Để hạn chế nguồn cung ra thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng cho biết sẽ dừng các dự án chưa giải phóng mặt bằng hoặc đang giải phóng mặt bằng nhưng không phù hợp kế hoạch phát triển của địa phương.
Đại diện Bộ Xây dựng cho biết, theo chiến lược phát triển nhà ở, đến năm 2020 Hà Nội cần khoảng 60 triệu m2 nhà trong khi đó hiện tại nếu tính tổng số lượng các dự án đã lên đến 80 triệu m2. Do vậy, nguồn cung hiện đang dư thừa rất nhiều trong khi đó năng lực tài chính của các chủ đầu tư không thể đủ để triển khai các dự án. Vì vậy, việc hạn chế nguồn cung là nhiệm vụ cấp bách cần phải làm ngay.
Theo báo cáo của các doanh nghiệp đầu tư bất động sản, tổng số căn hộ tồn kho của Hà Nội hiện là gần 5.800 căn, tương ứng trên 566.600 m2 sàn, nếu xét về số lượng thì bằng 1/3 lượng tồn kho căn hộ của TPHCM.
Nhà thấp tầng (biệt thự, nhà liền kề) tồn kho 3.483 căn, tương ứng 874.825 m2 sàn; nhà ở thu nhập thấp còn tồn khoảng 330 căn hộ (hiện đang tiếp tục nhận đơn mua nhà); diện tích sàn văn phòng đủ điều kiện cho thuê tồn khoảng 175.000 m2.
Như vậy, thị trường nhà ở thương mại phân khúc cấp cao, thấp tầng đã rơi vào tình trạng cung vượt quá cầu thực sự của xã hội. Trong khi nhu cầu về nhà ở của các đối tượng thu nhập trung bình, thu nhập thấp còn rất lớn (các hộ gia đình có diện tích ở trung bình dưới mức bình quân khoảng 375.000 hộ, tương đương 52% số hộ trên địa bàn thành phố). Khoảng 114.500 cán bộ công nhân viên chức có nhu cầu mua nhà ở.
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho rằng, trong suốt một quá trình dài, thị trường bất động sản đã phát triển một cách tự phát, thiếu tính quy hoạch, kế hoạch đã gây ra tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu. Đơn cử, trong khi đại bộ phận người dân có mức thu nhập trung bình có nhu cầu về nhà ở diện tích nhỏ, giá rẻ thì các doanh nghiệp đua nhau xây dựng các dự án chung cư cao cấp, diện tích lớn khiến cho cung và cầu có khả năng thanh toán không thể gặp nhau. Tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu bất động sản đã diễn ra trong một thời gian dài.
Điều cần làm lúc này đó là có giải pháp cân đối nguồn cung và cầu, theo Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng, trước mắt cần kiểm soát chặt nguồn cung “ảo”, không cho nguồn cung này tham gia thị trường. Có như vậy mới có thể giải quyết được lượng hàng tồn kho bất động sản đang bị ứ đọng hiện nay.
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho biết, hiện nay trên địa bàn Hà Nội có khoảng 20.000 ha đất chưa được đầu tư hết, trong đó phần lớn vẫn trong diện chưa giải phóng mặt bằng. Đây cũng là một may mắn cho thị trường bất động sản. Vì vậy, theo đề xuất của Bộ Xây dựng, những dự án chưa giải phóng mặt bằng thì tạm dừng giải phóng để tránh tình trạng để đất hoang hóa.
Đối với những dự án đang giải phóng mặt bằng, Nhà nước cần hỗ trợ và phối hợp với doanh nghiệp để cơ cấu lại nhằm tăng phần diện tích đất dành cho các dự án nhà ở xã hội.
Đối với phần đất chưa sử dụng cũng cần có những biện pháp để khai thác, tránh tình trạng hoang hóa xảy ra. Với những dự án đã xây dựng không bán được thì các sở ban ngành cần hỗ trợ để doanh nghiệp có thể chuyển đổi sang các diện tích nhỏ.
Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo, nguyên nhân đóng băng, trầm lắng của thị trường bất động sản Hà Nội do sự phát triển quá nóng trong thời gian qua, đặc biệt do tình hình kinh tế suy giảm, sức mua giảm sút. Giá nhà tăng mạnh chủ yếu là do đầu cơ, đầu tư theo phân khúc mất cân đối.
Ông cũng cho rằng quản lý nhà nước về thị trường bất động sản chưa hiệu quả, chưa thể hiện rõ vai trò điều tiết, cân đối cơ cấu nhà ở phù hợp với nhu cầu thị trường...
Theo báo cáo của các doanh nghiệp đầu tư bất động sản, tổng số căn hộ tồn kho của Hà Nội hiện là gần 5.800 căn, tương ứng trên 566.600 m2 sàn, nếu xét về số lượng thì bằng 1/3 lượng tồn kho căn hộ của TPHCM.
Nhà thấp tầng (biệt thự, nhà liền kề) tồn kho 3.483 căn, tương ứng 874.825 m2 sàn; nhà ở thu nhập thấp còn tồn khoảng 330 căn hộ (hiện đang tiếp tục nhận đơn mua nhà); diện tích sàn văn phòng đủ điều kiện cho thuê tồn khoảng 175.000 m2.
Như vậy, thị trường nhà ở thương mại phân khúc cấp cao, thấp tầng đã rơi vào tình trạng cung vượt quá cầu thực sự của xã hội. Trong khi nhu cầu về nhà ở của các đối tượng thu nhập trung bình, thu nhập thấp còn rất lớn (các hộ gia đình có diện tích ở trung bình dưới mức bình quân khoảng 375.000 hộ, tương đương 52% số hộ trên địa bàn thành phố). Khoảng 114.500 cán bộ công nhân viên chức có nhu cầu mua nhà ở.
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho rằng, trong suốt một quá trình dài, thị trường bất động sản đã phát triển một cách tự phát, thiếu tính quy hoạch, kế hoạch đã gây ra tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu. Đơn cử, trong khi đại bộ phận người dân có mức thu nhập trung bình có nhu cầu về nhà ở diện tích nhỏ, giá rẻ thì các doanh nghiệp đua nhau xây dựng các dự án chung cư cao cấp, diện tích lớn khiến cho cung và cầu có khả năng thanh toán không thể gặp nhau. Tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu bất động sản đã diễn ra trong một thời gian dài.
Điều cần làm lúc này đó là có giải pháp cân đối nguồn cung và cầu, theo Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng, trước mắt cần kiểm soát chặt nguồn cung “ảo”, không cho nguồn cung này tham gia thị trường. Có như vậy mới có thể giải quyết được lượng hàng tồn kho bất động sản đang bị ứ đọng hiện nay.
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho biết, hiện nay trên địa bàn Hà Nội có khoảng 20.000 ha đất chưa được đầu tư hết, trong đó phần lớn vẫn trong diện chưa giải phóng mặt bằng. Đây cũng là một may mắn cho thị trường bất động sản. Vì vậy, theo đề xuất của Bộ Xây dựng, những dự án chưa giải phóng mặt bằng thì tạm dừng giải phóng để tránh tình trạng để đất hoang hóa.
Đối với những dự án đang giải phóng mặt bằng, Nhà nước cần hỗ trợ và phối hợp với doanh nghiệp để cơ cấu lại nhằm tăng phần diện tích đất dành cho các dự án nhà ở xã hội.
Đối với phần đất chưa sử dụng cũng cần có những biện pháp để khai thác, tránh tình trạng hoang hóa xảy ra. Với những dự án đã xây dựng không bán được thì các sở ban ngành cần hỗ trợ để doanh nghiệp có thể chuyển đổi sang các diện tích nhỏ.
Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo, nguyên nhân đóng băng, trầm lắng của thị trường bất động sản Hà Nội do sự phát triển quá nóng trong thời gian qua, đặc biệt do tình hình kinh tế suy giảm, sức mua giảm sút. Giá nhà tăng mạnh chủ yếu là do đầu cơ, đầu tư theo phân khúc mất cân đối.
Ông cũng cho rằng quản lý nhà nước về thị trường bất động sản chưa hiệu quả, chưa thể hiện rõ vai trò điều tiết, cân đối cơ cấu nhà ở phù hợp với nhu cầu thị trường...
Theo VnMedia