Tuần qua, những thông tin và diễn biến quanh đại hội cổ đông thường niên của Công ty cổ phần đầu tư đô thị và khu công nghiệp Sông Đà (Sudico) và những dự án dưới 1 tỷ đồng đã thu hút được nhiều sự chú ý.
Dự án Nam An Khánh sẽ không “bán lúa non”
6 tháng đầu năm, lợi nhuận hợp nhất toàn Sudico ước âm 84 tỷ đồng. Với khoản nợ 1.200 tỷ đồng đáo hạn, mục tiêu 200 tỷ đồng lợi nhuận nửa cuối năm của Sudico đặt cược lớn vào dự án Nam An Khánh. Trong vòng hơn 1 tháng trở lại đây nhiều thay đổi lớn đã diễn ra trong lòng dự án này.
Cụ thể, Dự án Nam An Khánh đã được tách khỏi Sudico An Khánh. Sudico đã thành lập Ban quản lý dự án trực thuộc Sudico. Đơn vị này sẽ đại diện cho chủ đầu tư, triển khai các công việc có liên quan đến Dự án. Một thay đổi khác là Sudico chuyển từ chính sách khai thác “lúa non” sang làm sản phẩm, thành phẩm để bán.
Dưới con mắt của giới quan sát thì nước cờ mới của Ban lãnh đạo Sudico sẽ giúp Công ty được lợi đôi đường.
Thứ nhất, Bộ máy mới có thể tham gia triển khai và vận hành dự án. Thứ hai, cách “bán lúa non” dựa trên những căn cứ pháp lý không chặt chẽ đã được thay đổi.
Trước đây, với cách làm cũ, bên góp vốn triển khai dự án có thể viện dẫn nhiều lý do để chậm chuyển tiền thực hiện nghĩa vụ tài chính, Công ty không có cơ sở để hạch toán doanh thu, lợi nhuận. Hơn nữa, bán lúa non là bán rẻ dự án, đồng thời sinh ra bất cập trên thị trường.
Tháng 7 này, Sudico sẽ có khoản nợ 700 tỷ đồng đáo hạn. Công ty dự kiến vay ngân hàng 400 tỷ đồng tiền đầu tư dự án mới, thu xếp vốn để thực hiện nghĩa vụ trả nợ 1.200 tỷ đồng đáo hạn trong năm 2012, thu nợ từ các đối tác hợp tác đầu tư 300 tỷ đồng.
Với cách làm cuốn chiếu, chia dự án thành nhiều tiểu dự án để thực hiện đầu tư hoàn thiện hạ tầng, có sản phẩm bán để thu tiền về, làm đến đâu bán đến đó, ban lãnh đạo doanh nghiệp này tin tưởng sẽ thoát lỗ trong 6 tháng cuối năm và thực hiện được mục tiêu lợi nhuận trước thuế trên 200 tỷ đồng nếu được ĐHCĐ thông qua tại kỳ đại hội thường niên tới.
Trong khi đó, cũng liên quan đến dự án Nam An Khánh, mới đây theo danh sách chốt cổ đông, số cổ phần của cổ đông chuẩn bị cho Đại hội thường niên sẽ được Sudico tổ chức ngày 30/6 này, thì Tập đoàn Sông Đà và các đơn vị thành viên trực thuộc đã tăng tỷ lệ sở hữu tại SUDICO từ 38,3% lên 43%(theo danh sách chốt đại hội đồng cổ đông bất thường ngày 16/4).
Theo văn bản ngày 1/3/2012, Văn phòng Chính phủ đã ra thông báo kết luận của Thủ tướng sau thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại Tập đoàn Sông Đà.
Một trong những nội dung quan trọng của thông báo này là việc Thủ tướng giao Bộ Xây dựng và Tập đoàn Sông Đà rà soát lại việc đầu tư ngoài ngành, đánh giá hiệu quả đầu tư và tập trung vào ngành nghề chính, tính toán xây dựng lộ trình thoái vốn hợp lý, tránh thiệt hại lãng phí.
Theo quyết định số 976/QĐ-TTG ngày 25/6/2010 của Thủ tướng về việc chuyển Công ty mẹ - Tập đoàn Sông Đà thành công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu thì ngành, nghề kinh doanh chính của Tập đoàn này là tổng thầu xây lắp (tổng thầu EPC) và thi công xây lắp các công trình giao thông, công nghiệp, dân dụng, điện, thủy lợi, tổ hợp các công trình ngầm; sản xuất, kinh doanh điện thương phẩm; sản xuất, kinh doanh vật tư thiết bị, vật liệu xây dựng; chế tạo và lắp đặt các thiết bị, máy móc công nghiệp.
Quyết định này liệt các ngành, nghề trong đó có đầu tư và phát triển kinh doanh khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, kinh doanh bất động sản… vào mục các ngành nghề kinh doanh liên quan mà thôi.
Như vậy, việc Tập đoàn Sông Đà tăng vốn vào Sudico có thực sự hợp lý?
Săn nhà 1 tỷ đồng
Những căn hộ dưới 1 tỷ đồng đang là mục tiêu săn tìm của người dân có nhu cầu ở thật, sau một thời gian thị trường đóng băng và người dân cho rằng giá nhà đất khó có thể giảm sâu hơn nữa.
Hiện trên thị trường bất động sản Hà Nôi đã xuất hiện nhiều nhà đất có giá tầm 1 tỷ đồng. Điển hình như chung cư tại các khu vực như Xa La, Đại Mỗ, Cầu Bươu, giá khoảng 14-17 triệu đồng/m2. Chủ đầu tư dự án chung cư BMM vừa chào bán trên thị trường nhiều căn hộ có diện tích nhỏ, giá chỉ 16,5 triệu đồng/m2, thời gian giao nhà cuối năm nay. Hay, chung cư Dream Town tại Đại Mỗ đang chào bán với giá khoảng 17,8 triệu/m2...
Mới đây, chủ đầu tư dự án Đại Thanh cũng tung ra thị trường loại căn hộ diện tích nhỏ có giá từ 14 triệu đồng/m2, tính ra chỉ khoảng 600 triệu đồng cho một căn hộ 45m2. Tuy nhiên, dự án này phải ba năm nữa mới giao nhà và nhiều người mua đang phải chịu tiền chênh lên từ 20-50 triệu đồng/căn.
Đất thổ cư cũng có giá tương tự như vậy tại nhiều vùng ven Hà Nội như Hà Đông, Long Biên, Thanh Trì,... những mảnh đất có diện tích khoảng 30-45 m2 được chào bán với giá trên dưới 1 tỷ đồng, tuy nhiên, vị trí thường ở những khu vực sâu trong ngõ và chưa có nhà.
Tương tự như vậy, tại nhiều khu vực như Yên Nghĩa, Ba La (Hà Đông), Nam An Khánh, Vân Canh (Hòai Đức), Gia Lâm,... cũng xuất hiện nhiều mảnh đất giá rẻ do nhà đầu tư tháo chạy, cắt lỗ. Họ có thể cắt nhỏ từng mảnh hợp túi tiền người mua nếu có ý nhu cầu thật, đồng thời hỗ trợ thêm làm sổ đỏ, thuế hay giấy phép xây dựng.
Bộ Xây dựng rót vốn cho 9 dự án nhà xã hội
Bộ Xây dựng vừa thẩm định 2 dự án nhà ở công nhân và 7 công trình nhà thu nhập thấp để được tiếp cận vốn ưu đãi từ Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam.
Bộ Xây dựng vừa có văn bản đề nghị Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tiến hành thẩm định và triển khai tài trợ vốn cho các dự án nhà ở cho công nhân khu công nghiệp và người thu nhập thấp tại đô thị. Theo đó, 2 dự án đầu tư xây dựng nhà ở công nhân tại Khu công nghiệp Tiên Sơn (Bắc Ninh) và Dự án nhà ở tại cảng cá Tắc Cậu (Kiên Giang) sẽ được rót vốn.
7 dự án nhà ở dành cho người thu nhập thấp tại đô thị được tiếp cận vốn vay bao gồm: Dự án tại Khu đô thị mới Đặng Xá 2 (Gia Lâm), Khu dân cư tại huyện Bình Chánh (TP HCM), Nhà ở thu nhập thấp tại Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc), Dự án nhà thu nhập thấp tại Sơn Trà (Đà Nẵng). 3 dự án còn lại ở Biên Hòa, Huế và Hậu Giang.
Bộ Xây dựng cũng kiến nghị 3 dự án không được xem xét tài trợ vốn gồm Dự án nhà ở 10,8 ha tại khu tái định cư Phú Mỹ, Dự án khu dân cư tái định cư phường Bình Khánh, quận 2, khu đô thị mới Thủ Thiêm. Cả hai dự án này đều phục vụ công tác tái định cư không thuộc diện nhà thu nhập thấp. Dự án nhà ở xã hội tại số 19/19 Lạc Long Quân (TP HCM) cũng không được vay vốn vì có căn hộ có diện tích lớn hơn chuẩn nhà thu nhập thấp.
Các dự án được vay vốn đợt này đều được UBND cấp tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư, có quyết định phê duyệt, đã khởi công hoặc hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng.
Trước đó, Bộ Xây dựng BIDV đã ký kết thỏa thuận phối hợp triển khai chương trình xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp và nhà ở công nhân. Trong giai đoạn 2012 - 2013, BIDV sẽ dành hạn mức tín dụng 2.000 tỷ đồng trung dài hạn với lãi suất ưu đãi (bằng lãi suất của Ngân hàng Phát triển) để hỗ trợ cho các dự án phát triển nhà ở thu nhập thấp và công nhân.
Sắp khởi công siêu dự án tại Hồ Tây
UBND TP Hà Nội vừa đưa ra thông báo, vào tháng 9/2012, TP dự kiến sẽ khởi công dự án Khu đô thị Trung tâm Tây Hồ Tây.
Dự án khu đô thị Tây Hồ Tây có số vốn đầu tư hơn 314 triệu USD, tổng diện tích là 207,66ha, nằm tại khu vực Tây Hồ Tây trên địa giới hành chính của phường Xuân La (quận Tây Hồ), Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy), xã Xuân Đỉnh và Cổ Nhuế (huyện Từ Liêm).
Được đánh giá là một siêu dự án về bất động sản tại Hà Nội với 5.500 đơn vị nhà ở, trường quốc tế, khu thương mại dịch vụ, trung tâm tài chính... Thời gian thực hiện dự án dự kiến đến năm 2019, tổng vốn đầu tư 2 tỷ 528 triệu USD.
Trước đó, dự án đã được Ngân hàng phát triển Hàn Quốc (KDB) huy động 200 triệu USD cho giai đoạn 1.
6 tháng đầu năm, lợi nhuận hợp nhất toàn Sudico ước âm 84 tỷ đồng. Với khoản nợ 1.200 tỷ đồng đáo hạn, mục tiêu 200 tỷ đồng lợi nhuận nửa cuối năm của Sudico đặt cược lớn vào dự án Nam An Khánh. Trong vòng hơn 1 tháng trở lại đây nhiều thay đổi lớn đã diễn ra trong lòng dự án này.
Cụ thể, Dự án Nam An Khánh đã được tách khỏi Sudico An Khánh. Sudico đã thành lập Ban quản lý dự án trực thuộc Sudico. Đơn vị này sẽ đại diện cho chủ đầu tư, triển khai các công việc có liên quan đến Dự án. Một thay đổi khác là Sudico chuyển từ chính sách khai thác “lúa non” sang làm sản phẩm, thành phẩm để bán.
Dưới con mắt của giới quan sát thì nước cờ mới của Ban lãnh đạo Sudico sẽ giúp Công ty được lợi đôi đường.
Thứ nhất, Bộ máy mới có thể tham gia triển khai và vận hành dự án. Thứ hai, cách “bán lúa non” dựa trên những căn cứ pháp lý không chặt chẽ đã được thay đổi.
Trước đây, với cách làm cũ, bên góp vốn triển khai dự án có thể viện dẫn nhiều lý do để chậm chuyển tiền thực hiện nghĩa vụ tài chính, Công ty không có cơ sở để hạch toán doanh thu, lợi nhuận. Hơn nữa, bán lúa non là bán rẻ dự án, đồng thời sinh ra bất cập trên thị trường.
Tháng 7 này, Sudico sẽ có khoản nợ 700 tỷ đồng đáo hạn. Công ty dự kiến vay ngân hàng 400 tỷ đồng tiền đầu tư dự án mới, thu xếp vốn để thực hiện nghĩa vụ trả nợ 1.200 tỷ đồng đáo hạn trong năm 2012, thu nợ từ các đối tác hợp tác đầu tư 300 tỷ đồng.
Với cách làm cuốn chiếu, chia dự án thành nhiều tiểu dự án để thực hiện đầu tư hoàn thiện hạ tầng, có sản phẩm bán để thu tiền về, làm đến đâu bán đến đó, ban lãnh đạo doanh nghiệp này tin tưởng sẽ thoát lỗ trong 6 tháng cuối năm và thực hiện được mục tiêu lợi nhuận trước thuế trên 200 tỷ đồng nếu được ĐHCĐ thông qua tại kỳ đại hội thường niên tới.
Trong khi đó, cũng liên quan đến dự án Nam An Khánh, mới đây theo danh sách chốt cổ đông, số cổ phần của cổ đông chuẩn bị cho Đại hội thường niên sẽ được Sudico tổ chức ngày 30/6 này, thì Tập đoàn Sông Đà và các đơn vị thành viên trực thuộc đã tăng tỷ lệ sở hữu tại SUDICO từ 38,3% lên 43%(theo danh sách chốt đại hội đồng cổ đông bất thường ngày 16/4).
Theo văn bản ngày 1/3/2012, Văn phòng Chính phủ đã ra thông báo kết luận của Thủ tướng sau thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại Tập đoàn Sông Đà.
Một trong những nội dung quan trọng của thông báo này là việc Thủ tướng giao Bộ Xây dựng và Tập đoàn Sông Đà rà soát lại việc đầu tư ngoài ngành, đánh giá hiệu quả đầu tư và tập trung vào ngành nghề chính, tính toán xây dựng lộ trình thoái vốn hợp lý, tránh thiệt hại lãng phí.
Theo quyết định số 976/QĐ-TTG ngày 25/6/2010 của Thủ tướng về việc chuyển Công ty mẹ - Tập đoàn Sông Đà thành công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu thì ngành, nghề kinh doanh chính của Tập đoàn này là tổng thầu xây lắp (tổng thầu EPC) và thi công xây lắp các công trình giao thông, công nghiệp, dân dụng, điện, thủy lợi, tổ hợp các công trình ngầm; sản xuất, kinh doanh điện thương phẩm; sản xuất, kinh doanh vật tư thiết bị, vật liệu xây dựng; chế tạo và lắp đặt các thiết bị, máy móc công nghiệp.
Quyết định này liệt các ngành, nghề trong đó có đầu tư và phát triển kinh doanh khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, kinh doanh bất động sản… vào mục các ngành nghề kinh doanh liên quan mà thôi.
Như vậy, việc Tập đoàn Sông Đà tăng vốn vào Sudico có thực sự hợp lý?
Săn nhà 1 tỷ đồng
Những căn hộ dưới 1 tỷ đồng đang là mục tiêu săn tìm của người dân có nhu cầu ở thật, sau một thời gian thị trường đóng băng và người dân cho rằng giá nhà đất khó có thể giảm sâu hơn nữa.
Nhà đất dưới tỷ được tìm mua
Hiện trên thị trường bất động sản Hà Nôi đã xuất hiện nhiều nhà đất có giá tầm 1 tỷ đồng. Điển hình như chung cư tại các khu vực như Xa La, Đại Mỗ, Cầu Bươu, giá khoảng 14-17 triệu đồng/m2. Chủ đầu tư dự án chung cư BMM vừa chào bán trên thị trường nhiều căn hộ có diện tích nhỏ, giá chỉ 16,5 triệu đồng/m2, thời gian giao nhà cuối năm nay. Hay, chung cư Dream Town tại Đại Mỗ đang chào bán với giá khoảng 17,8 triệu/m2...
Mới đây, chủ đầu tư dự án Đại Thanh cũng tung ra thị trường loại căn hộ diện tích nhỏ có giá từ 14 triệu đồng/m2, tính ra chỉ khoảng 600 triệu đồng cho một căn hộ 45m2. Tuy nhiên, dự án này phải ba năm nữa mới giao nhà và nhiều người mua đang phải chịu tiền chênh lên từ 20-50 triệu đồng/căn.
Đất thổ cư cũng có giá tương tự như vậy tại nhiều vùng ven Hà Nội như Hà Đông, Long Biên, Thanh Trì,... những mảnh đất có diện tích khoảng 30-45 m2 được chào bán với giá trên dưới 1 tỷ đồng, tuy nhiên, vị trí thường ở những khu vực sâu trong ngõ và chưa có nhà.
Tương tự như vậy, tại nhiều khu vực như Yên Nghĩa, Ba La (Hà Đông), Nam An Khánh, Vân Canh (Hòai Đức), Gia Lâm,... cũng xuất hiện nhiều mảnh đất giá rẻ do nhà đầu tư tháo chạy, cắt lỗ. Họ có thể cắt nhỏ từng mảnh hợp túi tiền người mua nếu có ý nhu cầu thật, đồng thời hỗ trợ thêm làm sổ đỏ, thuế hay giấy phép xây dựng.
Bộ Xây dựng rót vốn cho 9 dự án nhà xã hội
Bộ Xây dựng vừa thẩm định 2 dự án nhà ở công nhân và 7 công trình nhà thu nhập thấp để được tiếp cận vốn ưu đãi từ Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam.
Bộ Xây dựng vừa có văn bản đề nghị Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tiến hành thẩm định và triển khai tài trợ vốn cho các dự án nhà ở cho công nhân khu công nghiệp và người thu nhập thấp tại đô thị. Theo đó, 2 dự án đầu tư xây dựng nhà ở công nhân tại Khu công nghiệp Tiên Sơn (Bắc Ninh) và Dự án nhà ở tại cảng cá Tắc Cậu (Kiên Giang) sẽ được rót vốn.
7 dự án nhà ở dành cho người thu nhập thấp tại đô thị được tiếp cận vốn vay bao gồm: Dự án tại Khu đô thị mới Đặng Xá 2 (Gia Lâm), Khu dân cư tại huyện Bình Chánh (TP HCM), Nhà ở thu nhập thấp tại Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc), Dự án nhà thu nhập thấp tại Sơn Trà (Đà Nẵng). 3 dự án còn lại ở Biên Hòa, Huế và Hậu Giang.
Bộ Xây dựng cũng kiến nghị 3 dự án không được xem xét tài trợ vốn gồm Dự án nhà ở 10,8 ha tại khu tái định cư Phú Mỹ, Dự án khu dân cư tái định cư phường Bình Khánh, quận 2, khu đô thị mới Thủ Thiêm. Cả hai dự án này đều phục vụ công tác tái định cư không thuộc diện nhà thu nhập thấp. Dự án nhà ở xã hội tại số 19/19 Lạc Long Quân (TP HCM) cũng không được vay vốn vì có căn hộ có diện tích lớn hơn chuẩn nhà thu nhập thấp.
Các dự án được vay vốn đợt này đều được UBND cấp tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư, có quyết định phê duyệt, đã khởi công hoặc hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng.
Trước đó, Bộ Xây dựng BIDV đã ký kết thỏa thuận phối hợp triển khai chương trình xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp và nhà ở công nhân. Trong giai đoạn 2012 - 2013, BIDV sẽ dành hạn mức tín dụng 2.000 tỷ đồng trung dài hạn với lãi suất ưu đãi (bằng lãi suất của Ngân hàng Phát triển) để hỗ trợ cho các dự án phát triển nhà ở thu nhập thấp và công nhân.
Sắp khởi công siêu dự án tại Hồ Tây
UBND TP Hà Nội vừa đưa ra thông báo, vào tháng 9/2012, TP dự kiến sẽ khởi công dự án Khu đô thị Trung tâm Tây Hồ Tây.
Dự án khu đô thị Tây Hồ Tây có số vốn đầu tư hơn 314 triệu USD, tổng diện tích là 207,66ha, nằm tại khu vực Tây Hồ Tây trên địa giới hành chính của phường Xuân La (quận Tây Hồ), Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy), xã Xuân Đỉnh và Cổ Nhuế (huyện Từ Liêm).
Được đánh giá là một siêu dự án về bất động sản tại Hà Nội với 5.500 đơn vị nhà ở, trường quốc tế, khu thương mại dịch vụ, trung tâm tài chính... Thời gian thực hiện dự án dự kiến đến năm 2019, tổng vốn đầu tư 2 tỷ 528 triệu USD.
Trước đó, dự án đã được Ngân hàng phát triển Hàn Quốc (KDB) huy động 200 triệu USD cho giai đoạn 1.
Theo VTC News