Nắm được chủ trương thu hồi đất dự án bỏ hoang 2 năm, có thực trạng, nhiều chủ đầu tư dự án bất động sản “lách luật” tổ chức thi công tượng trưng… một vài tuần hay vài tháng rồi xin ra hạn. Mục đích cuối cùng nếu được gia hạn thì tìm cách chuyển nhượng…
Hiện nay, trên địa bàn Hà Đông có trên 100 dự án bất động sản lớn nhỏ từ 20 đến vài trăm ha. Theo báo cáo của Phòng Tài nguyên và môi trường quận Hà Đông qua rà soát các dự án bất động sản đã và đang hoạt động trên địa bàn quận này thì hiện không có dự án nào bỏ hoang… Có thể nói đây là một điều kỳ lạ trên địa bàn Hà Đông này trong khi thị trường bất động sản đang “đóng băng”.
Tuy nhiên, theo khảo sát của PV Infonet, tại một số dự án bất động sản trên địa bàn quận Hà Đông thì rất nhiều dự án thi công cầm chừng, tượng trưng, nhiều dự án quây tôn rồi thuê một vài bảo vệ trông nom, chưa thấy động tĩnh gì…
Dự án Park City từng gây “sóng gió” trên thị trường bất động sản một thời. Chủ đầu tư là CTCP Phát triển đô thị Quốc tế Việt Nam (VIDC) - công ty liên doanh giữa Perdana ParkCity (Singapore) và CTCP Đầu tư và phát triển đô thị Vinaconex - Hoàng Thành. Sau khi khởi công rầm rộ, xây được hệ thống cọc móng rồi bỏ hoang. Đến cuối năm 2012, chủ đầu tư chuyển toàn bộ dự án cho “ông” mới là Công ty Perdana ParkCity (Malaysia), tuy nhiên, hiện nay dự án này vẫn chưa thấy động tĩnh gì.
Tọa lạc tại đường Tô Hiệu, tòa nhà SME Hoàng Gia là tổ hợp trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê, chung cư cao cấp. Dự án có tổng diện tích đất quy hoạch hơn 2.000 m2, xây dựng 1.200 m2 gồm 38 tầng với 270 căn hộ chung cư cao cấp. Dự án được chính thức khởi công từ 2009 và dự kiến hoàn thành vào quý 2/2013. Tuy nhiên dự án này xây dựng dở dang, hiện vẫn "túc tắc" thi công…
Kế bên là dự án Hyundai Hill State có địa chỉ tại phường Hà Cầu, tiếp giáp đường Lê Hồng Phong, đường Tô Hiệu, dự án có quy mô lớn làm thay đổi bộ mặt của quận Hà Đông. Dự án với quy mô 4.67 ha, do Công ty TNHH Hyundai RNC Hà Tây đầu tư, Công ty Woongjin Kukdong gồm 5 block chung cư với tổng diện tích 4,6 ha, 1 tháp thương mại và 2 khu biệt thự. Dự án khởi công năm 2009, dự kiến hoàn thành năm 2013. Hiện tại, 5 tháp căn hộ đã xây xong phần thô và hiện cũng thi công cầm chừng….
The Văn Phú Victoria là dự án tổ hợp TTTM và chung cư, có 7 toà nhà cao 40 tầng và tháp Sen 80 tầng, toạ lạc trên mặt đường Lê Trọng Tấn, do Công ty cổ phần đầu tư Văn Phú- Invest làm chủ đầu tư. Trong đó 3 tòa CT9 được triển khai trên diện tích 15.045m2, cao 39 tầng với 5 tầng thương mại, 1.176 căn hộ, mật độ xây dựng 49,9%. Khối CT9 đã được khởi công năm 2010, hiện đang được đẩy nhanh tiến độ, dự kiến sẽ được hoàn thành, bàn giao vào Quý II năm 2013. Hiện nay cả 3 tòa nhà đều đã chính thức cất nóc, nhưng cũng tạm dừng thi công hoặc thi công cầm chừng.
“Siêu” dự án Geleximco – Lê Trọng Tấn do Tập đoàn Geleximco làm chủ đầu tư, thuộc địa bàn quận Hà Đông và Hoài Đức. Với diện tích rộng 135ha, nhất nhì trong các dự án trên địa bàn Hà Đông, với số vốn 3.000 tỷ đồng, theo quy hoạch bao gồm: nhà đa chức năng, siêu thị, sân golf, trường học, phòng khám đa khoa, khu tổ hợp thể dục, thể thao, nhà ở, biệt thự, chung cư…
Tuy nhiên, được triển khai xây dựng từ năm 2007 đến nay đã 6 năm, dự án chỉ mọc lên một vài dãy nhà xây thô rồi bỏ hoang, cùng với đó là hàng trăm ha đất tại dự án này chưa xây dựng.
Ông Nguyễn Đình Huệ - Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất Hà Đông cũng khẳng định khi trao đổi với PV báo điện tử Infonet, chỉ có một số dự án chưa giải phóng xong mặt bằng thì chưa thể triển khai thi công xây dựng được. Thậm chí, có dự án triển khai xong và có dự án đang triển khai.
“Phòng Tài Nguyên và Môi trường quận có trách nhiệm rà soát lại các dự án đã và đang hoạt động trên địa bàn, báo cáo UBND quận, nếu dự án nào bỏ hoang từ 2 năm trở lên sẽ kiến nghị thu hồi, hoặc chuyển cho chủ đầu tư khác”, ông Huệ cho biết.
Ông Huệ còn nêu quan điểm, phần lớn các dự án trên địa bàn quận do vướng mắc công tác giải phóng mặt bằng, chính sách bồi thường đất đai… nên những phần chưa thu hồi được vì vậy chủ đầu tư chưa thể triển khai dự án, chứ không thể gọi là bỏ hoang. Ví dụ như dự án Nam Cường, Geleximco, Park City… một phần diện tích đất chưa giải phóng được mặt bằng do người dân vẫn đang giữ đất, thậm chí người dân còn trồng cây. “Nếu dự án nào bỏ hoang, UBND quận Hà Đông sẽ kiến nghị thu hồi đất và có biện pháp xử lý dứt điểm.” – Ông Huệ cho hay.
Còn nhiều dự án hiện đang xây dựng dở dang rồi tạm dừng thi công nhiều tháng nay, nhưng chính quyền quận Hà Đông không gọi đó là bỏ hoang. Vì vậy, có thực trạng là nhiều chủ đầu tư “lách luật” bằng cách thi công nhỏ giọt, tượng trưng, xin được gia hạn rồi tìm cách chuyển nhượng dự án…
Không chỉ địa bàn Hà Đông mà nhiều quận, huyện khác như Mê Linh, Từ Liêm, Hoài Đức… trên địa bàn Hà Nội, tình trạng dự án bỏ hoang, thi công cầm chừng, "quên" tiến độ ngày càng
nhiều.
Tuy nhiên, theo khảo sát của PV Infonet, tại một số dự án bất động sản trên địa bàn quận Hà Đông thì rất nhiều dự án thi công cầm chừng, tượng trưng, nhiều dự án quây tôn rồi thuê một vài bảo vệ trông nom, chưa thấy động tĩnh gì…
Dự án Park City từng gây “sóng gió” trên thị trường bất động sản một thời. Chủ đầu tư là CTCP Phát triển đô thị Quốc tế Việt Nam (VIDC) - công ty liên doanh giữa Perdana ParkCity (Singapore) và CTCP Đầu tư và phát triển đô thị Vinaconex - Hoàng Thành. Sau khi khởi công rầm rộ, xây được hệ thống cọc móng rồi bỏ hoang. Đến cuối năm 2012, chủ đầu tư chuyển toàn bộ dự án cho “ông” mới là Công ty Perdana ParkCity (Malaysia), tuy nhiên, hiện nay dự án này vẫn chưa thấy động tĩnh gì.
Dự án Park City sau khi đổi chủ vẫn là bãi cỏ hoang, chủ mới lại xin lùi tiến độ. Ảnh Nguyễn Hiếu
Tọa lạc tại đường Tô Hiệu, tòa nhà SME Hoàng Gia là tổ hợp trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê, chung cư cao cấp. Dự án có tổng diện tích đất quy hoạch hơn 2.000 m2, xây dựng 1.200 m2 gồm 38 tầng với 270 căn hộ chung cư cao cấp. Dự án được chính thức khởi công từ 2009 và dự kiến hoàn thành vào quý 2/2013. Tuy nhiên dự án này xây dựng dở dang, hiện vẫn "túc tắc" thi công…
Kế bên là dự án Hyundai Hill State có địa chỉ tại phường Hà Cầu, tiếp giáp đường Lê Hồng Phong, đường Tô Hiệu, dự án có quy mô lớn làm thay đổi bộ mặt của quận Hà Đông. Dự án với quy mô 4.67 ha, do Công ty TNHH Hyundai RNC Hà Tây đầu tư, Công ty Woongjin Kukdong gồm 5 block chung cư với tổng diện tích 4,6 ha, 1 tháp thương mại và 2 khu biệt thự. Dự án khởi công năm 2009, dự kiến hoàn thành năm 2013. Hiện tại, 5 tháp căn hộ đã xây xong phần thô và hiện cũng thi công cầm chừng….
The Văn Phú Victoria là dự án tổ hợp TTTM và chung cư, có 7 toà nhà cao 40 tầng và tháp Sen 80 tầng, toạ lạc trên mặt đường Lê Trọng Tấn, do Công ty cổ phần đầu tư Văn Phú- Invest làm chủ đầu tư. Trong đó 3 tòa CT9 được triển khai trên diện tích 15.045m2, cao 39 tầng với 5 tầng thương mại, 1.176 căn hộ, mật độ xây dựng 49,9%. Khối CT9 đã được khởi công năm 2010, hiện đang được đẩy nhanh tiến độ, dự kiến sẽ được hoàn thành, bàn giao vào Quý II năm 2013. Hiện nay cả 3 tòa nhà đều đã chính thức cất nóc, nhưng cũng tạm dừng thi công hoặc thi công cầm chừng.
“Siêu” dự án Geleximco – Lê Trọng Tấn do Tập đoàn Geleximco làm chủ đầu tư, thuộc địa bàn quận Hà Đông và Hoài Đức. Với diện tích rộng 135ha, nhất nhì trong các dự án trên địa bàn Hà Đông, với số vốn 3.000 tỷ đồng, theo quy hoạch bao gồm: nhà đa chức năng, siêu thị, sân golf, trường học, phòng khám đa khoa, khu tổ hợp thể dục, thể thao, nhà ở, biệt thự, chung cư…
Tuy nhiên, được triển khai xây dựng từ năm 2007 đến nay đã 6 năm, dự án chỉ mọc lên một vài dãy nhà xây thô rồi bỏ hoang, cùng với đó là hàng trăm ha đất tại dự án này chưa xây dựng.
Nhiều dự án túc tắc thi công, chờ thời cơ chuyển nhượng, Ảnh Nguyễn Hiếu
Ông Nguyễn Đình Huệ - Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất Hà Đông cũng khẳng định khi trao đổi với PV báo điện tử Infonet, chỉ có một số dự án chưa giải phóng xong mặt bằng thì chưa thể triển khai thi công xây dựng được. Thậm chí, có dự án triển khai xong và có dự án đang triển khai.
“Phòng Tài Nguyên và Môi trường quận có trách nhiệm rà soát lại các dự án đã và đang hoạt động trên địa bàn, báo cáo UBND quận, nếu dự án nào bỏ hoang từ 2 năm trở lên sẽ kiến nghị thu hồi, hoặc chuyển cho chủ đầu tư khác”, ông Huệ cho biết.
Ông Huệ còn nêu quan điểm, phần lớn các dự án trên địa bàn quận do vướng mắc công tác giải phóng mặt bằng, chính sách bồi thường đất đai… nên những phần chưa thu hồi được vì vậy chủ đầu tư chưa thể triển khai dự án, chứ không thể gọi là bỏ hoang. Ví dụ như dự án Nam Cường, Geleximco, Park City… một phần diện tích đất chưa giải phóng được mặt bằng do người dân vẫn đang giữ đất, thậm chí người dân còn trồng cây. “Nếu dự án nào bỏ hoang, UBND quận Hà Đông sẽ kiến nghị thu hồi đất và có biện pháp xử lý dứt điểm.” – Ông Huệ cho hay.
Còn nhiều dự án hiện đang xây dựng dở dang rồi tạm dừng thi công nhiều tháng nay, nhưng chính quyền quận Hà Đông không gọi đó là bỏ hoang. Vì vậy, có thực trạng là nhiều chủ đầu tư “lách luật” bằng cách thi công nhỏ giọt, tượng trưng, xin được gia hạn rồi tìm cách chuyển nhượng dự án…
Không chỉ địa bàn Hà Đông mà nhiều quận, huyện khác như Mê Linh, Từ Liêm, Hoài Đức… trên địa bàn Hà Nội, tình trạng dự án bỏ hoang, thi công cầm chừng, "quên" tiến độ ngày càng
nhiều.
Theo Infonet