Phó Chánh thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội ông Trần Viết Ngôn cho hay, việc dự án nhà ở cao tầng kết hợp dịch vụ công cộng Sakura Tower ở 47 phố Vũ Trọng Phụng (Thanh Xuân, Hà Nội) xây dựng 21 tầng khi chưa có giấy phép là do chính quyền địa phương chưa làm hết thẩm quyền.
Chủ đầu tư nói: “Thi công giấu”!
Những ngày qua, dư luận đang lấy làm lạ, ngay giữa Thủ đô tòa nhà Sakura Tower tại địa chỉ nói trên được xây dựng từ năm 2009 đến nay đã “ngất ngưởng” 21 tầng mà hoàn toàn chưa được cấp phép.
Tòa nhà Sakura Tower đã xây dựng đến tầng 21 khi chưa được cấp phép xây dựngĐến ngày 26.7 vừa qua, Thanh tra Bộ Xây dựng đã kiểm tra công trình, lập biên bản vi phạm hành chính và xử phạt chủ đầu tư là Cty CP Hùng Tiến Kim Sơn 500 triệu đồng và phạt nhà thầu thi công là Cty CP Đầu tư và Phát triển hạ tầng Vinaconex – Alphanam 30 triệu đồng.
Tưởng rằng việc xử phạt như vậy phải khiến chủ đầu tư ý thức” được việc xây dựng trái pháp luật này, thế nhưng, chủ đầu tư một mặt nộp phạt, một mặt vẫn tiếp tục thi công, ngang nhiên thách thức pháp luật.
Ngày 25.8, Sở Xây dựng ra tiếp công văn số 6086/SXD-TTr-P3 đề nghị Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân chỉ đạo Thanh tra xây dựng quận Thanh Xuân phối hợp UBND phường Thanh Xuân Trung và các cơ quan liên quan áp dụng các biện pháp cần thiết đình chỉ có hiệu lực công trình nêu trên theo thẩm quyền.
Trước đó, ngày 11.3.2010, Thanh tra xây dựng quận Thanh Xuân đã lập biên bản vi phạm hành chính, yêu cầu ngừng thi công công trình do không có giấy phép xây dựng. Tiếp đó, các ngày 3.12.2010 và ngày 23.3.2011, cơ quan này, tiếp tục có 2 lần kiểm tra nữa và ra quyết định đình chỉ thi công công trình nhưng hoàn toàn không có hiệu lực.
Ông Trần Viết Ngôn, Phó Chánh Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, theo quy định, công trình xây dựng từ 5 tầng trở lên phải có biển báo, phối cảnh công trình, tên công trình… (trừ các công trình an ninh quốc phòng, bí mật) để các cơ quan giám sát. Tuy nhiên, quan sát kỹ tại địa điểm thi công dự án, PV chỉ nhìn thấy có một chiếc biển rất nhỏ chỉ có tên và địa điểm xây dựng công trình chứ không hề có phối cảnh dự án.
Trước việc “làm ngơ” các quyết định xử phạt này của chủ đầu tư, trao đổi với PV Laodong.com.vn ngày 12.10, ông Nguyễn Trần Đại, Tổng Giám đốc Cty CP Đầu tư và Phát triển hạ tầng Vinaconex – Alphanam mặc dù thừa nhận Cty đã làm sai, hiện mới đang hoàn thiện hồ sơ để gửi lên Sở Xây dựng nhưng vị này lại biện minh rằng: “Mặc dù vi phạm thật nhưng Cty không gây thiệt hại cho Nhà nước vì đã thực hiện đủ nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, mặc dù có chậm. Cty chính thức dừng thi công sau ngày bị Thanh tra Bộ Xây dựng xử phạt vi phạm, còn việc vẫn còn 30 – 40 công nhân tại công trường thi công là họ đang dọn dẹp cho gọn mặt bằng”.
Theo ông Đại, việc chậm hoàn thành nghĩa vụ tài chính cũng chính là một trong những lý do chủ đầu tư chậm hoàn thành hồ sơ để xin cấp phép xây dựng, đồng thời cũng do sức ép về tiến độ của các đơn vị góp vốn vào dự án nên buộc Cty phải thi công “giấu” (?).
Chính quyền địa phương chưa làm hết thẩm quyền
Ông Ngôn khẳng định không thể có chuyện chủ đầu tư thi công “giấu” được. Bởi lẽ, theo Luật Xây dựng quy định, mọi công trình xây dựng diễn ra trên địa bàn nào thì chủ đầu tư đều phải thông báo cho chính quyền địa phương trước 7 ngày khởi công.
Ông Ngôn cho hay, nếu chính quyền địa phương làm đúng theo Nghị định 180 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị thì không phải là xử phạt mà phải đình chỉ có hiệu lực, cắt điện, cắt nước, công an phường phải vào dãn thợ theo thủ tục hành chính, cấm các xe chở vật liệu xây dựng vào công trình đã bị đình chỉ….
“Nhưng đằng này, các ông (UBND quận Thanh Xuân-PV) lại phạt vi phạm hành chính nhưng không áp dụng các biện pháp ngăn chặn, xử lý có hiệu lực để chủ đầu tư vẫn tổ chức xây dựng không phép. Sau đó, lại chuyển hồ sơ lên cấp trên để phạt tiếp, làm như thế không chuẩn. Chính quyền địa phương không xử lý, chưa làm hết thẩm quyền, thiếu quyết liệt nên mới có chuyện xây dựng như hiện nay”, ông Ngôn nói.
Bên cạnh đó, ông Ngôn cũng cho biết thêm: Đây là công trình riêng lẻ thì phải được Sở Xây dựng cấp phép. Tuy nhiên, theo ông được biết đến thời điểm này, phòng một cửa của Sở cũng vẫn chưa nhận được hồ sơ xin cấp phép của chủ đầu tư.
Những ngày qua, dư luận đang lấy làm lạ, ngay giữa Thủ đô tòa nhà Sakura Tower tại địa chỉ nói trên được xây dựng từ năm 2009 đến nay đã “ngất ngưởng” 21 tầng mà hoàn toàn chưa được cấp phép.
Tòa nhà Sakura Tower đã xây dựng đến tầng 21 khi chưa được cấp phép xây dựng
Tưởng rằng việc xử phạt như vậy phải khiến chủ đầu tư ý thức” được việc xây dựng trái pháp luật này, thế nhưng, chủ đầu tư một mặt nộp phạt, một mặt vẫn tiếp tục thi công, ngang nhiên thách thức pháp luật.
Ngày 25.8, Sở Xây dựng ra tiếp công văn số 6086/SXD-TTr-P3 đề nghị Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân chỉ đạo Thanh tra xây dựng quận Thanh Xuân phối hợp UBND phường Thanh Xuân Trung và các cơ quan liên quan áp dụng các biện pháp cần thiết đình chỉ có hiệu lực công trình nêu trên theo thẩm quyền.
Trước đó, ngày 11.3.2010, Thanh tra xây dựng quận Thanh Xuân đã lập biên bản vi phạm hành chính, yêu cầu ngừng thi công công trình do không có giấy phép xây dựng. Tiếp đó, các ngày 3.12.2010 và ngày 23.3.2011, cơ quan này, tiếp tục có 2 lần kiểm tra nữa và ra quyết định đình chỉ thi công công trình nhưng hoàn toàn không có hiệu lực.
Ông Trần Viết Ngôn, Phó Chánh Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, theo quy định, công trình xây dựng từ 5 tầng trở lên phải có biển báo, phối cảnh công trình, tên công trình… (trừ các công trình an ninh quốc phòng, bí mật) để các cơ quan giám sát. Tuy nhiên, quan sát kỹ tại địa điểm thi công dự án, PV chỉ nhìn thấy có một chiếc biển rất nhỏ chỉ có tên và địa điểm xây dựng công trình chứ không hề có phối cảnh dự án.
Trước việc “làm ngơ” các quyết định xử phạt này của chủ đầu tư, trao đổi với PV Laodong.com.vn ngày 12.10, ông Nguyễn Trần Đại, Tổng Giám đốc Cty CP Đầu tư và Phát triển hạ tầng Vinaconex – Alphanam mặc dù thừa nhận Cty đã làm sai, hiện mới đang hoàn thiện hồ sơ để gửi lên Sở Xây dựng nhưng vị này lại biện minh rằng: “Mặc dù vi phạm thật nhưng Cty không gây thiệt hại cho Nhà nước vì đã thực hiện đủ nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, mặc dù có chậm. Cty chính thức dừng thi công sau ngày bị Thanh tra Bộ Xây dựng xử phạt vi phạm, còn việc vẫn còn 30 – 40 công nhân tại công trường thi công là họ đang dọn dẹp cho gọn mặt bằng”.
Theo ông Đại, việc chậm hoàn thành nghĩa vụ tài chính cũng chính là một trong những lý do chủ đầu tư chậm hoàn thành hồ sơ để xin cấp phép xây dựng, đồng thời cũng do sức ép về tiến độ của các đơn vị góp vốn vào dự án nên buộc Cty phải thi công “giấu” (?).
Chính quyền địa phương chưa làm hết thẩm quyền
Ông Ngôn khẳng định không thể có chuyện chủ đầu tư thi công “giấu” được. Bởi lẽ, theo Luật Xây dựng quy định, mọi công trình xây dựng diễn ra trên địa bàn nào thì chủ đầu tư đều phải thông báo cho chính quyền địa phương trước 7 ngày khởi công.
Ông Ngôn cho hay, nếu chính quyền địa phương làm đúng theo Nghị định 180 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị thì không phải là xử phạt mà phải đình chỉ có hiệu lực, cắt điện, cắt nước, công an phường phải vào dãn thợ theo thủ tục hành chính, cấm các xe chở vật liệu xây dựng vào công trình đã bị đình chỉ….
“Nhưng đằng này, các ông (UBND quận Thanh Xuân-PV) lại phạt vi phạm hành chính nhưng không áp dụng các biện pháp ngăn chặn, xử lý có hiệu lực để chủ đầu tư vẫn tổ chức xây dựng không phép. Sau đó, lại chuyển hồ sơ lên cấp trên để phạt tiếp, làm như thế không chuẩn. Chính quyền địa phương không xử lý, chưa làm hết thẩm quyền, thiếu quyết liệt nên mới có chuyện xây dựng như hiện nay”, ông Ngôn nói.
Bên cạnh đó, ông Ngôn cũng cho biết thêm: Đây là công trình riêng lẻ thì phải được Sở Xây dựng cấp phép. Tuy nhiên, theo ông được biết đến thời điểm này, phòng một cửa của Sở cũng vẫn chưa nhận được hồ sơ xin cấp phép của chủ đầu tư.
Theo Lao động