Thị trường bất động sản vẫn đang trong giai đoạn trầm lắng. Nhưng sự im ắng của giao dịch bất động sản không chỉ là do không có khách hàng mà còn là vì chiêu găm hàng của các chủ bất động sản.
Sau một thời gian dài nghỉ Tết, nhiều sàn bất động sản vẫn đóng cửa. Dạo qua một loạt các khu tập trung nhiều sàn bất động sản như đường Lê Văn Lương kéo dài, khu đô thị mới Văn Phú, Văn Quán, khu Trung Hòa Nhân Chính (Hà Nội) hiện vẫn im ắng. Một vài sàn đã mở cửa nhưng rất vắng khách, lượng chào bán ít, lượng giao dịch thành công rất thấp.
Nhiều chủ bất động sản than vãn, năm qua là năm kinh doanh bi đát với họ. Số lượng khách rất ít, lượng giao dịch thành công thấp, thị trường đang rất ế ẩm. Khó khăn về vốn, áp lực trả nợ vay đã khiến nhiều chủ bất động sản và các nhà đầu tư thứ cấp phải chấp nhận giảm giá để bán được hàng, nhằm thu tiền về. Thị trường bất động sản trong thời gian dài đã có những đợt giảm giá mạnh tới mức 30-40%.
Thực tế này khiến nhiều người lo ngại về tình trạng "vỡ trận" của thị trường bất động sản. Song, nhiều chuyên gia cho rằng, đây chỉ là chiêu thức giải quyết vốn của các nhà đầu tư chịu áp lực tài chính.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, với các dự án bất động sản hiện nay, chỉ có các nhà đầu tư thứ cấp hoặc các chủ đầu tư bị áp lực trả lãi cao mới chịu bán cắt lỗ để có tiền giải quyết các khoản nợ vay. Còn những chủ đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh thường có xu hướng găm hàng lại chờ thị trường lên giá, do lợi nhuận từ việc bán nhà giảm giá không đủ để tái đầu tư dự án mới.
Tuy nhiên, bất động sản có thực sự giảm giá? GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhận định: Trong thời gian từ tháng 1/2011 tới tháng 10/2011, giá nhà ở trung bình của cả nước luôn tăng. Cụ thể, tháng 1 và tháng 2, giá nhà tăng trung bình 1%; tháng 3 tới tháng 5 tăng 3-4%/tháng; tháng 6 tới tháng 9 tăng 0,5%/tháng. Tới đầu tháng 10 tới tháng 11 năm 2011, mới có nhiều dự án nhà ở tuyên bố giảm giá tới 30%.
"Phải chăng đó là chỉ chiêu thức giải quyết vốn bởi chuyện giảm giá nhà ở, không phải là xu hướng chung của toàn thị trường. Trên thực tế, có tình trạng thiếu vốn đầu tư, ít giao dịch nhưng không thể kết luận là có tình trạng xuống giá đồng loạt. Đồ thị giá bất động sản trong suốt 10 tháng đầu năm vẫn đi lên đều, có nghĩa là các nhà đầu tư đã dùng chiêu giảm giá để tạo dư luận về những khó khăn để mong muốn Chính phủ có chính sách tháo gỡ nguồn vốn từ tín dụng", GS.Võ đánh giá.
Nhiều chủ bất động sản than vãn, năm qua là năm kinh doanh bi đát với họ. Số lượng khách rất ít, lượng giao dịch thành công thấp, thị trường đang rất ế ẩm. Khó khăn về vốn, áp lực trả nợ vay đã khiến nhiều chủ bất động sản và các nhà đầu tư thứ cấp phải chấp nhận giảm giá để bán được hàng, nhằm thu tiền về. Thị trường bất động sản trong thời gian dài đã có những đợt giảm giá mạnh tới mức 30-40%.
Thực tế này khiến nhiều người lo ngại về tình trạng "vỡ trận" của thị trường bất động sản. Song, nhiều chuyên gia cho rằng, đây chỉ là chiêu thức giải quyết vốn của các nhà đầu tư chịu áp lực tài chính.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, với các dự án bất động sản hiện nay, chỉ có các nhà đầu tư thứ cấp hoặc các chủ đầu tư bị áp lực trả lãi cao mới chịu bán cắt lỗ để có tiền giải quyết các khoản nợ vay. Còn những chủ đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh thường có xu hướng găm hàng lại chờ thị trường lên giá, do lợi nhuận từ việc bán nhà giảm giá không đủ để tái đầu tư dự án mới.
Tuy nhiên, bất động sản có thực sự giảm giá? GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhận định: Trong thời gian từ tháng 1/2011 tới tháng 10/2011, giá nhà ở trung bình của cả nước luôn tăng. Cụ thể, tháng 1 và tháng 2, giá nhà tăng trung bình 1%; tháng 3 tới tháng 5 tăng 3-4%/tháng; tháng 6 tới tháng 9 tăng 0,5%/tháng. Tới đầu tháng 10 tới tháng 11 năm 2011, mới có nhiều dự án nhà ở tuyên bố giảm giá tới 30%.
"Phải chăng đó là chỉ chiêu thức giải quyết vốn bởi chuyện giảm giá nhà ở, không phải là xu hướng chung của toàn thị trường. Trên thực tế, có tình trạng thiếu vốn đầu tư, ít giao dịch nhưng không thể kết luận là có tình trạng xuống giá đồng loạt. Đồ thị giá bất động sản trong suốt 10 tháng đầu năm vẫn đi lên đều, có nghĩa là các nhà đầu tư đã dùng chiêu giảm giá để tạo dư luận về những khó khăn để mong muốn Chính phủ có chính sách tháo gỡ nguồn vốn từ tín dụng", GS.Võ đánh giá.
Theo VEF