Mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) trình Chính phủ bản dự thảo nghị định hướng dẫn Luật Đầu tư, thay cho Nghị định 108/2006. Trong đó đưa ra nhiều biện pháp mạnh nhằm “cắt” các dự án đầu tư ảo, xử lý nhà đầu tư đăng ký dự án cho đã rồi dây dưa không thực hiện.
BĐS ồ ạt tung hàng
Thông tin lãi suất huy động hạ xuống 9% khiến nhiều chủ đầu tư tung hàng ra thị trường nhằm đón đầu nhu cầu về nhà ở của người mua. Trong đó, dự án căn hộ chiếm đa số.
Tại Hà Nội có đến hàng chục dự án được chào bán, trong số đó chủ yếu là dự án căn hộ bao gồm cả dự án mới chào bán đợt đầu tiên và cả những dự án đã chào bán từ trước đó nay mở bán đợt tiếp theo.
Trong đó, dự án được nhà đầu tư, khách hàng quan tâm nhất gần đây là chung cư Đại Thanh, với giá bán chỉ từ 14-14,3 triệu đồng/m2 (đã có VAT) và diện tích căn hộ từ 42m2 đến 66m2 nên được đón nhận khá tích cực. Theo thông tin sơ bộ, trong đợt 1 chủ đầu tư tung 600 căn hộ ra thị trường đã được hấp thụ hết.
Khu đô thị Đại Thanh có quy mô 17ha do Xí nghiệp xây dựng tư nhân số 1 làm chủ đầu tư nằm mặt đường QL 70, cách viện 103 khoảng 2km, khu chung cư gồm 6 tòa nhà cao tầng. Dự kiến dự án hoàn thành vào năm 2014.
Dự án Golden Land (Nguyễn Trãi) cũng vừa chính thức chào bán đợt 2, trong đợt mở bán này từ 6/6 đến 15/7 chủ đầu tư hỗ trợ 100% lãi suất khi khách hàng vay vốn mua căn hộ thuộc dự án. Hiện dự án đã được xây dựng đến tầng 2.
Còn tại TP.HCM, công ty bất động sản An Dương Thảo Điền vừa giới thiệu ra thị trường dự án biệt thự Midpoint Villa nằm trên đường Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, quận 2, TP.HCM, gồm 11 căn biệt thự biệt lập và 22 căn hộ dịch vụ, các căn biệt thự đã hoàn thiện phần thô và đang được chào bán với giá từ 13,7 tỷ đồng/căn.
Công ty phát triển nhà Thủ Đức (Thuduc House) cũng đang chào bán 38 nền nhà phố thương mại Antigone nằm trong tổng thể dự án Phước Long Spring Town với giá từ 19,5 - 26 triệu đồng/m2. Phước Long Spring Town có tổng diện tích 3,7ha, tọa lạc tại đường Tăng Nhơn Phú, phường Phước Long B, quận 9, cách trung tâm TP.HCM khoảng 6km.
Nhiều dự án hỗ trợ lãi suất cho khách
Trước tình trạng trầm lắng của thị trường bất động sản hiện nay, việc hỗ trợ các khoản vay ưu đãi cho người mua nhà được xem là một trong những giải pháp giúp tháo gỡ khó khăn cho thị trường này.
Mặc dù lãi suất đã đồng loạt giảm mạnh, nhưng nhiều chủ đầu tư dự án vẫn quyết định đưa ra các chính sách hỗ trợ lãi suất cho khách hàng của mình từ mức 4%/năm, 7% /năm cho đến hỗ trợ 100%.
Theo đó, chủ đầu tư dự án D’.Palais de Louis (Nguyễn Văn Huyên, Hà Nội) vừa đưa ra ưu đãi cho khách hàng mua nhà sẽ được chủ đầu tư hỗ trợ lãi vay hấp dẫn ở mức 7%/năm trong vòng 6 tháng đầu tiên. Thời hạn vay lên đến 15 năm, thời hạn trả gốc và lãi ưu đãi linh hoạt.
Các khách hàng mua dự án Nam Đô Complex (Trương Định) do công ty CP GP Invest làm chủ đầu tư, được chủ đầu tư hỗ trợ 4% lãi suất. Theo đó, mức lãi suất vay mua nhà tại dự án này sẽ giảm từ mức 14% xuống còn 10%.
Trước đó, chủ đầu tư dự án Golden Palace (Mễ Trì, Từ Liêm) cũng đưa ra mức hỗ trợ khách hàng mua nhà được vay 85% giá trị căn hộ trong thời hạn 15 năm với mức lãi suất 16%/năm...
Vừa mới đây, chủ đầu tư dự án Golden Land (Nguyễn Trãi) đã đưa ra mức hỗ trợ gây “sốc” cho thị trường. Theo đó, chủ đầu tư hỗ trợ 100% lãi suất cho khách hàng mua nhà với giá trị lên tới 70% giá trị căn hộ, thời gian vay tối đa 15 năm.
Theo ông Nguyễn Quốc Hiệp - Phó chủ tịch Hiệp hội nhà thầu đồng thời chủ tịch HĐQT GP Invest, việc hỗ trợ lãi suất sẽ làm tăng sức mua lên bởi vì hiện nay nếu khách hàng đi gửi tiền vẫn được hưởng lãi suất 12%/năm vì vậy vẫn có người đang phân vân giữa gửi tiền tiết kiệm hay mua nhà thì bây giờ người ta có thể mua nhà, vay ngân hàng và chỉ trả lãi 10%/năm. Khoản tiền mà lẽ ra phải trả tiền mua nhà, người ta đi gửi tiết kiệm người ta có thể vẫn được hưởng lãi suất 12%. Việc đưa ra mức hỗ trợ này cũng đã chạm đến nhu cầu của khách hàng.
“Nếu trong trường hợp ngân hàng tiếp tục hạ lãi suất, doanh nghiệp vẫn giữ nguyên mức hỗ trợ cho khách hàng thì tôi cho rằng điều này sẽ càng phục hợp với khách hàng” ông Hiệp nói.
Ông Hiệp cho rằng, hiện nay các ngân đều nhận thức được việc ngân hàng và doanh nghiệp đang cùng trên một con thuyền. Nếu như doanh nghiệp không hấp thụ được vốn, không vay được tiền của ngân hàng thì chắc chắn ngân hàng sẽ không tồn tại được. Do vậy, các doanh nghiệp đều hi vọng ngân hàng sẽ sát cánh cùng doanh nghiệp hơn nữa, hai bên cùng phối hợp để đẩy thị trường phát triển.
Thạch Thất trở thành trung tâm đô thị phía Tây Hà Nội
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo vừa ban hành Quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng huyện Thạch Thất đến năm 2030, tỷ lệ 1/10.000.
Theo đó, huyện Thạch Thất trở thành trung tâm đô thị vùng phía Tây Hà Nội về khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, tiểu thủ công nghiệp. Từ đó khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn lực đất đai và lao động của huyện này.
Quy hoạch sẽ định hướng phát triển không gian đô thị và nông thôn; động lực phát triển đô thị, mô hình và hướng phát triển các hệ thống trung tâm, các khu vực dân cư nông thôn, tổ chức không gian kiến trúc cho các vùng cảnh quan; xác định phạm vi và quy mô các khu chức năng trên địa bàn huyện.
Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các công trình kỹ thuật đầu mối; xác định các chỉ tiêu đất đai, quy mô dân số các khu vực phát triển đô thị, nông thôn và hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật; khai thác, sử dụng đất có hiệu quả, phát huy tiềm năng lợi thế, đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện...
Sẽ khai tử các dự án ảo
Mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) trình Chính phủ bản dự thảo nghị định hướng dẫn Luật Đầu tư, thay cho Nghị định 108/2006. Trong đó đưa ra nhiều biện pháp mạnh nhằm “cắt” các dự án đầu tư ảo, xử lý nhà đầu tư đăng ký dự án cho đã rồi dây dưa không thực hiện.
Để đối phó với các dự án “nằm liệt”, thời gian qua nhiều địa phương đã bắt nhà đầu tư ký quỹ một khoản tiền, nếu không triển khai dự án thì mất ký quỹ. Luật Đầu tư và Nghị định 108/2006 không hề có quy định này nên nhiều địa phương mang tiếng là “vượt rào”.
Vì vậy mà trong dự thảo mới, Bộ KH&ĐT lồng thêm quy định cho phép cơ quan cấp phép và nhà đầu tư “thỏa thuận biện pháp bảo đảm nghĩa vụ thực hiện dự án”, cụ thể như đặt cọc, ký quỹ, bảo lãnh.
Ông Trần Hào Hùng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế của Bộ KH&ĐT, cho biết nhiều địa phương như Đà Nẵng, Hưng Yên, Hải Dương… đã áp dụng ký quỹ, đạt hiệu quả trong quản lý dự án đầu tư. Vì vậy, việc đặt hẳn quy định ký quỹ này là hợp lý cho địa phương dễ dàng thực hiện.
Tuy nhiên, điểm lấn cấn còn lại là dự thảo không nói rõ mức đặt cọc, ký quỹ là bao nhiêu. Phiên bản cũ của dự thảo này có nhắc giá trị ký quỹ tối thiểu là 1% tổng vốn đầu tư của dự án, tối đa không quá 20 tỉ đồng. Thế nhưng dự thảo hiện nay không quy định, liệu có thể xảy ra tình trạng địa phương “ép” nhà đầu tư hay không?
Ông Hùng cho rằng khi không khống chế mức trần, có thể xảy ra tình trạng địa phương đòi ký quỹ tùy tiện. Tuy nhiên, nhà đầu tư có thể phản ánh nếu thấy bất hợp lý. Như vậy sẽ linh hoạt hơn là áp đặt mức 1% hay 20 tỉ đồng, cứng nhắc, làm khó cho chính mình.
Thông tin lãi suất huy động hạ xuống 9% khiến nhiều chủ đầu tư tung hàng ra thị trường nhằm đón đầu nhu cầu về nhà ở của người mua. Trong đó, dự án căn hộ chiếm đa số.
Tại Hà Nội có đến hàng chục dự án được chào bán, trong số đó chủ yếu là dự án căn hộ bao gồm cả dự án mới chào bán đợt đầu tiên và cả những dự án đã chào bán từ trước đó nay mở bán đợt tiếp theo.
Trong đó, dự án được nhà đầu tư, khách hàng quan tâm nhất gần đây là chung cư Đại Thanh, với giá bán chỉ từ 14-14,3 triệu đồng/m2 (đã có VAT) và diện tích căn hộ từ 42m2 đến 66m2 nên được đón nhận khá tích cực. Theo thông tin sơ bộ, trong đợt 1 chủ đầu tư tung 600 căn hộ ra thị trường đã được hấp thụ hết.
Khu đô thị Đại Thanh có quy mô 17ha do Xí nghiệp xây dựng tư nhân số 1 làm chủ đầu tư nằm mặt đường QL 70, cách viện 103 khoảng 2km, khu chung cư gồm 6 tòa nhà cao tầng. Dự kiến dự án hoàn thành vào năm 2014.
Thị trường bất động sản đón nhận những tín hiệu tích cực
Dự án Golden Land (Nguyễn Trãi) cũng vừa chính thức chào bán đợt 2, trong đợt mở bán này từ 6/6 đến 15/7 chủ đầu tư hỗ trợ 100% lãi suất khi khách hàng vay vốn mua căn hộ thuộc dự án. Hiện dự án đã được xây dựng đến tầng 2.
Còn tại TP.HCM, công ty bất động sản An Dương Thảo Điền vừa giới thiệu ra thị trường dự án biệt thự Midpoint Villa nằm trên đường Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, quận 2, TP.HCM, gồm 11 căn biệt thự biệt lập và 22 căn hộ dịch vụ, các căn biệt thự đã hoàn thiện phần thô và đang được chào bán với giá từ 13,7 tỷ đồng/căn.
Công ty phát triển nhà Thủ Đức (Thuduc House) cũng đang chào bán 38 nền nhà phố thương mại Antigone nằm trong tổng thể dự án Phước Long Spring Town với giá từ 19,5 - 26 triệu đồng/m2. Phước Long Spring Town có tổng diện tích 3,7ha, tọa lạc tại đường Tăng Nhơn Phú, phường Phước Long B, quận 9, cách trung tâm TP.HCM khoảng 6km.
Nhiều dự án hỗ trợ lãi suất cho khách
Trước tình trạng trầm lắng của thị trường bất động sản hiện nay, việc hỗ trợ các khoản vay ưu đãi cho người mua nhà được xem là một trong những giải pháp giúp tháo gỡ khó khăn cho thị trường này.
Mặc dù lãi suất đã đồng loạt giảm mạnh, nhưng nhiều chủ đầu tư dự án vẫn quyết định đưa ra các chính sách hỗ trợ lãi suất cho khách hàng của mình từ mức 4%/năm, 7% /năm cho đến hỗ trợ 100%.
Theo đó, chủ đầu tư dự án D’.Palais de Louis (Nguyễn Văn Huyên, Hà Nội) vừa đưa ra ưu đãi cho khách hàng mua nhà sẽ được chủ đầu tư hỗ trợ lãi vay hấp dẫn ở mức 7%/năm trong vòng 6 tháng đầu tiên. Thời hạn vay lên đến 15 năm, thời hạn trả gốc và lãi ưu đãi linh hoạt.
Các khách hàng mua dự án Nam Đô Complex (Trương Định) do công ty CP GP Invest làm chủ đầu tư, được chủ đầu tư hỗ trợ 4% lãi suất. Theo đó, mức lãi suất vay mua nhà tại dự án này sẽ giảm từ mức 14% xuống còn 10%.
Trước đó, chủ đầu tư dự án Golden Palace (Mễ Trì, Từ Liêm) cũng đưa ra mức hỗ trợ khách hàng mua nhà được vay 85% giá trị căn hộ trong thời hạn 15 năm với mức lãi suất 16%/năm...
Vừa mới đây, chủ đầu tư dự án Golden Land (Nguyễn Trãi) đã đưa ra mức hỗ trợ gây “sốc” cho thị trường. Theo đó, chủ đầu tư hỗ trợ 100% lãi suất cho khách hàng mua nhà với giá trị lên tới 70% giá trị căn hộ, thời gian vay tối đa 15 năm.
Theo ông Nguyễn Quốc Hiệp - Phó chủ tịch Hiệp hội nhà thầu đồng thời chủ tịch HĐQT GP Invest, việc hỗ trợ lãi suất sẽ làm tăng sức mua lên bởi vì hiện nay nếu khách hàng đi gửi tiền vẫn được hưởng lãi suất 12%/năm vì vậy vẫn có người đang phân vân giữa gửi tiền tiết kiệm hay mua nhà thì bây giờ người ta có thể mua nhà, vay ngân hàng và chỉ trả lãi 10%/năm. Khoản tiền mà lẽ ra phải trả tiền mua nhà, người ta đi gửi tiết kiệm người ta có thể vẫn được hưởng lãi suất 12%. Việc đưa ra mức hỗ trợ này cũng đã chạm đến nhu cầu của khách hàng.
“Nếu trong trường hợp ngân hàng tiếp tục hạ lãi suất, doanh nghiệp vẫn giữ nguyên mức hỗ trợ cho khách hàng thì tôi cho rằng điều này sẽ càng phục hợp với khách hàng” ông Hiệp nói.
Ông Hiệp cho rằng, hiện nay các ngân đều nhận thức được việc ngân hàng và doanh nghiệp đang cùng trên một con thuyền. Nếu như doanh nghiệp không hấp thụ được vốn, không vay được tiền của ngân hàng thì chắc chắn ngân hàng sẽ không tồn tại được. Do vậy, các doanh nghiệp đều hi vọng ngân hàng sẽ sát cánh cùng doanh nghiệp hơn nữa, hai bên cùng phối hợp để đẩy thị trường phát triển.
Thạch Thất trở thành trung tâm đô thị phía Tây Hà Nội
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo vừa ban hành Quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng huyện Thạch Thất đến năm 2030, tỷ lệ 1/10.000.
Theo đó, huyện Thạch Thất trở thành trung tâm đô thị vùng phía Tây Hà Nội về khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, tiểu thủ công nghiệp. Từ đó khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn lực đất đai và lao động của huyện này.
Quy hoạch sẽ định hướng phát triển không gian đô thị và nông thôn; động lực phát triển đô thị, mô hình và hướng phát triển các hệ thống trung tâm, các khu vực dân cư nông thôn, tổ chức không gian kiến trúc cho các vùng cảnh quan; xác định phạm vi và quy mô các khu chức năng trên địa bàn huyện.
Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các công trình kỹ thuật đầu mối; xác định các chỉ tiêu đất đai, quy mô dân số các khu vực phát triển đô thị, nông thôn và hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật; khai thác, sử dụng đất có hiệu quả, phát huy tiềm năng lợi thế, đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện...
Sẽ khai tử các dự án ảo
Mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) trình Chính phủ bản dự thảo nghị định hướng dẫn Luật Đầu tư, thay cho Nghị định 108/2006. Trong đó đưa ra nhiều biện pháp mạnh nhằm “cắt” các dự án đầu tư ảo, xử lý nhà đầu tư đăng ký dự án cho đã rồi dây dưa không thực hiện.
Để đối phó với các dự án “nằm liệt”, thời gian qua nhiều địa phương đã bắt nhà đầu tư ký quỹ một khoản tiền, nếu không triển khai dự án thì mất ký quỹ. Luật Đầu tư và Nghị định 108/2006 không hề có quy định này nên nhiều địa phương mang tiếng là “vượt rào”.
Vì vậy mà trong dự thảo mới, Bộ KH&ĐT lồng thêm quy định cho phép cơ quan cấp phép và nhà đầu tư “thỏa thuận biện pháp bảo đảm nghĩa vụ thực hiện dự án”, cụ thể như đặt cọc, ký quỹ, bảo lãnh.
Ông Trần Hào Hùng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế của Bộ KH&ĐT, cho biết nhiều địa phương như Đà Nẵng, Hưng Yên, Hải Dương… đã áp dụng ký quỹ, đạt hiệu quả trong quản lý dự án đầu tư. Vì vậy, việc đặt hẳn quy định ký quỹ này là hợp lý cho địa phương dễ dàng thực hiện.
Tuy nhiên, điểm lấn cấn còn lại là dự thảo không nói rõ mức đặt cọc, ký quỹ là bao nhiêu. Phiên bản cũ của dự thảo này có nhắc giá trị ký quỹ tối thiểu là 1% tổng vốn đầu tư của dự án, tối đa không quá 20 tỉ đồng. Thế nhưng dự thảo hiện nay không quy định, liệu có thể xảy ra tình trạng địa phương “ép” nhà đầu tư hay không?
Ông Hùng cho rằng khi không khống chế mức trần, có thể xảy ra tình trạng địa phương đòi ký quỹ tùy tiện. Tuy nhiên, nhà đầu tư có thể phản ánh nếu thấy bất hợp lý. Như vậy sẽ linh hoạt hơn là áp đặt mức 1% hay 20 tỉ đồng, cứng nhắc, làm khó cho chính mình.
Theo VTC News