Thị trường bất động sản trầm lắng khiến giá nhà, đất đã giảm sâu, song vẫn vượt tầm với của người có mức thu nhập trung bình. Với căn hộ từ 300 - 900 triệu đồng, mô hình góp tiền mua chung đất tự xây nhà đang được nhiều người có nhu cầu thực về nhà ở quan tâm.
Thay vì mua chung cư mini, nhiều người đã tham gia chung tiền mua đất xây nhà. Trong ảnh: Chung cư mini Đông Nhân, Hoài Đức, Hà Nội..
Căn hộ chính chủ, giá rẻ
Xu hướng góp tiền mua chung đất xây nhà được coi là tự phát manh nha trong bối cảnh hiện tại. Các nhóm tham gia là bạn bè, đồng nghiệp, anh chị em họ hàng có nhu cầu nhà ở.
Anh Nguyễn Thanh Nam, công tác tại một công ty xây dựng tại Hà Nội cho biết, tuy tham gia xây dựng nhiều công trình, nhưng chưa bao giờ nghĩ mình sẽ sở hữu được một căn hộ. Khi giá đất, nhà giảm sâu, anh Nam đã tập hợp những người bạn đồng nghiệp, chung tiền mua mảnh đất tại xã Đại Mỗ (huyện Từ Liêm), diện tích 100m2 với giá 30 triệu đồng/m2. Những người đứng ra góp vốn cùng đứng tên trên giấy tờ nhà đất.
"Chúng tôi là bạn bè đồng nghiệp, đều am hiểu về đất đai, xây dựng, nên có chung quan điểm. Việc góp tiền không chỉ là chuyện cùng xây nhà để giảm chi phí mà sau này còn ở cùng nhau, cùng vận hành và quản lý nhà. Tòa nhà xây 6 tầng, trong đó tầng 1 được thiết kế để xe, cho thuê kinh doanh. Diện tích từ tầng 2 đến tầng 6 được thiết kế cho 10 hộ gia đình. Với chi phí xây dựng tòa nhà 3 tỷ đồng, tiền đất 3 tỷ, mỗi gia đình "gánh" 600 triệu đồng, sở hữu một căn hộ 50m2. Trước khi góp tiền mua đất xây nhà, chúng tôi đã có các thỏa thuận về tài chính để các nhà ở tầng cao không bị thiệt, thống nhất được quyền lợi của từng hộ trong quá trình xây nhà. Nhà xây với mục đích để ở, nên ai muốn chuyển nhượng phải được sự đồng ý của những người còn lại" - anh Nam bày tỏ.
Chị Nguyễn Mai Hương, một thành viên mua nhà theo hình thức này, cho biết: "Chúng tôi cùng mua 43m2 đất tại phường Yên Nghĩa (quận Hà Đông) với giá 18 triệu đồng/m2. Tiền đất gần 800 triệu đồng, tiền xây dựng 5 tầng khoảng 5 triệu/m2. Để có 5 căn hộ riêng biệt, tổng mức đầu tư khoảng 1,8 tỷ đồng, tính ra mỗi hộ phải đầu tư 350 triệu đồng".
Trên diễn đàn Lamchame, sau khi một thành viên mở topic "Lập nhóm tự mua đất xây nhà, sở hữu nhà", đã có nhiều người hưởng ứng. Sau các buổi họp, nhóm đã thống nhất mua đất ở phố Kim Mã (quận Ba Đình). Theo tính toán, mỗi căn hộ 35m2, giá hơn 500 triệu đồng, họ đồng sở hữu, cùng đứng tên trên sổ đỏ.
Mô hình nên triển khai, nhân rộng
Trao đổi với phóng viên báo Kinh tế & Đô thị, TS Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho biết, các hộ gia đình cùng chung tiền mua đất, xây nhà có thể nói là mô hình hợp lý, nên triển khai, nhân rộng. Mô hình này có thể từ 2 người trở lên tham gia, trong hợp đồng mua bán có tên các thành viên tham gia góp vốn. Đất, nhà đều là tài sản chung của các hộ.
"Đây là kiểu mô hình hợp tác xã nhà ở. Khi thành lập hợp tác xã nhà ở, phải có điều lệ, quy định góp vốn thế nào, xin phép chính quyền xây nhà mấy tầng. Trước khi xây nhà, các thành viên nên có giao ước về quyền lợi mỗi bên, công chứng hợp đồng. Các đồng sở hữu tòa nhà có thể tự mình quản lý hoặc thuê người quản lý nhà ở, giống như khi mua căn hộ chung cư. Các hộ phải cùng nhau thỏa thuận, nhờ luật sư tư vấn, quy định cụ thể cái nào sở hữu chung, phần nào sở hữu riêng. Nếu sau này bán nhà, thì chuyển nhượng, chia tiền thế nào, phải quy định rõ" - TS Liêm tư vấn.
Theo đánh giá của các chuyên gia, trong khi chung cư mini còn những vấn đề pháp lý chưa rõ ràng, giá vẫn tương đối cao, thì đây là xu hướng gợi mở tốt cho những khách hàng có nhu cầu nhà ở nhưng khả năng tài chính eo hẹp; là một phương án gỡ rối cho bối cảnh cung - cầu chưa gặp nhau. Nếu mô hình này được công nhận, phát triển và được quan tâm đúng mức sẽ góp phần giải quyết được một phần tình trạng thiếu nhà ở hiện nay tại các đô thị lớn.
Xu hướng góp tiền mua chung đất xây nhà được coi là tự phát manh nha trong bối cảnh hiện tại. Các nhóm tham gia là bạn bè, đồng nghiệp, anh chị em họ hàng có nhu cầu nhà ở.
Anh Nguyễn Thanh Nam, công tác tại một công ty xây dựng tại Hà Nội cho biết, tuy tham gia xây dựng nhiều công trình, nhưng chưa bao giờ nghĩ mình sẽ sở hữu được một căn hộ. Khi giá đất, nhà giảm sâu, anh Nam đã tập hợp những người bạn đồng nghiệp, chung tiền mua mảnh đất tại xã Đại Mỗ (huyện Từ Liêm), diện tích 100m2 với giá 30 triệu đồng/m2. Những người đứng ra góp vốn cùng đứng tên trên giấy tờ nhà đất.
"Chúng tôi là bạn bè đồng nghiệp, đều am hiểu về đất đai, xây dựng, nên có chung quan điểm. Việc góp tiền không chỉ là chuyện cùng xây nhà để giảm chi phí mà sau này còn ở cùng nhau, cùng vận hành và quản lý nhà. Tòa nhà xây 6 tầng, trong đó tầng 1 được thiết kế để xe, cho thuê kinh doanh. Diện tích từ tầng 2 đến tầng 6 được thiết kế cho 10 hộ gia đình. Với chi phí xây dựng tòa nhà 3 tỷ đồng, tiền đất 3 tỷ, mỗi gia đình "gánh" 600 triệu đồng, sở hữu một căn hộ 50m2. Trước khi góp tiền mua đất xây nhà, chúng tôi đã có các thỏa thuận về tài chính để các nhà ở tầng cao không bị thiệt, thống nhất được quyền lợi của từng hộ trong quá trình xây nhà. Nhà xây với mục đích để ở, nên ai muốn chuyển nhượng phải được sự đồng ý của những người còn lại" - anh Nam bày tỏ.
Chị Nguyễn Mai Hương, một thành viên mua nhà theo hình thức này, cho biết: "Chúng tôi cùng mua 43m2 đất tại phường Yên Nghĩa (quận Hà Đông) với giá 18 triệu đồng/m2. Tiền đất gần 800 triệu đồng, tiền xây dựng 5 tầng khoảng 5 triệu/m2. Để có 5 căn hộ riêng biệt, tổng mức đầu tư khoảng 1,8 tỷ đồng, tính ra mỗi hộ phải đầu tư 350 triệu đồng".
Trên diễn đàn Lamchame, sau khi một thành viên mở topic "Lập nhóm tự mua đất xây nhà, sở hữu nhà", đã có nhiều người hưởng ứng. Sau các buổi họp, nhóm đã thống nhất mua đất ở phố Kim Mã (quận Ba Đình). Theo tính toán, mỗi căn hộ 35m2, giá hơn 500 triệu đồng, họ đồng sở hữu, cùng đứng tên trên sổ đỏ.
Mô hình nên triển khai, nhân rộng
Trao đổi với phóng viên báo Kinh tế & Đô thị, TS Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho biết, các hộ gia đình cùng chung tiền mua đất, xây nhà có thể nói là mô hình hợp lý, nên triển khai, nhân rộng. Mô hình này có thể từ 2 người trở lên tham gia, trong hợp đồng mua bán có tên các thành viên tham gia góp vốn. Đất, nhà đều là tài sản chung của các hộ.
"Đây là kiểu mô hình hợp tác xã nhà ở. Khi thành lập hợp tác xã nhà ở, phải có điều lệ, quy định góp vốn thế nào, xin phép chính quyền xây nhà mấy tầng. Trước khi xây nhà, các thành viên nên có giao ước về quyền lợi mỗi bên, công chứng hợp đồng. Các đồng sở hữu tòa nhà có thể tự mình quản lý hoặc thuê người quản lý nhà ở, giống như khi mua căn hộ chung cư. Các hộ phải cùng nhau thỏa thuận, nhờ luật sư tư vấn, quy định cụ thể cái nào sở hữu chung, phần nào sở hữu riêng. Nếu sau này bán nhà, thì chuyển nhượng, chia tiền thế nào, phải quy định rõ" - TS Liêm tư vấn.
Theo đánh giá của các chuyên gia, trong khi chung cư mini còn những vấn đề pháp lý chưa rõ ràng, giá vẫn tương đối cao, thì đây là xu hướng gợi mở tốt cho những khách hàng có nhu cầu nhà ở nhưng khả năng tài chính eo hẹp; là một phương án gỡ rối cho bối cảnh cung - cầu chưa gặp nhau. Nếu mô hình này được công nhận, phát triển và được quan tâm đúng mức sẽ góp phần giải quyết được một phần tình trạng thiếu nhà ở hiện nay tại các đô thị lớn.
Theo KTĐT