Dự án bỏ hoang tràn lan, một phần do địa phương dễ dãi cấp phép. Nay, bất động sản đóng băng, các dự án “đắp chiếu” cũng không dễ thu hồi.
Một dự án bất động sản tại huyện Mê Linh (Hà Nội) “đắp chiếu” nhiều năm cho bò gặm cỏ.
Cấp phép dễ, thu hồi khó
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, hiện Hà Nội có khoảng 720 dự án được cấp phép với diện tích trên 300.000ha đất. Tuy nhiên, sau khi rà soát 300 dự án ở Hà Nội, chỉ có khoảng 1% bị thu hồi. Một lãnh đạo Bộ Xây dựng cho biết, Hà Nội nên mạnh tay hơn nữa trong việc thu hồi các dự án chậm triển khai.
“Nhiều dự án quy mô hoành tráng, nhưng “đắp chiếu” 5 - 7 năm khiến khu đất cỏ hoang mọc cho trâu bò vào gặm cỏ. Cơ chế cấp phép xây dựng quá dễ dãi, rồi mặc cho chủ đầu tư để đấy. Trong bối cảnh thị trường BĐS khó khăn, cần dẹp những dự án không có khả năng triển khai, tránh sự nhếch nhác, lãng phí trong xây dựng”, vị này nói.
Đồng tình với chủ trương dẹp dự án bỏ hoang, ông Nguyễn Tiến Hóa-Giám đốc Sở Xây dựng Hải Dương cho biết thêm, ý kiến của Bộ Xây dựng so với văn bản hiện hành không có gì mới.
Tuy nhiên, ông Hóa cũng nói: “Ở Hải Dương, đến nay vẫn có dự án 6-7 năm chưa giải phóng mặt bằng xong. Khi chủ đầu tư làm xong phương án, giá lại lên nên tiền đền bù theo cách hiện nay, người dân lại không nghe. Do đó, lỗi không chỉ thuộc về chủ đầu tư”.
Trước đây, tôi thấy Bộ Xây dựng đề xuất đánh thuế biệt thự bỏ hoang, nhưng cho đến nay vẫn chưa thực hiện được
Phạm Sỹ Liêm Phó Chủ tịch Tổng Hội Xây dựng
Ông Hóa cho hay, năm 2012, Hải Dương thu hồi hơn 30 dự án, nhưng số lượng dự án do chậm giải phóng mặt bằng chiếm chưa đến 10%.
“Theo tôi để dự án tồn tại hay thu hồi phải nhìn dưới 3 góc độ: Thứ nhất, không hoàn thành các thủ tục pháp lý (trong đó có điểm không giải phóng mặt bằng thì bị thu hồi); thứ 2, làm ăn thua lỗ không có tiền để đầu tư; thứ 3, mất uy tín với các đối tác. Chúng ta nên kết hợp cả 3 điều trên để có quyết định thu hồi dự án”, ông Hóa nói.
Tuy nhiên, thu hồi xong, làm gì với dự án đó lại là một câu hỏi lớn. Ông Hóa cho rằng: “Thu hồi một dự án từ 3 -5ha đất rất nguy hiểm. Bởi khi thu hồi dự án có quy hoạch thì không thể làm đất canh tác, mà để đó rất lãng phí”.
Ông Bùi Văn Đống, Giám đốc Sở Xây dựng Hưng Yên, cho biết, hiện đất đai ở tỉnh này đa phần trồng lúa. Nhiều dự án tại Hưng Yên đang bị dừng. “Tôi đang mong thu hồi đất để dân có ruộng cấy.
Nếu dự án chưa san lấp gì thì bà con tiếp tục cấy lúa thôi. Hiện nhiều dự án bỏ không lãng phí quá”, ông Đống nói. Theo ông Đống, hiện Sở xây dựng đang rà soát hơn 30 dự án lớn nhỏ để báo cáo UBND tỉnh xem xét xử lý.
Dự án không tự dưng mà có
Trong khi đó, một số doanh nghiệp lại lo lắng trước nguy cơ dự án bị thu hồi. Ông Trương Trí Kiên, Phó TGĐ Cty Him Lam Thủ đô, nói: “Với những dự án lớn, để đi đến giai đoạn giải phóng mặt bằng, ngay quá trình xúc tiến, chủ đầu tư đã phải mất tiền.
Thêm nữa, họ đã giải phóng xong một phần mặt bằng, nay bị thu hồi thì cơ hội thu hồi vốn bằng không. Nhà nước không nên làm khó doanh nghiệp trong bối cảnh này”.
Giám đốc một doanh nghiệp kinh doanh địa ốc không ngại bày tỏ: “Để kiếm dự án, doanh nghiệp mất nhiều chi phí “bôi trơn”, chứ không tự dưng có dự án. Trong giai đoạn khó khăn, chúng tôi cần sự chia sẻ, chứ không nên gây áp lực, buộc doanh nghiệp vào thế đường cùng”.
Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng Hội Xây dựng, cho rằng, thời gian qua ở Hà Nội và các tỉnh thành khác, việc cấp phép xây dựng tràn lan và buông lỏng quản lý dẫn đến tình trạng bỏ hoang nhiều.
Việc thu hồi những dự án bỏ hoang là điều nên làm. “Trước đây, tôi thấy Bộ Xây dựng đề xuất đánh thuế biệt thự bỏ hoang, nhưng cho đến nay vẫn chưa thực hiện được. Việc thu hồi không có gì khó, nếu chủ đầu tư huy động vốn của dân thì phải trả lại; nhà nước nên đền bù cho chủ đầu tư một khoản thích hợp. Sau khi thu hồi thì nên giao cho chủ đầu tư khác có năng lực hơn, tránh bỏ hoang gây lãng phí”, ông Liêm nói.
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, hiện Hà Nội có khoảng 720 dự án được cấp phép với diện tích trên 300.000ha đất. Tuy nhiên, sau khi rà soát 300 dự án ở Hà Nội, chỉ có khoảng 1% bị thu hồi. Một lãnh đạo Bộ Xây dựng cho biết, Hà Nội nên mạnh tay hơn nữa trong việc thu hồi các dự án chậm triển khai.
“Nhiều dự án quy mô hoành tráng, nhưng “đắp chiếu” 5 - 7 năm khiến khu đất cỏ hoang mọc cho trâu bò vào gặm cỏ. Cơ chế cấp phép xây dựng quá dễ dãi, rồi mặc cho chủ đầu tư để đấy. Trong bối cảnh thị trường BĐS khó khăn, cần dẹp những dự án không có khả năng triển khai, tránh sự nhếch nhác, lãng phí trong xây dựng”, vị này nói.
Đồng tình với chủ trương dẹp dự án bỏ hoang, ông Nguyễn Tiến Hóa-Giám đốc Sở Xây dựng Hải Dương cho biết thêm, ý kiến của Bộ Xây dựng so với văn bản hiện hành không có gì mới.
Tuy nhiên, ông Hóa cũng nói: “Ở Hải Dương, đến nay vẫn có dự án 6-7 năm chưa giải phóng mặt bằng xong. Khi chủ đầu tư làm xong phương án, giá lại lên nên tiền đền bù theo cách hiện nay, người dân lại không nghe. Do đó, lỗi không chỉ thuộc về chủ đầu tư”.
Trước đây, tôi thấy Bộ Xây dựng đề xuất đánh thuế biệt thự bỏ hoang, nhưng cho đến nay vẫn chưa thực hiện được
Phạm Sỹ Liêm Phó Chủ tịch Tổng Hội Xây dựng
Ông Hóa cho hay, năm 2012, Hải Dương thu hồi hơn 30 dự án, nhưng số lượng dự án do chậm giải phóng mặt bằng chiếm chưa đến 10%.
“Theo tôi để dự án tồn tại hay thu hồi phải nhìn dưới 3 góc độ: Thứ nhất, không hoàn thành các thủ tục pháp lý (trong đó có điểm không giải phóng mặt bằng thì bị thu hồi); thứ 2, làm ăn thua lỗ không có tiền để đầu tư; thứ 3, mất uy tín với các đối tác. Chúng ta nên kết hợp cả 3 điều trên để có quyết định thu hồi dự án”, ông Hóa nói.
Tuy nhiên, thu hồi xong, làm gì với dự án đó lại là một câu hỏi lớn. Ông Hóa cho rằng: “Thu hồi một dự án từ 3 -5ha đất rất nguy hiểm. Bởi khi thu hồi dự án có quy hoạch thì không thể làm đất canh tác, mà để đó rất lãng phí”.
Ông Bùi Văn Đống, Giám đốc Sở Xây dựng Hưng Yên, cho biết, hiện đất đai ở tỉnh này đa phần trồng lúa. Nhiều dự án tại Hưng Yên đang bị dừng. “Tôi đang mong thu hồi đất để dân có ruộng cấy.
Nếu dự án chưa san lấp gì thì bà con tiếp tục cấy lúa thôi. Hiện nhiều dự án bỏ không lãng phí quá”, ông Đống nói. Theo ông Đống, hiện Sở xây dựng đang rà soát hơn 30 dự án lớn nhỏ để báo cáo UBND tỉnh xem xét xử lý.
Dự án không tự dưng mà có
Trong khi đó, một số doanh nghiệp lại lo lắng trước nguy cơ dự án bị thu hồi. Ông Trương Trí Kiên, Phó TGĐ Cty Him Lam Thủ đô, nói: “Với những dự án lớn, để đi đến giai đoạn giải phóng mặt bằng, ngay quá trình xúc tiến, chủ đầu tư đã phải mất tiền.
Thêm nữa, họ đã giải phóng xong một phần mặt bằng, nay bị thu hồi thì cơ hội thu hồi vốn bằng không. Nhà nước không nên làm khó doanh nghiệp trong bối cảnh này”.
Giám đốc một doanh nghiệp kinh doanh địa ốc không ngại bày tỏ: “Để kiếm dự án, doanh nghiệp mất nhiều chi phí “bôi trơn”, chứ không tự dưng có dự án. Trong giai đoạn khó khăn, chúng tôi cần sự chia sẻ, chứ không nên gây áp lực, buộc doanh nghiệp vào thế đường cùng”.
Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng Hội Xây dựng, cho rằng, thời gian qua ở Hà Nội và các tỉnh thành khác, việc cấp phép xây dựng tràn lan và buông lỏng quản lý dẫn đến tình trạng bỏ hoang nhiều.
Việc thu hồi những dự án bỏ hoang là điều nên làm. “Trước đây, tôi thấy Bộ Xây dựng đề xuất đánh thuế biệt thự bỏ hoang, nhưng cho đến nay vẫn chưa thực hiện được. Việc thu hồi không có gì khó, nếu chủ đầu tư huy động vốn của dân thì phải trả lại; nhà nước nên đền bù cho chủ đầu tư một khoản thích hợp. Sau khi thu hồi thì nên giao cho chủ đầu tư khác có năng lực hơn, tránh bỏ hoang gây lãng phí”, ông Liêm nói.
Theo Tiền phong