Thị trường bất động sản vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi. Giá nhà đất tại nhiều dự án tiếp tục ảm đạm, tuy nhiên nhu cầu mua nhà phố, nhà để ở trị giá trung bình đang có xu hướng tăng dần...
Bất động sản dự án giảm giá
Chị Nguyễn Thanh Hương - Trưởng Văn phòng môi giới tại 603 Lạc Long Quân cho biết, tất cả các dự án trên địa bàn quận Tây Hồ đều giảm giá khá mạnh. Khu căn hộ tái định cư Ciputra sát Vườn Đào đã giảm từ 42 triệu đồng/m2 xuống chỉ còn 30-32 triệu đồng/m2.
Dự án biệt thự khu A Dương Nội loại đường nhỏ đã giảm từ trên 60 triệu/m2 xuống còn 52 triệu/m2. Nhà liền kề khu đô thị Văn Khê, Làng Việt Kiều châu Âu, Mỗ Lao, Văn Quán, Linh Đàm cũng giảm xuống cả chục triệu đồng/m2.
Với các dự án ở xa trung tâm, hạ tầng kém như dọc đường 32, các dự án thuộc huyện Hoài Đức, Quốc Oai, Gia Lâm, Hoàng Mai, Hà Đông, Sóc Sơn, Long Biên, đất dịch vụ... được dự báo giá còn giảm sâu.
Chị Yến, nhân viên một văn phòng môi giới sát dự án khu A Dương Nội cho hay, mở cửa văn phòng đã 7 ngày nhưng hầu như không có khách. So với đất nền, giá chung cư dự án có độ rớt nhiều hơn. Nhiều dự án bán ngang giá gốc cũng không có khách mua.
Chị Mai, Trưởng phòng môi giới của công ty bất động sản tại 101 Láng Hạ nói rằng, không còn cái cảnh xếp hàng ùn ùn bốc thăm mua nhà như trước nữa. Những dự án có tranh chấp như CT1, CT2 Vân Canh, những dự án có “vấn đề” về tiến độ của Megastar, Công ty Nhà Vĩnh Hưng thì càng đìu hiu hơn nữa.
Chị Nguyễn Thanh Hương, văn phòng môi giới tại 603 Lạc Long Quân cho hay, thấy thị trường khó khăn chị mở ra cả dịch vụ môi giới cho thuê nhà. “Nhiều văn phòng môi giới đã phải đóng cửa do chi phí quá lớn, chậm chuyển đổi”- chị Hương nói.
Cũng theo nhiều văn phòng môi giới khu vực đường Lạc Long Quân, mặc dù dự án khó bán nhưng tâm lý chờ xuống giá đã giảm, nhu cầu nhà phố trên địa bàn quận Tây Hồ, Đống Đa, Ba Đình có trị giá dưới 2,5 tỷ đồng những ngày qua được nhiều người hỏi mua. Những dự án căn hộ đã hoàn thiện trị giá dưới 3 tỷ đồng cũng dễ giao dịch.
Trả giá vì phát triển nóng
Ông Phan Thành Mai - Tổng thư ký Hiệp hội bất động sản VN cho rằng, thăng trầm của thị trường bất động sản là chuyện bình thường, vì ngay cả những thị trường ổn định như Singapore, Hồng Kông mà còn nóng lạnh.
Người tham gia thị trường thì muốn lên nhanh nhưng chính sách thì cần ổn định, bền vững. Thị trường muốn ổn định thì phải giảm phụ thuộc vào nguồn vốn ngân hàng và huy động theo kiểu bán nhà trên giấy quá nhiều.
Theo ông Phan Thành Mai, thực tế những sản phẩm bất động sản thực sự trên thị trường không nhiều mà đa phần là các sản phẩm được hình thành qua các kênh huy động vốn sớm, bán nhà trên giấy. Ông Mai tin rằng với hàng loạt các chính sách đang áp dụng thì đến 2013 trở đi thị trường mới phát triển ổn định được.
Vấn đề đặt ra là cần phát triển các nguồn vốn khác như Quỹ tín thác, Quỹ tiết kiệm nhà ở để huy động các nguồn tiền tham gia phát triển thị trường thông qua chứng khoán hoá bất động sản.
Ông Nguyễn Khắc Thọ - Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho rằng, thị trường sẽ hồi phục khi nền tài chính ổn định hơn, khi lãi suất cho vay giảm. Nhiều doanh nghiệp đang phải trả giá cho tình trạng đầu tư nóng, quá phụ thuộc vào tín dụng, đầu tư quá nhiều dự án cùng một lúc, dùng vốn vay sai mục đích nên không cân đối được.
Trong năm 2012, thị trường bất động sản còn khó khăn. Cần thúc đẩy các cơ hội xúc tiến đầu tư, thu hút đầu tư từ kiều hối, từ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết, trong tháng 3 tới, sẽ báo cáo Chính phủ về một số biện pháp hỗ trợ thị trường phát triển bền vững như thành lập ngân hàng chuyên phát triển nhà ở, xây dựng quy định về tái thế chấp...
Chị Nguyễn Thanh Hương - Trưởng Văn phòng môi giới tại 603 Lạc Long Quân cho biết, tất cả các dự án trên địa bàn quận Tây Hồ đều giảm giá khá mạnh. Khu căn hộ tái định cư Ciputra sát Vườn Đào đã giảm từ 42 triệu đồng/m2 xuống chỉ còn 30-32 triệu đồng/m2.
Nhà biệt thự có giá trị cao khó giao dịch.
Biệt thự Ciputra đã giảm từ 200 triệu đồng/m2 xuống còn 150-170 triệu đồng/m2 là mức giảm mạnh nhất từ trước tới nay với dự án có vị trí khá tốt này. Dự án nhà liền kề khu C Dương Nội - Hà Đông đã giảm từ 50 triệu đồng/m2 xuống chỉ còn 35 triệu đồng/m2.Dự án biệt thự khu A Dương Nội loại đường nhỏ đã giảm từ trên 60 triệu/m2 xuống còn 52 triệu/m2. Nhà liền kề khu đô thị Văn Khê, Làng Việt Kiều châu Âu, Mỗ Lao, Văn Quán, Linh Đàm cũng giảm xuống cả chục triệu đồng/m2.
Với các dự án ở xa trung tâm, hạ tầng kém như dọc đường 32, các dự án thuộc huyện Hoài Đức, Quốc Oai, Gia Lâm, Hoàng Mai, Hà Đông, Sóc Sơn, Long Biên, đất dịch vụ... được dự báo giá còn giảm sâu.
Chị Yến, nhân viên một văn phòng môi giới sát dự án khu A Dương Nội cho hay, mở cửa văn phòng đã 7 ngày nhưng hầu như không có khách. So với đất nền, giá chung cư dự án có độ rớt nhiều hơn. Nhiều dự án bán ngang giá gốc cũng không có khách mua.
Chị Mai, Trưởng phòng môi giới của công ty bất động sản tại 101 Láng Hạ nói rằng, không còn cái cảnh xếp hàng ùn ùn bốc thăm mua nhà như trước nữa. Những dự án có tranh chấp như CT1, CT2 Vân Canh, những dự án có “vấn đề” về tiến độ của Megastar, Công ty Nhà Vĩnh Hưng thì càng đìu hiu hơn nữa.
Chị Nguyễn Thanh Hương, văn phòng môi giới tại 603 Lạc Long Quân cho hay, thấy thị trường khó khăn chị mở ra cả dịch vụ môi giới cho thuê nhà. “Nhiều văn phòng môi giới đã phải đóng cửa do chi phí quá lớn, chậm chuyển đổi”- chị Hương nói.
Cũng theo nhiều văn phòng môi giới khu vực đường Lạc Long Quân, mặc dù dự án khó bán nhưng tâm lý chờ xuống giá đã giảm, nhu cầu nhà phố trên địa bàn quận Tây Hồ, Đống Đa, Ba Đình có trị giá dưới 2,5 tỷ đồng những ngày qua được nhiều người hỏi mua. Những dự án căn hộ đã hoàn thiện trị giá dưới 3 tỷ đồng cũng dễ giao dịch.
Trả giá vì phát triển nóng
Ông Phan Thành Mai - Tổng thư ký Hiệp hội bất động sản VN cho rằng, thăng trầm của thị trường bất động sản là chuyện bình thường, vì ngay cả những thị trường ổn định như Singapore, Hồng Kông mà còn nóng lạnh.
Căn hộ đã hoàn thiện trị giá dưới 3 tỷ đồng cũng dễ giao dịch.(Ảnh minh họa)
GS Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường cho hay, thị trường đang phải trả giá cho tình trạng phát triển quá nóng, thiếu kiểm soát những năm vừa qua. Đại diện Hiệp hội bất động sản nhận định, thị trường lên nhanh, phát triển nóng thì khó ổn định.Người tham gia thị trường thì muốn lên nhanh nhưng chính sách thì cần ổn định, bền vững. Thị trường muốn ổn định thì phải giảm phụ thuộc vào nguồn vốn ngân hàng và huy động theo kiểu bán nhà trên giấy quá nhiều.
Theo ông Phan Thành Mai, thực tế những sản phẩm bất động sản thực sự trên thị trường không nhiều mà đa phần là các sản phẩm được hình thành qua các kênh huy động vốn sớm, bán nhà trên giấy. Ông Mai tin rằng với hàng loạt các chính sách đang áp dụng thì đến 2013 trở đi thị trường mới phát triển ổn định được.
Vấn đề đặt ra là cần phát triển các nguồn vốn khác như Quỹ tín thác, Quỹ tiết kiệm nhà ở để huy động các nguồn tiền tham gia phát triển thị trường thông qua chứng khoán hoá bất động sản.
Ông Nguyễn Khắc Thọ - Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho rằng, thị trường sẽ hồi phục khi nền tài chính ổn định hơn, khi lãi suất cho vay giảm. Nhiều doanh nghiệp đang phải trả giá cho tình trạng đầu tư nóng, quá phụ thuộc vào tín dụng, đầu tư quá nhiều dự án cùng một lúc, dùng vốn vay sai mục đích nên không cân đối được.
Trong năm 2012, thị trường bất động sản còn khó khăn. Cần thúc đẩy các cơ hội xúc tiến đầu tư, thu hút đầu tư từ kiều hối, từ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết, trong tháng 3 tới, sẽ báo cáo Chính phủ về một số biện pháp hỗ trợ thị trường phát triển bền vững như thành lập ngân hàng chuyên phát triển nhà ở, xây dựng quy định về tái thế chấp...
Theo Đô thị