hút được sự quan tâm của khách hàng. Mặt khác, tâm lý “chọn mặt gửi vàng” của nhà đầu tư càng trở nên rõ rệt hơn khi có hàng loạt dự án huy động vốn nhưng không triển khai, kéo theo nhiều tranh chấp dai dẳng và thậm chí đưa nhau ra toà mà vẫn chưa có một kết thúc “hoàn hảo”.
Chuyển hướng kinh doanh trong bối cảnh mới, lãnh đạo một tổng công ty chuyên về thị trường bất động sản của Bộ Xây dựng cho biết, sang năm 2013, những dự án trọng tâm của tập đoàn sẽ là các nhà ở xã hội.
Bất động sản đứng thứ hai trong thu hút nguồn vốn FDI
Tính đến ngày 15/12/2012 cả nước có 1.100 dự án mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký 7,85 tỷ USD, bằng 64,9% so với cùng kỳ năm 2011. Về cơ cấu vốn FDI năm 2012, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 498 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 9,1 tỷ USD, chiếm 69,9% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 12 tháng.
Riêng lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với 10 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 1,85 tỷ USD, chiếm 14,2%. Đáng chú ý là dự án khu đô thị Tokyu Bình Dương có tổng vốn đầu tư đăng ký 1,2 tỷ USD, tuy nhiên đây là năm mà dòng vốn FDI vào lĩnh vực này sụt giảm mạnh cả về số lượng dự án và vốn đầu tư.
Sau buổi công bố giá bán mới, dư luận lập tức râm ran chuyện chủ đầu tư huy động vốn từ dự án này để triển khai dự án khác. Nhiều khách hàng nghi ngại, việc huy động vốn “giá rẻ” tại Phúc Thịnh Tower liệu có phải là để dùng nguồn vốn đó đầu tư vào dự án The Pride hay không. Trên thực tế, dự án The Pride cũng của chủ đầu tư này đang thiếu vốn, chậm tiến độ nên đã gặp sự phản ứng của khách hàng.
Gây sốt trên cộng đồng mạng từ đầu năm 2012, dự án An Bình Tower ở Từ Liêm thực sự gây ra “làn sóng mới” khi giá căn hộ tại thị trường Hà Nội chưa thật sự được điều chỉnh giảm như hiện nay. Sàn bất động sản công bố giá đến tay khách hàng chỉ từ 14 triệu đồng/m2. So với Phúc Thịnh Tower, dự án này có vị trí gần trung tâm hơn. Tuy nhiên, buổi lễ ra mắt của chủ đầu tư chỉ thực sự thu hút khách hàng đến tham khảo. Trong buổi ra mắt dự án, đơn vị phân phố là sàn bất động sản Cen tung ra hợp đồng vay vốn gửi đến từng người.
“Chủ đầu tư là cái tên có vẻ mới trong lĩnh vực này, và hợp đồng ký với chúng tôi cũng chỉ là hợp đồng vay vốn, thời điểm đó mới chỉ khoan cọc nhồi, trong bối cảnh hiện nay, bao giờ xong nhà thì vẫn là câu hỏi khó. Dĩ nhiên là chúng tôi không thể mua nhà với những đồng tiền bỏ ra chỉ với cái hợp đồng vay vốn như vậy”, khách hàng Nguyễn Văn Tuân, chia sẻ.
Tâm lý chờ giá giảm sâu vẫn đang tiếp tục trong người dân, khách hàng kỳ vọng sẽ có “đáy” với mức giá không thể xuống thấp hơn trong thị trường bất động sản. Tuy nhiên, chưa có một “chuẩn” chung về thị trường giá cho lĩnh vực này, trong khi đó, các chủ đầu tư liên tiếp giảm giá với tuyên bố “mức giá hấp dẫn”, “không thể ưu đãi hơn” lại vẫn chưa thu hút được sự quan tâm của khách hàng. Mặt khác, tâm lý “chọn mặt gửi vàng” của nhà đầu tư càng trở nên rõ rệt hơn khi có hàng loạt dự án huy động vốn nhưng không triển khai, kéo theo nhiều tranh chấp dai dẳng và thậm chí đưa nhau ra toà mà vẫn chưa có một kết thúc “hoàn hảo”.
Chuyển hướng kinh doanh trong bối cảnh mới, lãnh đạo một tổng công ty chuyên về thị trường bất động sản của Bộ Xây dựng cho biết, sang năm 2013, những dự án trọng tâm của tập đoàn sẽ là các nhà ở xã hội.
Bất động sản đứng thứ hai trong thu hút nguồn vốn FDI
Tính đến ngày 15/12/2012 cả nước có 1.100 dự án mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký 7,85 tỷ USD, bằng 64,9% so với cùng kỳ năm 2011. Về cơ cấu vốn FDI năm 2012, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 498 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 9,1 tỷ USD, chiếm 69,9% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 12 tháng.
Riêng lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với 10 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 1,85 tỷ USD, chiếm 14,2%. Đáng chú ý là dự án khu đô thị Tokyu Bình Dương có tổng vốn đầu tư đăng ký 1,2 tỷ USD, tuy nhiên đây là năm mà dòng vốn FDI vào lĩnh vực này sụt giảm mạnh cả về số lượng dự án và vốn đầu tư.
Theo Pháp luật TP