Gần 3.000 m2 đất nông nghiệp của 48 hộ dân ở thôn Chẩn Kỳ, xã Trung Tú huyện Ứng Hòa, Hà Nội bị lấy làm đường giao thông nông thôn nhưng không có quyết định thu hồi, không có phương án đền bù giải phóng mặt bằng.
Làm việc với Đất Việt, chính quyền địa phương khẳng định khi lấy đất ruộng để làm đường, người dân “rất ủng hộ”. Tuy nhiên, trên thực tế, gần 50 hộ dân có đất trong chỉ giới làm đường đang khiếu nại, đòi tiền đền bù đất và hoa màu.
Đất bị thu hồi không có quyết định
Dự án mở rộng tuyến đường Đồng Long (Hòa Lâm) đi Kim Long (Phú Xuyên) được UBND TP.Hà Nội hỗ trợ đầu tư xây dựng hơn 49 tỷ đồng và được UBND huyện Ứng Hòa phê duyệt dự án ngày 3.3.2009. Theo thông báo của UBND xã Trung Tú, sau khi cán bộ địa chính xã đo đạc đã xác định diện tích đất của 48 hộ dân thôn Chẩn Kỳ bị thu hồi để làm đường là 2.798,4 m2. Điều đáng nói là khi thực hiện dự án, những hộ dân thuộc diện bị mất đất chỉ được thông báo trên loa phát thanh xã về chủ trương làm đường, yêu cầu dân không được trồng hoa màu trong phạm vi dự án. Họ không hề nhận được quyết định thu hồi đất và tiền đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB). Chị Nguyễn Thị Ngà, một hộ dân bị mất đất cho biết, khi chính quyền làm đường đã lấn vào 226 m2 đất canh tác và 52 m2 đất phần trăm của gia đình chị, xã chỉ thông báo, không hề có quyết định thu hồi đất và phương án đền bù, GPMB. “Khi thắc mắc, chúng tôi cũng chỉ được trả lời dự án không có bồi thường. Nếu có hỗ trợ thì sẽ lập quỹ xây dựng kiến thiết thôn xóm…”, chị Ngà bức xúc nói.
Tương tự, gia đình chị Đàm Thị Lý bị thu hồi 228 m2 đất nhưng cũng không được đền bù. Hỏi từ thôn đến xã thì đều được trả lời “không có đền bù, có thể có hỗ trợ về hoa màu”, nhưng đến nay vẫn chưa được nhận. Tất cả hơn 40 hộ dân của thôn Chẩn Kỳ có ruộng nằm trong phạm vi xây dựng tuyến đường này cũng không được nhận quyết định thu hồi đất và bồi thường GPMB.
Dành tiền đền bù để xây chùa (?!)
Trao đổi với Đất Việt, ông Nguyễn Hải Truyền, Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch UBND xã thời kỳ thực hiện dự án, cho biết: “Chúng tôi chỉ được UBND huyện thông báo, đây là dự án do thành phố hỗ trợ đầu tư xây dựng, không có hỗ trợ kinh phí GPMB. Trong quá trình thi công, không có người dân nào thắc mắc, khiếu nại gì…”. Về thông báo số 03/TB-UBND của UBND xã có nội dung “Nếu nhà nước có hỗ trợ thì tiền hỗ trợ để lại tập thể xây dựng kiến thiết thôn, xóm…”, ông Truyền cho biết: “Ý của UBND xã là thôn Chẩn Kỳ đang thiếu một ngôi chùa. Nếu có tiền hỗ trợ, chúng tôi dự định sẽ dành để xây dựng lại ngôi chùa cho bà con. Tuy nhiên số tiền hỗ trợ trên nay vẫn chưa có…”.
Ông Lê Đình Trường, Phó chủ tịch UBND, trưởng ban GPMB huyện Ứng Hòa cũng khẳng định: “Trong dự án này, thành phố không bố trí nguồn kinh phí GPMB. Do nguồn vốn của địa phương hạn hẹp nên UBND huyện giao cho xã tự giải quyết việc GPMB và huyện không thành lập hội đồng GPMB”. Khi được hỏi, việc người dân đồng ý “hiến đất” để làm đường có được xác nhận tại văn bản, giấy tờ gì không thì ông Trường cho biết: “Người dân ủng hộ trong các cuộc họp với dân…” (!?). Dư luận băn khoăn, UBND huyện Ứng Hòa căn cứ vào quy định nào để lấy gần 3.000 m2 đất của người dân nhưng không có phương án thu hồi, đền bù GPMB trong khi Luật Đất đai quy định rõ bắt buộc phải thực hiện điều này?
Đất bị thu hồi không có quyết định
Dự án mở rộng tuyến đường Đồng Long (Hòa Lâm) đi Kim Long (Phú Xuyên) được UBND TP.Hà Nội hỗ trợ đầu tư xây dựng hơn 49 tỷ đồng và được UBND huyện Ứng Hòa phê duyệt dự án ngày 3.3.2009. Theo thông báo của UBND xã Trung Tú, sau khi cán bộ địa chính xã đo đạc đã xác định diện tích đất của 48 hộ dân thôn Chẩn Kỳ bị thu hồi để làm đường là 2.798,4 m2. Điều đáng nói là khi thực hiện dự án, những hộ dân thuộc diện bị mất đất chỉ được thông báo trên loa phát thanh xã về chủ trương làm đường, yêu cầu dân không được trồng hoa màu trong phạm vi dự án. Họ không hề nhận được quyết định thu hồi đất và tiền đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB). Chị Nguyễn Thị Ngà, một hộ dân bị mất đất cho biết, khi chính quyền làm đường đã lấn vào 226 m2 đất canh tác và 52 m2 đất phần trăm của gia đình chị, xã chỉ thông báo, không hề có quyết định thu hồi đất và phương án đền bù, GPMB. “Khi thắc mắc, chúng tôi cũng chỉ được trả lời dự án không có bồi thường. Nếu có hỗ trợ thì sẽ lập quỹ xây dựng kiến thiết thôn xóm…”, chị Ngà bức xúc nói.
Tuyến đường này được mở rộng thêm 3 - 4m, nhưng không có phương án bồi thường GPMB.
Tương tự, gia đình chị Đàm Thị Lý bị thu hồi 228 m2 đất nhưng cũng không được đền bù. Hỏi từ thôn đến xã thì đều được trả lời “không có đền bù, có thể có hỗ trợ về hoa màu”, nhưng đến nay vẫn chưa được nhận. Tất cả hơn 40 hộ dân của thôn Chẩn Kỳ có ruộng nằm trong phạm vi xây dựng tuyến đường này cũng không được nhận quyết định thu hồi đất và bồi thường GPMB.
Dành tiền đền bù để xây chùa (?!)
Trao đổi với Đất Việt, ông Nguyễn Hải Truyền, Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch UBND xã thời kỳ thực hiện dự án, cho biết: “Chúng tôi chỉ được UBND huyện thông báo, đây là dự án do thành phố hỗ trợ đầu tư xây dựng, không có hỗ trợ kinh phí GPMB. Trong quá trình thi công, không có người dân nào thắc mắc, khiếu nại gì…”. Về thông báo số 03/TB-UBND của UBND xã có nội dung “Nếu nhà nước có hỗ trợ thì tiền hỗ trợ để lại tập thể xây dựng kiến thiết thôn, xóm…”, ông Truyền cho biết: “Ý của UBND xã là thôn Chẩn Kỳ đang thiếu một ngôi chùa. Nếu có tiền hỗ trợ, chúng tôi dự định sẽ dành để xây dựng lại ngôi chùa cho bà con. Tuy nhiên số tiền hỗ trợ trên nay vẫn chưa có…”.
Ông Lê Đình Trường, Phó chủ tịch UBND, trưởng ban GPMB huyện Ứng Hòa cũng khẳng định: “Trong dự án này, thành phố không bố trí nguồn kinh phí GPMB. Do nguồn vốn của địa phương hạn hẹp nên UBND huyện giao cho xã tự giải quyết việc GPMB và huyện không thành lập hội đồng GPMB”. Khi được hỏi, việc người dân đồng ý “hiến đất” để làm đường có được xác nhận tại văn bản, giấy tờ gì không thì ông Trường cho biết: “Người dân ủng hộ trong các cuộc họp với dân…” (!?). Dư luận băn khoăn, UBND huyện Ứng Hòa căn cứ vào quy định nào để lấy gần 3.000 m2 đất của người dân nhưng không có phương án thu hồi, đền bù GPMB trong khi Luật Đất đai quy định rõ bắt buộc phải thực hiện điều này?
Theo Đất Việt