Sau 1 năm rơi vào ảm đạm và gần như “lạnh” toàn phần ở tất cả các phân khúc thì để tìm kiếm cơ hội trong năm 2012, các doanh nghiệp bất động sản (BĐS) cần phải cơ cấu lại sản phẩm.
Trước tiên phải cơ cấu lại sản phẩm
Đây là ý kiến của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng khi trao đổi với các phóng viên xung quanh các vấn đề của Bộ Xây dựng nói chung và cơ hội cho thị trường BĐS nói riêng trong năm 2012. “Năm 2011 vừa qua, thị trường BĐS phát triển không đúng với khả năng thanh toán của nền kinh tế. Chính vì vậy, đây cũng là lúc nhìn lại một thị trường non trẻ để thấy rõ chúng ta còn thiếu kinh nghiệm trong quản lý, đầu tư cũng như phát triển“- Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng nói.
Bộ trưởng cho rằng, mấu chốt vấn đề là cần giải quyết tận gốc, doanh nghiệp BĐS trước tiên phải cơ cấu lại các sản phẩm thì mới có cơ hội phát triển trong năm 2012 này. Trước đây, làm ra những sản phẩm phục vụ người có khả năng về kinh tế cao thì nay phải cơ cấu lại những sản phẩm có quy mô vừa và nhỏ để phù hợp với đa số đối tượng. Đầu tư phải phù hợp với nhu cầu xã hội chứ không phải tự phát, phong trào như thời gian qua.
Trước đây, một số doanh nghiệp đã định hướng và xin giấy phép xây dựng những căn hộ nhỏ diện tích 40 - 50m2 với giá khoảng 600-700 triệu đồng/căn, tuy nhiên vì nhiều lý do, những sản phẩm này chưa được phát triển rộng rãi. Những căn hộ loại này có thể đáp ứng được nhiều đối tượng khác nhau.
Với loại diện tích 80 - 100m2 thì phù hợp với những gia đình 4 người. Còn loại nhỏ từ 40 - 50m2 sẽ là lựa chọn lý tưởng cho những người sống độc thân hoặc vợ chồng mới cưới. Rất có thể trong năm 2012, loại căn hộ nhỏ này sẽ là sự lựa chọn lý tưởng của các doanh nghiệp BĐS.
Kỳ vọng niềm tin sẽ quay trở lại
Sau một thời gian dài đóng băng, để thị trường BĐS có thể “ấm” trở lại thì điều quan trọng nhất thời điểm này chính là sự quay trở lại và đặt niềm tin của các nhà đầu tư. Cơ sở quan trọng để các nhà đầu tư đặt niềm tin vào thị trường là do BĐS luôn gắn với nhu cầu thiết yếu của người dân.
Đối với Chính phủ thì đó là nhu cầu về an sinh xã hội cần được đảm bảo và một khi điều kiện KT-XH phát triển thì nhu cầu của người dân về nhà ở, về không gian sống, về môi trường sống ngày càng cần được nâng cao và cần được đáp ứng ở mức độ tốt hơn. Điều kiện sống hiện tại của người dân Việt Nam còn rất thấp. Đây chính là cơ hội cho thị trường BĐS phát triển.
Những hy vọng trên được thắp sáng bởi ngay đầu năm 2012, Chính phủ đã gửi đi những thông điệp khẳng định, sẽ đưa ra các giải pháp để khôi phục thị trường BĐS và thị trường chứng khoán. Theo Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng, trong năm 2011 vừa qua, Bộ Xây dựng cùng với các cơ quan của Chính phủ trong ban chỉ đạo chính sách phát triển nhà ở đã đề xuất và được Thủ tướng phê duyệt chiến lược phát triển nhà ở đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030.
Đây là lần đầu tiên chúng ta có chiến lược phát triển nhà ở kể từ khi đất nước giành được độc lập. Chiến lược đã khẳng định rõ quan điểm phát triển nhà ở là điều kiện để phát triển con người và xác định rõ hai loại nhà ở cần được xây dựng, quan tâm và phát triển. Một loại là nhà ở hàng hóa, phát triển chủ yếu theo cơ chế thị trường, do thị trường điều tiết. Loại thứ hai là nhà xã hội, phi hàng hóa, rất cần sự can thiệp, hỗ trợ của Nhà nước.
Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng cũng đã có những kiến nghị cụ thể nhằm đưa một số loại hình BĐS ra khỏi nhóm phi sản xuất và đề xuất mở van tín dụng cho một số phân khúc BĐS hướng tới nhu cầu thực và an sinh xã hội. Như vậy, tình trạng suy giảm của thị trường BĐS rất có thể sẽ từng bước được cải thiện trong năm 2012.
Đây là ý kiến của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng khi trao đổi với các phóng viên xung quanh các vấn đề của Bộ Xây dựng nói chung và cơ hội cho thị trường BĐS nói riêng trong năm 2012. “Năm 2011 vừa qua, thị trường BĐS phát triển không đúng với khả năng thanh toán của nền kinh tế. Chính vì vậy, đây cũng là lúc nhìn lại một thị trường non trẻ để thấy rõ chúng ta còn thiếu kinh nghiệm trong quản lý, đầu tư cũng như phát triển“- Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng nói.
Bộ trưởng cho rằng, mấu chốt vấn đề là cần giải quyết tận gốc, doanh nghiệp BĐS trước tiên phải cơ cấu lại các sản phẩm thì mới có cơ hội phát triển trong năm 2012 này. Trước đây, làm ra những sản phẩm phục vụ người có khả năng về kinh tế cao thì nay phải cơ cấu lại những sản phẩm có quy mô vừa và nhỏ để phù hợp với đa số đối tượng. Đầu tư phải phù hợp với nhu cầu xã hội chứ không phải tự phát, phong trào như thời gian qua.
Trước đây, một số doanh nghiệp đã định hướng và xin giấy phép xây dựng những căn hộ nhỏ diện tích 40 - 50m2 với giá khoảng 600-700 triệu đồng/căn, tuy nhiên vì nhiều lý do, những sản phẩm này chưa được phát triển rộng rãi. Những căn hộ loại này có thể đáp ứng được nhiều đối tượng khác nhau.
Với loại diện tích 80 - 100m2 thì phù hợp với những gia đình 4 người. Còn loại nhỏ từ 40 - 50m2 sẽ là lựa chọn lý tưởng cho những người sống độc thân hoặc vợ chồng mới cưới. Rất có thể trong năm 2012, loại căn hộ nhỏ này sẽ là sự lựa chọn lý tưởng của các doanh nghiệp BĐS.
Kỳ vọng niềm tin sẽ quay trở lại
Sau một thời gian dài đóng băng, để thị trường BĐS có thể “ấm” trở lại thì điều quan trọng nhất thời điểm này chính là sự quay trở lại và đặt niềm tin của các nhà đầu tư. Cơ sở quan trọng để các nhà đầu tư đặt niềm tin vào thị trường là do BĐS luôn gắn với nhu cầu thiết yếu của người dân.
Đối với Chính phủ thì đó là nhu cầu về an sinh xã hội cần được đảm bảo và một khi điều kiện KT-XH phát triển thì nhu cầu của người dân về nhà ở, về không gian sống, về môi trường sống ngày càng cần được nâng cao và cần được đáp ứng ở mức độ tốt hơn. Điều kiện sống hiện tại của người dân Việt Nam còn rất thấp. Đây chính là cơ hội cho thị trường BĐS phát triển.
Những hy vọng trên được thắp sáng bởi ngay đầu năm 2012, Chính phủ đã gửi đi những thông điệp khẳng định, sẽ đưa ra các giải pháp để khôi phục thị trường BĐS và thị trường chứng khoán. Theo Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng, trong năm 2011 vừa qua, Bộ Xây dựng cùng với các cơ quan của Chính phủ trong ban chỉ đạo chính sách phát triển nhà ở đã đề xuất và được Thủ tướng phê duyệt chiến lược phát triển nhà ở đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030.
Đây là lần đầu tiên chúng ta có chiến lược phát triển nhà ở kể từ khi đất nước giành được độc lập. Chiến lược đã khẳng định rõ quan điểm phát triển nhà ở là điều kiện để phát triển con người và xác định rõ hai loại nhà ở cần được xây dựng, quan tâm và phát triển. Một loại là nhà ở hàng hóa, phát triển chủ yếu theo cơ chế thị trường, do thị trường điều tiết. Loại thứ hai là nhà xã hội, phi hàng hóa, rất cần sự can thiệp, hỗ trợ của Nhà nước.
Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng cũng đã có những kiến nghị cụ thể nhằm đưa một số loại hình BĐS ra khỏi nhóm phi sản xuất và đề xuất mở van tín dụng cho một số phân khúc BĐS hướng tới nhu cầu thực và an sinh xã hội. Như vậy, tình trạng suy giảm của thị trường BĐS rất có thể sẽ từng bước được cải thiện trong năm 2012.
Theo GTVT