Bộ Xây dựng đề nghị Bộ Tài chính giảm 50% thuế giá trị gia tăng cho những căn hộ rộng dưới 70 m2 và giá bán dưới 15 triệu đồng mỗi m2, để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.
Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính đề xuất bổ sung nội dung ưu đãi trong Luật Thuế giá trị gia tăng và Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nhà ở. Để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu xây dựng Nghị quyết của Quốc hội để thực hiện các ưu đãi ngay trong năm 2013. Cụ thể, Bộ đề nghị giảm 50% thuế giá trị gia tăng đầu ra đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh nhà ở đối với những căn hộ dưới 70 m2 sàn sử dụng và giá bán dưới 15 triệu đồng mỗi m2.
Bộ Xây dựng cho rằng cần gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh nhà ở, đồng thời gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trong 12 tháng.
Ngoài ra, nhà ở xã hội được giảm 50% thuế suất thuế giá trị gia tăng đầu ra. Bộ cho rằng cần áp dụng thuế suất ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức cao nhất (10%) đối với thu nhập hoạt động đầu tư, kinh doanh nhà ở xã hội.
Do phải trình Quốc hội mà kỳ họp tới gần nhất là tháng 5/2013, nên nếu các giải pháp trên không thể triển khai áp dụng ngay từ ngày 1/1/2013, Bộ Xây dựng đề nghị Bộ Tài chính xem xét, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội cho áp dụng trong 12 tháng để khuyến khích thị trường bất động sản và nhà ở xã hội.
Bộ Xây dựng đánh giá, thị trường bất động sản đang khó khăn. Theo Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, giao dịch địa ốc tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM đều trầm lắng. Hà Nội chỉ có giao dịch tại những dự án sắp hoàn thành hoặc đã đưa vào sử dụng. Khách hàng phần lớn là những người ngoại tỉnh, gia đình trẻ mua căn hộ nhỏ 60-100 m2, giá 1,5-2,5 tỷ đồng, còn chung cư lớn ế ẩm. Giá căn hộ chung cư, biệt thự, liền kề tiếp tục hạ nhiệt, có trường hợp giảm 50% so với năm 2010 (thời điểm giá địa ốc lên cao), nhưng vẫn rất ít giao dịch.
6 tháng đầu năm, do tác động tiêu cực từ sự đóng băng của thị trường bất động sản nên sản lượng sản xuất và nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng như gạch ốp lát, kính xây dựng đều giảm đáng kể. Tiêu biểu như gạch bê tông áp đang chật vật tìm thị trường tiêu thụ. Cả nước có 9 nhà máy thì thì còn 2 nhà máy sản xuất cầm chừng, 7 trường hợp còn lại dừng sản xuất vì không có tiêu thụ, tồn kho hơn 1 tỷ viên gạch.
Không chỉ nhà ở thương mại mà phân khúc nhà ở xã hội cũng gặp khó. Theo Nghị quyết số 18, chủ đầu tư các dự án nhà ở xã hội được áp dụng thuế suất ưu đãi thuế giá trị gia tăng ở mức cao nhất; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 5 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 9 năm tiếp theo. Đồng thời, nhà ở xã hội được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong suốt thời gian hoạt động. Tuy nhiên, theo Quyết định 96, các cơ chế, chính sách ưu đãi nêu trên chỉ được áp dụng trong năm 2009. Điều này, khiến các doanh nghiệp triển khai xây nhà ở xã hội gặp nhiều khó khăn.
Sau 3 năm đến nay có 54 dự án nhà ở cho người thu nhập thấp khởi công xây dựng với tổng mức đầu tư 9.640 tỷ đồng đáp ứng được hơn 40.000 căn hộ. Đến nay đã có 23 dự án đã hoàn thành với tổng mức đầu tư 2.640 tỷ đồng. Nhà ở cho công nhân hiện có 62 trên tổng số 94 dự án đã hoàn thành
Bộ Xây dựng cho rằng cần gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh nhà ở, đồng thời gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trong 12 tháng.
Thị trường bất động sản vẫn trầm lắng.
Ngoài ra, nhà ở xã hội được giảm 50% thuế suất thuế giá trị gia tăng đầu ra. Bộ cho rằng cần áp dụng thuế suất ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức cao nhất (10%) đối với thu nhập hoạt động đầu tư, kinh doanh nhà ở xã hội.
Do phải trình Quốc hội mà kỳ họp tới gần nhất là tháng 5/2013, nên nếu các giải pháp trên không thể triển khai áp dụng ngay từ ngày 1/1/2013, Bộ Xây dựng đề nghị Bộ Tài chính xem xét, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội cho áp dụng trong 12 tháng để khuyến khích thị trường bất động sản và nhà ở xã hội.
Bộ Xây dựng đánh giá, thị trường bất động sản đang khó khăn. Theo Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, giao dịch địa ốc tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM đều trầm lắng. Hà Nội chỉ có giao dịch tại những dự án sắp hoàn thành hoặc đã đưa vào sử dụng. Khách hàng phần lớn là những người ngoại tỉnh, gia đình trẻ mua căn hộ nhỏ 60-100 m2, giá 1,5-2,5 tỷ đồng, còn chung cư lớn ế ẩm. Giá căn hộ chung cư, biệt thự, liền kề tiếp tục hạ nhiệt, có trường hợp giảm 50% so với năm 2010 (thời điểm giá địa ốc lên cao), nhưng vẫn rất ít giao dịch.
6 tháng đầu năm, do tác động tiêu cực từ sự đóng băng của thị trường bất động sản nên sản lượng sản xuất và nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng như gạch ốp lát, kính xây dựng đều giảm đáng kể. Tiêu biểu như gạch bê tông áp đang chật vật tìm thị trường tiêu thụ. Cả nước có 9 nhà máy thì thì còn 2 nhà máy sản xuất cầm chừng, 7 trường hợp còn lại dừng sản xuất vì không có tiêu thụ, tồn kho hơn 1 tỷ viên gạch.
Không chỉ nhà ở thương mại mà phân khúc nhà ở xã hội cũng gặp khó. Theo Nghị quyết số 18, chủ đầu tư các dự án nhà ở xã hội được áp dụng thuế suất ưu đãi thuế giá trị gia tăng ở mức cao nhất; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 5 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 9 năm tiếp theo. Đồng thời, nhà ở xã hội được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong suốt thời gian hoạt động. Tuy nhiên, theo Quyết định 96, các cơ chế, chính sách ưu đãi nêu trên chỉ được áp dụng trong năm 2009. Điều này, khiến các doanh nghiệp triển khai xây nhà ở xã hội gặp nhiều khó khăn.
Sau 3 năm đến nay có 54 dự án nhà ở cho người thu nhập thấp khởi công xây dựng với tổng mức đầu tư 9.640 tỷ đồng đáp ứng được hơn 40.000 căn hộ. Đến nay đã có 23 dự án đã hoàn thành với tổng mức đầu tư 2.640 tỷ đồng. Nhà ở cho công nhân hiện có 62 trên tổng số 94 dự án đã hoàn thành
Theo VnExpress