Trong các phép tính nhằm đẩy thanh khoản thị trường bất động sản (BĐS), giải phóng hàng tồn kho, đề xuất chuyển việc nộp tiền sử dụng đất từ chủ đầu tư dự án sang cho người mua BĐS đang là đề xuất thu hút được nhiều ý kiến khác nhau.
Hàng loạt đề xuất “giải cứu” thị trường BĐS đã được đưa ra, trong khi vẫn có ý kiến cho rằng vỡ “bong bóng” BĐS là giá đương nhiên phải trả. Ảnh minh họa
Giảm “gánh” cho chủ đầu tư
Đề xuất được ông Nguyễn Văn Minh - Giám đốc Cty cổ phần dịch vụ thế giới BĐS, cũng đương nhiệm Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội BĐS Việt Nam, đưa ra, là chuyển việc nộp tiền sử dụng đất từ các chủ đầu tư sang cho người mua chịu trách nhiệm thực hiện. Khi đó, người mua nhà được ghi nợ tiền sử dụng đất (như áp dụng khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở lần đầu cho hộ gia đình, cá nhân) trong thời gian từ 3 - 10 năm, và Nhà nước có chính sách hỗ trợ người mua nhà ở thông qua cơ chế nộp tiền sử dụng đất.
Cụ thể, chủ đầu tư các dự án kinh doanh BĐS đều có quyền đăng ký và áp dụng chính sách nêu trên và phải trình UBND cấp tỉnh phê duyệt giá bán BĐS, theo quy trình tương tự đang áp dụng cho nhà ở xã hội. Việc xác định giá bán BĐS do Hội đồng định giá cấp tỉnh thẩm định.
Giá bán BĐS do chủ đầu tư dự án xây dựng theo nguyên tắc tính đủ chi phí để thu hồi vốn đầu tư xây dựng, kể cả lãi vay (nếu có) và lợi nhuận định mức tối đa là 12% chi phí đầu tư, trong đó giá bán BĐS chưa bao gồm tiền sử dụng đất (kể cả giá trị đền bù được khấu trừ vào tiền sử dụng đất). Ông Minh cho rằng, việc phê duyệt giá bán BĐS sẽ đảm bảo việc tính đúng, tính đủ các khoản chi phí, chắc chắn góp phần giảm giá thành sản phẩm so với thị trường (khoảng 15 - 20%).
Trong trường hơp chủ đầu tư đã nộp tiền sử dụng đất hoặc đã đền bù mà giá trị đền bù được khấu trừ vào tiền sử dụng đất thì Nhà nước không thoái thu, số tiền đã nộp vào ngân sách hoặc đã đền bù nêu trên sẽ được khấu trừ vào thuế thu nhập DN các năm sau.
Bù lại, hàng loại ưu đãi đặc biệt được đưa ra, như Nhà nước sẽ đảm bảo cho chủ đầu tư được vay vốn tại Ngân hàng phát triển địa phương với lãi suất ưu đãi không quá 6,5%/năm, không cần tài sản thế chấp. Số tiền được vay không vượt quá số tiền sử dụng đất do chủ đầu tư đã nộp vào ngân sách và thời hạn vay tối đa không quá thời gian khấu trừ nêu trên.
Trường hợp chủ đầu tư có sử dụng nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng, đề xuất này đề nghị Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thủ tục và các điều kiện đảm bảo để hỗ trợ cho người mua BĐS vay mua nhà thời hạn 10 - 20 năm, đồng thời quy định cơ chế chuyển nợ từ chủ đầu tư sang cho người mua nhà trên cơ sở cơ cấu lại khoản vay. Tài sản thế chấp chính là BĐS mà người mua mua.
Ai được lợi?
Ước tính, các chi phí về đất đai (bao gồm tiền sử dụng đất và chi phí đền bù giải phóng mặt bằng) chiếm khoảng từ 19 - 27% giá thành nhà ở căn hộ và chiếm khoảng 65 - 75% giá bán nhà ở có đất như đất chia lô, nhà ở liền kề, biệt thự.. tại các dự án. Mặc dù giá BĐS hiện đã giảm khá nhiều song vẫn còn cao với đại bộ phận người có nhu cầu về nhà ở.
Đề xuất này cho thấy, chủ đầu tư được hưởng lợi như bán được hàng, nâng cao thanh khoản, có được mức lợi nhuận hợp lý đảm bảo kinh doanh, giải quyết được nợ ngân hàng, được vay vốn với lãi suất ưu đãi, không mất thời gian và chi phí cho việc xác định giá đất và nộp tiền sử dụng đất… Đặc biệt, không bị “vướng” quy định của pháp luật là phải nộp xong tiền sử dụng đất mới được bán nhà và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - một trong những quy định bị vi phạm phổ biến trong nhiều dự án hiện nay.
Thay vào đó, người mua BĐS (nhà) là người sẽ “gánh’ trách nhiệm nộp tiền sử dụng đất cũng phải được ưu đãi của Nhà nước, theo kiểu “mỗi người gánh một chút” để chia gánh nặng. Người mua nhà sẽ được nợ tiền sử dụng đất trong thời hạn tối đa 10 năm, nhưng mức tính giá được chia theo độ “tích cực” và “sẵn tiền” của khách hàng.
Nếu người mua nhà nộp tiền trong khoảng thời gian 03 năm đầu, tiền sử dụng đất tính theo giá đất do UBND cấp tỉnh công bố hàng năm tại thời điểm nộp. Nếu người mua nhà nộp tiền sử dụng đất trong khoảng thời gian từ sau 3 năm đến 5 năm đầu, tiền sử dụng đất tính theo giá sát với giá thị trường tại thời điểm UBND cấp tỉnh phê duyệt giá bán BĐS.
Nếu người mua nhà nộp tiền sử dụng đất trong khoảng thời gian từ sau 5 năm đến 10 năm, tiền sử dụng đất tính theo giá sát giá thị trường tại thời điểm nộp tiền sử dụng đất do UBND cấp tỉnh phê duyệt trên cơ sở giá do Hội đồng giá cấp tỉnh đề xuất.
Để “an ủi” những người có thể phải “gánh” gánh nặng tài chính trong nhiều năm này, một số lợi ích đối với người mua nhà được chỉ ra: có nhiều cơ hội mua nhà phù hợp với túi tiền có giá thấp hơn giá thị trường, được chậm nộp tiền sử dụng đất tối đa không quá 10 năm không phải trả lãi hàng tháng và chỉ phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định nêu trên. Được ngân hàng cho vay vốn và hỗ trợ lãi suất. Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu công trình…
Đề xuất được ông Nguyễn Văn Minh - Giám đốc Cty cổ phần dịch vụ thế giới BĐS, cũng đương nhiệm Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội BĐS Việt Nam, đưa ra, là chuyển việc nộp tiền sử dụng đất từ các chủ đầu tư sang cho người mua chịu trách nhiệm thực hiện. Khi đó, người mua nhà được ghi nợ tiền sử dụng đất (như áp dụng khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở lần đầu cho hộ gia đình, cá nhân) trong thời gian từ 3 - 10 năm, và Nhà nước có chính sách hỗ trợ người mua nhà ở thông qua cơ chế nộp tiền sử dụng đất.
Cụ thể, chủ đầu tư các dự án kinh doanh BĐS đều có quyền đăng ký và áp dụng chính sách nêu trên và phải trình UBND cấp tỉnh phê duyệt giá bán BĐS, theo quy trình tương tự đang áp dụng cho nhà ở xã hội. Việc xác định giá bán BĐS do Hội đồng định giá cấp tỉnh thẩm định.
Giá bán BĐS do chủ đầu tư dự án xây dựng theo nguyên tắc tính đủ chi phí để thu hồi vốn đầu tư xây dựng, kể cả lãi vay (nếu có) và lợi nhuận định mức tối đa là 12% chi phí đầu tư, trong đó giá bán BĐS chưa bao gồm tiền sử dụng đất (kể cả giá trị đền bù được khấu trừ vào tiền sử dụng đất). Ông Minh cho rằng, việc phê duyệt giá bán BĐS sẽ đảm bảo việc tính đúng, tính đủ các khoản chi phí, chắc chắn góp phần giảm giá thành sản phẩm so với thị trường (khoảng 15 - 20%).
Trong trường hơp chủ đầu tư đã nộp tiền sử dụng đất hoặc đã đền bù mà giá trị đền bù được khấu trừ vào tiền sử dụng đất thì Nhà nước không thoái thu, số tiền đã nộp vào ngân sách hoặc đã đền bù nêu trên sẽ được khấu trừ vào thuế thu nhập DN các năm sau.
Bù lại, hàng loại ưu đãi đặc biệt được đưa ra, như Nhà nước sẽ đảm bảo cho chủ đầu tư được vay vốn tại Ngân hàng phát triển địa phương với lãi suất ưu đãi không quá 6,5%/năm, không cần tài sản thế chấp. Số tiền được vay không vượt quá số tiền sử dụng đất do chủ đầu tư đã nộp vào ngân sách và thời hạn vay tối đa không quá thời gian khấu trừ nêu trên.
Trường hợp chủ đầu tư có sử dụng nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng, đề xuất này đề nghị Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thủ tục và các điều kiện đảm bảo để hỗ trợ cho người mua BĐS vay mua nhà thời hạn 10 - 20 năm, đồng thời quy định cơ chế chuyển nợ từ chủ đầu tư sang cho người mua nhà trên cơ sở cơ cấu lại khoản vay. Tài sản thế chấp chính là BĐS mà người mua mua.
Ai được lợi?
Ước tính, các chi phí về đất đai (bao gồm tiền sử dụng đất và chi phí đền bù giải phóng mặt bằng) chiếm khoảng từ 19 - 27% giá thành nhà ở căn hộ và chiếm khoảng 65 - 75% giá bán nhà ở có đất như đất chia lô, nhà ở liền kề, biệt thự.. tại các dự án. Mặc dù giá BĐS hiện đã giảm khá nhiều song vẫn còn cao với đại bộ phận người có nhu cầu về nhà ở.
Đề xuất này cho thấy, chủ đầu tư được hưởng lợi như bán được hàng, nâng cao thanh khoản, có được mức lợi nhuận hợp lý đảm bảo kinh doanh, giải quyết được nợ ngân hàng, được vay vốn với lãi suất ưu đãi, không mất thời gian và chi phí cho việc xác định giá đất và nộp tiền sử dụng đất… Đặc biệt, không bị “vướng” quy định của pháp luật là phải nộp xong tiền sử dụng đất mới được bán nhà và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - một trong những quy định bị vi phạm phổ biến trong nhiều dự án hiện nay.
Thay vào đó, người mua BĐS (nhà) là người sẽ “gánh’ trách nhiệm nộp tiền sử dụng đất cũng phải được ưu đãi của Nhà nước, theo kiểu “mỗi người gánh một chút” để chia gánh nặng. Người mua nhà sẽ được nợ tiền sử dụng đất trong thời hạn tối đa 10 năm, nhưng mức tính giá được chia theo độ “tích cực” và “sẵn tiền” của khách hàng.
Nếu người mua nhà nộp tiền trong khoảng thời gian 03 năm đầu, tiền sử dụng đất tính theo giá đất do UBND cấp tỉnh công bố hàng năm tại thời điểm nộp. Nếu người mua nhà nộp tiền sử dụng đất trong khoảng thời gian từ sau 3 năm đến 5 năm đầu, tiền sử dụng đất tính theo giá sát với giá thị trường tại thời điểm UBND cấp tỉnh phê duyệt giá bán BĐS.
Nếu người mua nhà nộp tiền sử dụng đất trong khoảng thời gian từ sau 5 năm đến 10 năm, tiền sử dụng đất tính theo giá sát giá thị trường tại thời điểm nộp tiền sử dụng đất do UBND cấp tỉnh phê duyệt trên cơ sở giá do Hội đồng giá cấp tỉnh đề xuất.
Để “an ủi” những người có thể phải “gánh” gánh nặng tài chính trong nhiều năm này, một số lợi ích đối với người mua nhà được chỉ ra: có nhiều cơ hội mua nhà phù hợp với túi tiền có giá thấp hơn giá thị trường, được chậm nộp tiền sử dụng đất tối đa không quá 10 năm không phải trả lãi hàng tháng và chỉ phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định nêu trên. Được ngân hàng cho vay vốn và hỗ trợ lãi suất. Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu công trình…
Theo Pháp luật VN