Hơn 66% dư nợ trong hệ thống tín dụng được đảm bảo bằng bất động sản (BĐS). Đó là thông tin được Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình công bố tại phiên trả lời chất vấn Quốc hội sáng qua (13/4).
Với trách nhiệm cơ quan chủ trì giải quyết tồn kho BĐS, trong phần giải trình của mình, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng nhiều lần nhắc đến các cụm từ “quyết liệt”, “quyết tâm cao”..., nhưng có vẻ chừng đó chưa làm hài lòng các đại biểu Quốc hội.
3 nguyên nhân tồn kho BĐS
Trả lời câu hỏi của đại biểu Châu Thị Thu Nga (Hà Nội) về nguyên nhân dẫn đến tình trạng tồn kho BĐS quá lớn, khiến thị trường BĐS đóng băng thời gian qua, Bộ trưởng Dũng chỉ ra 3 nguyên nhân chính. Thứ nhất, quá trình phát triển các dự án BĐS tự phát, chạy theo phong trào, dẫn đến số lượng các dự án quá nhiều, vượt xa so với nhu cầu thực của xã hội, của thị trường trong một giai đoạn nhất định. Thứ hai, cơ cấu BĐS bất hợp lý, vừa thừa vừa thiếu (thừa những BĐS cao cấp hoặc trung bình, nhưng thiếu những BĐS phục vụ người có thu nhập thấp). Thứ ba, vốn cho BĐS chủ yếu dựa vào vốn vay tín dụng và một phần vốn góp của người mua nhà. Còn chủ đầu tư BĐS hầu hết là những DN có vốn chủ sở hữu rất thấp, khi tín dụng cho BĐS bị thắt chặt và lãi suất tăng cao thì không có khả năng tài chính để thực hiện tiếp các dự án BĐS, khiến các dự án đóng băng.
“Chúng ta còn thiếu các thiết chế tài chính để hỗ trợ về nguồn vốn dài hạn cho BĐS như quỹ tiết kiệm nhà ở hay quỹ phát triển BĐS…”, Bộ trưởng Dũng nói và nhấn mạnh các giải pháp cần triển khai trong thời gian tới nhằm “giải cứu” thị trường BĐS như: Tập trung rà soát toàn bộ dự án BĐS để phân loại và có cách xử lý phù hợp. Dự án chưa giải phóng mặt bằng thì phải dừng lại, dự án đã giải phóng mặt bằng nhưng chưa đầu tư hạ tầng thì tạm thời giãn tiến độ. Những dự án nào đang đầu tư hạ tầng thì phải tiếp tục cơ cấu lại dự án theo hướng tập trung để phát triển nhà ở xã hội, cơ cấu lại các sản phẩm BĐS để phù hợp với khả năng thanh toán của người dân có thu nhập thấp; khuyến khích chuyển những sản phẩm BĐS thương mại sang nhà ở xã hội…
Bộ trưởng Dũng cũng đề nghị hệ thống ngân hàng tiếp tục cho vay với những người mua nhà, đặc biệt những người mua nhà sử dụng lần đầu, người mua nhà ở xã hội. Đồng thời, kiến nghị Quốc hội xem xét việc miễn giảm thuế VAT đối với những người mua nhà ở lần đầu. “Đây là một số giải pháp trước mắt cần phải quyết liệt giải quyết”, Bộ trưởng Dũng nhấn mạnh.
Vẫn băn khoăn tính khả thi
Đồng tình với những giải pháp giải cứu khối BĐS đang tồn kho hiện nay do Bộ Xây dựng đưa ra, tuy nhiên, đại biểu Phùng Văn Hùng (Cao Bằng) lại tỏ ra băn khoăn về tính khả thi.
“Tình trạng tồn kho chủ yếu là do cung vượt cầu như Bộ trưởng đã khẳng định xảy ra với những sản phẩm BĐS cao cấp và mặc dù giá bán hiện đã hạ tới 30 - 40%, nhưng cũng chẳng mấy ai mua, thị trường BĐS vẫn trầm lắng. Như vậy, chúng ta bán được cho ai, nếu như chúng ta muốn giải cứu?”, đại biểu Hùng đặt câu hỏi và cho rằng, nếu chuyển sang nhà ở xã hội từ sản phẩm có giá bán 20 - 30 triệu đồng/m2, nay hạ xuống 5 - 7 triệu đồng/m2 thì khoảng chênh lệch ấy ai bù vào, chưa tính đến khi chuyển đổi từ chung cư cao cấp hoặc biệt thự sang nhà ở xã hội thì phải thiết kế lại và kết cấu lại cũng sẽ phát sinh rất nhiều chi phí.
“Hiện nay, chưa có con số cụ thể bao nhiêu dự án BĐS đang tồn đọng đã xây dựng nhưng không thể bán được. Khi không có con số thực tế thì làm sao chúng ta giải quyết được một cách thiết thực, khả thi”, đại biểu Hùng đặt câu hỏi.
Tại Nghị trường, Bộ trưởng Dũng cho biết, theo số liệu chưa đầy đủ của 44 tỉnh, thành phố có nhiều dự án BĐS, tính đến ngày 30/8, tổng giá trị tồn kho ước tính vào khoảng 40.750 tỷ đồng.
Với lượng hàng tồn kho này, dù là người đứng đầu ngành xây dựng, nhưng Bộ trưởng Dũng cũng băn khoăn: “Tôi hy vọng rằng các địa phương sẽ cùng vào cuộc một cách quyết liệt để tháo gỡ những khó khăn. Nhưng cũng không thể khẳng định được là tháo gỡ khó khăn tuyệt đối cho thị trường BĐS”.
Về thực trạng thị trường, ông Dũng nhìn nhận, thị trường BĐS hiện đang trong giai đoạn khó khăn nhất và chắc chắn vẫn còn tiếp tục khó khăn. “Nếu để càng lâu thì nợ xấu càng tăng thêm, cho nên cần phải quyết tâm rất cao mới có thể giúp thị trường ấm lên”, Bộ trưởng Dũng nói.
Hơn 66% dư nợ trong hệ thống tín dụng được đảm bảo bằng bất động sản
3 nguyên nhân tồn kho BĐS
Trả lời câu hỏi của đại biểu Châu Thị Thu Nga (Hà Nội) về nguyên nhân dẫn đến tình trạng tồn kho BĐS quá lớn, khiến thị trường BĐS đóng băng thời gian qua, Bộ trưởng Dũng chỉ ra 3 nguyên nhân chính. Thứ nhất, quá trình phát triển các dự án BĐS tự phát, chạy theo phong trào, dẫn đến số lượng các dự án quá nhiều, vượt xa so với nhu cầu thực của xã hội, của thị trường trong một giai đoạn nhất định. Thứ hai, cơ cấu BĐS bất hợp lý, vừa thừa vừa thiếu (thừa những BĐS cao cấp hoặc trung bình, nhưng thiếu những BĐS phục vụ người có thu nhập thấp). Thứ ba, vốn cho BĐS chủ yếu dựa vào vốn vay tín dụng và một phần vốn góp của người mua nhà. Còn chủ đầu tư BĐS hầu hết là những DN có vốn chủ sở hữu rất thấp, khi tín dụng cho BĐS bị thắt chặt và lãi suất tăng cao thì không có khả năng tài chính để thực hiện tiếp các dự án BĐS, khiến các dự án đóng băng.
“Chúng ta còn thiếu các thiết chế tài chính để hỗ trợ về nguồn vốn dài hạn cho BĐS như quỹ tiết kiệm nhà ở hay quỹ phát triển BĐS…”, Bộ trưởng Dũng nói và nhấn mạnh các giải pháp cần triển khai trong thời gian tới nhằm “giải cứu” thị trường BĐS như: Tập trung rà soát toàn bộ dự án BĐS để phân loại và có cách xử lý phù hợp. Dự án chưa giải phóng mặt bằng thì phải dừng lại, dự án đã giải phóng mặt bằng nhưng chưa đầu tư hạ tầng thì tạm thời giãn tiến độ. Những dự án nào đang đầu tư hạ tầng thì phải tiếp tục cơ cấu lại dự án theo hướng tập trung để phát triển nhà ở xã hội, cơ cấu lại các sản phẩm BĐS để phù hợp với khả năng thanh toán của người dân có thu nhập thấp; khuyến khích chuyển những sản phẩm BĐS thương mại sang nhà ở xã hội…
Bộ trưởng Dũng cũng đề nghị hệ thống ngân hàng tiếp tục cho vay với những người mua nhà, đặc biệt những người mua nhà sử dụng lần đầu, người mua nhà ở xã hội. Đồng thời, kiến nghị Quốc hội xem xét việc miễn giảm thuế VAT đối với những người mua nhà ở lần đầu. “Đây là một số giải pháp trước mắt cần phải quyết liệt giải quyết”, Bộ trưởng Dũng nhấn mạnh.
Vẫn băn khoăn tính khả thi
Đồng tình với những giải pháp giải cứu khối BĐS đang tồn kho hiện nay do Bộ Xây dựng đưa ra, tuy nhiên, đại biểu Phùng Văn Hùng (Cao Bằng) lại tỏ ra băn khoăn về tính khả thi.
“Tình trạng tồn kho chủ yếu là do cung vượt cầu như Bộ trưởng đã khẳng định xảy ra với những sản phẩm BĐS cao cấp và mặc dù giá bán hiện đã hạ tới 30 - 40%, nhưng cũng chẳng mấy ai mua, thị trường BĐS vẫn trầm lắng. Như vậy, chúng ta bán được cho ai, nếu như chúng ta muốn giải cứu?”, đại biểu Hùng đặt câu hỏi và cho rằng, nếu chuyển sang nhà ở xã hội từ sản phẩm có giá bán 20 - 30 triệu đồng/m2, nay hạ xuống 5 - 7 triệu đồng/m2 thì khoảng chênh lệch ấy ai bù vào, chưa tính đến khi chuyển đổi từ chung cư cao cấp hoặc biệt thự sang nhà ở xã hội thì phải thiết kế lại và kết cấu lại cũng sẽ phát sinh rất nhiều chi phí.
“Hiện nay, chưa có con số cụ thể bao nhiêu dự án BĐS đang tồn đọng đã xây dựng nhưng không thể bán được. Khi không có con số thực tế thì làm sao chúng ta giải quyết được một cách thiết thực, khả thi”, đại biểu Hùng đặt câu hỏi.
Tại Nghị trường, Bộ trưởng Dũng cho biết, theo số liệu chưa đầy đủ của 44 tỉnh, thành phố có nhiều dự án BĐS, tính đến ngày 30/8, tổng giá trị tồn kho ước tính vào khoảng 40.750 tỷ đồng.
Với lượng hàng tồn kho này, dù là người đứng đầu ngành xây dựng, nhưng Bộ trưởng Dũng cũng băn khoăn: “Tôi hy vọng rằng các địa phương sẽ cùng vào cuộc một cách quyết liệt để tháo gỡ những khó khăn. Nhưng cũng không thể khẳng định được là tháo gỡ khó khăn tuyệt đối cho thị trường BĐS”.
Về thực trạng thị trường, ông Dũng nhìn nhận, thị trường BĐS hiện đang trong giai đoạn khó khăn nhất và chắc chắn vẫn còn tiếp tục khó khăn. “Nếu để càng lâu thì nợ xấu càng tăng thêm, cho nên cần phải quyết tâm rất cao mới có thể giúp thị trường ấm lên”, Bộ trưởng Dũng nói.
Theo ĐTCK