Đây là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam tại Hội thảo “Bất động sản Đà Nẵng: Thực trạng, tiềm năng và cơ hội” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với UBND TP Đà Nẵng và Hiệp hội BĐS Việt Nam tổ chức sáng nay (18/8), tại Hà Nội.
Theo ông Nam, Đà Nẵng đang là điểm sáng đối với thị trường bất động sản nước ta. Đà Nẵng đang dần thu hút người dân đến ở, thay đổi lối sống không nhất thiết tập trung ở Hà Nội, TP.HCM. Trong tương lai gần, chắc chắn Đà Nẵng sẽ trở thành trung tâm du lịch của khu vực và trên thế giới.
Đà Nẵng đã và đang thu hút sự chú ý của giới bất động sản trong nước và quốc tế.
Ông Lâm Quang Minh - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư TP Đà nẵng cho biết, Đà Nẵng có nhiều lợi thế để phát triển du lịch. Điển hình là nằm trên trục giao thông huyết mạch Bắc - Nam về cả đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không; là cửa ngõ giao thông quan trọng của cả miền Trung, còn là điểm cuối trên hành lang kinh tế Đông - Tây đi qua các nước Myanma, Thái Lan, Lào, Việt Nam. Không chỉ có vậy, Đà Nẵng còn có cơ sở hạ tầng tốt, tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người cao hơn nhiều khu vực khác ở Việt Nam, GDP bình quân đầu người ước đạt 33,2 triệu đồng, bằng 1,6 lần bình quân cả nước.
Về tiềm năng thị trường bất động sản du lịch, năm 2010, tổng số vốn FDI đăng ký mới và tăng thêm là 96,41 triệu USD và chỉ trong 3 tháng đầu năm 2011, số vốn FDI cấp mới là 364,68 triệu USD. Hiện vốn đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài có 80% đầu tư vào xây dựng khu đô thị, du lịch và căn hộ biệt thự cao cấp.
Đà Nẵng có một bờ biển dài với nhiều bãi tắm đẹp như Non Nước, Mỹ Khê, Thanh Khê, Nam Ô với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú. Quanh khu vực bán đảo Sơn Trà có những bãi san hô lớn, thuận lợi trong việc phát triển các loại hình kinh doanh dịch vụ, du lịch biển. Tiềm năng bất động sản du lịch ở Đà Nẵng là rất lớn.
Cũng theo ông Minh, khi nói đến đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, người ta thường hay nghĩ đến Hà Nội hoặc TP.HCM. Tuy nhiên, theo tạp chí Financial Times thì nhà đầu tư nên chú ý đến Đà Nẵng vì đây mới là địa chỉ có môi trường đầu tư tốt nhất.
Nhiều doanh nghiệp đã đón đầu xu hướng khi ngày càng nhiều các dự án bất động sản du lịch nghỉ dưỡng hướng biển được triển khai xây dựng tại thành phố biển này. Hiện tại, các dự án triển khai ở Đà Nẵng đang được khai thác chủ yếu dọc theo đường biển Sơn Trà - Điện Ngọc, cụ thể: Hyatt Recency Đà Nẵng, Le Meridien Luxury Resorts & Condominiums, Vinpearl Danang, Ocean Villas, Sun Villas, Furama Villas, Khu du lịch Bà Nà - Suối Mơ, SliverShore Hoàng Đạt, Xuân Thiều Resort, Olalani Resort, Khu du lịch bán đảo Sơn Trà, nâng cấp khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, bãi tắm du lịch kiểu mẫu Mỹ Khê và T18…
Các chuyên gia nhận định, so với các nơi khác, thị trường BĐS Đà Nẵng đang ở giai đoạn khởi đầu. Tuy nhiên, với lợi thế là tâm điểm của tam giác di sản văn hóa, điểm cuối và là cửa ngõ duy nhất thông ra biển Đông của trục hành lang kinh tế Đông Tây, hệ thống kết nối giao thông thuận lợi và hạ tầng kỹ thuật đô thị khá hoàn chỉnh, một địa chỉ du lịch biển tuyệt đẹp; bên cạnh đó, chính quyền địa phương có các chính sách cởi mở trong kêu gọi đầu tư, Đà Nẵng đã và đang thu hút sự chú ý của giới BĐS trong nước và quốc tế.
Về tiềm năng thị trường bất động sản du lịch, năm 2010, tổng số vốn FDI đăng ký mới và tăng thêm là 96,41 triệu USD và chỉ trong 3 tháng đầu năm 2011, số vốn FDI cấp mới là 364,68 triệu USD. Hiện vốn đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài có 80% đầu tư vào xây dựng khu đô thị, du lịch và căn hộ biệt thự cao cấp.
Đà Nẵng có một bờ biển dài với nhiều bãi tắm đẹp như Non Nước, Mỹ Khê, Thanh Khê, Nam Ô với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú. Quanh khu vực bán đảo Sơn Trà có những bãi san hô lớn, thuận lợi trong việc phát triển các loại hình kinh doanh dịch vụ, du lịch biển. Tiềm năng bất động sản du lịch ở Đà Nẵng là rất lớn.
Cũng theo ông Minh, khi nói đến đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, người ta thường hay nghĩ đến Hà Nội hoặc TP.HCM. Tuy nhiên, theo tạp chí Financial Times thì nhà đầu tư nên chú ý đến Đà Nẵng vì đây mới là địa chỉ có môi trường đầu tư tốt nhất.
Nhiều doanh nghiệp đã đón đầu xu hướng khi ngày càng nhiều các dự án bất động sản du lịch nghỉ dưỡng hướng biển được triển khai xây dựng tại thành phố biển này. Hiện tại, các dự án triển khai ở Đà Nẵng đang được khai thác chủ yếu dọc theo đường biển Sơn Trà - Điện Ngọc, cụ thể: Hyatt Recency Đà Nẵng, Le Meridien Luxury Resorts & Condominiums, Vinpearl Danang, Ocean Villas, Sun Villas, Furama Villas, Khu du lịch Bà Nà - Suối Mơ, SliverShore Hoàng Đạt, Xuân Thiều Resort, Olalani Resort, Khu du lịch bán đảo Sơn Trà, nâng cấp khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, bãi tắm du lịch kiểu mẫu Mỹ Khê và T18…
Các chuyên gia nhận định, so với các nơi khác, thị trường BĐS Đà Nẵng đang ở giai đoạn khởi đầu. Tuy nhiên, với lợi thế là tâm điểm của tam giác di sản văn hóa, điểm cuối và là cửa ngõ duy nhất thông ra biển Đông của trục hành lang kinh tế Đông Tây, hệ thống kết nối giao thông thuận lợi và hạ tầng kỹ thuật đô thị khá hoàn chỉnh, một địa chỉ du lịch biển tuyệt đẹp; bên cạnh đó, chính quyền địa phương có các chính sách cởi mở trong kêu gọi đầu tư, Đà Nẵng đã và đang thu hút sự chú ý của giới BĐS trong nước và quốc tế.
Sẽ bứt phá trong thời gian tới
Theo đại diện Savills Việt Nam, mặc dù thị trường BĐS đang ảm đạm nhưng tỷ lệ hấp thụ của thị trường BĐS Đà Nẵng vẫn tăng, đạt 70% vào quý II/2011. Một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng trên là do Đà Nẵng vẫn còn nhiều tiềm năng về BĐS để hút nhà đầu tư như: Giá đất nền thấp hơn so với khu vực; sân bay quốc tế Đà Nẵng sẽ mở rộng xong vào năm 2012, đồng thời cảng Đà Nẵng cũng được nâng cấp tăng công suất lên 6 triệu tấn/năm để đón thêm một lượng lớn khách du lịch .
Tuy nhiên, từ tháng 6/2011 trở lại đây, theo xu hướng chung, thị trường BĐS Đà Nẵng có phần chững chững lại do lãi suất tăng cao, các giao dịch cho vay hướng đến đầu tư, kinh doanh vào BĐS bị siết chặt lại.
Tuy nhiên, từ tháng 6/2011 trở lại đây, theo xu hướng chung, thị trường BĐS Đà Nẵng có phần chững chững lại do lãi suất tăng cao, các giao dịch cho vay hướng đến đầu tư, kinh doanh vào BĐS bị siết chặt lại.
Thị trường bất động sản Đà Nẵng đang ở giai đoạn khởi đầu.
Ông Đàm Quang Tuấn - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Đà Nẵng cho rằng, không có bất cứ lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh nào mà không có lúc thăng trầm, và BĐS càng không là ngoại lệ.
Ông Tuấn lý giải, thứ nhất tại thời điểm này, Đà Nẵng hay bất kỳ địa phương nào trên cả nước cũng bị ảnh hưởng bởi chính sách thắt chặt tín dụng của chính phủ, cộng với lạm phát tăng cao làm hạn chế dòng tiền đầu tư vào BĐS, ảnh hưởng lớn đến sức mua của các nhà đầu tư. Tiếp đến, do thị trường Hà Nội đang xuống giá rất mạnh, thậm chí giá đất nền tại các dự án hạ đến hơn chục triệu đồng mỗi m2 nên nhiều nhà đầu tư đã bị kẹt vốn do không bán được, cộng với rất ít người dám mạo hiểm bán rẻ đất tại Hà Nội để quay vào Đà Nẵng dẫn đến người mua vốn đã giảm, nay càng giảm thêm...
Ông Tuấn cũng cho biết, trong thời gian tới, Hiệp hội BĐS Đà Nẵng sẽ tham mưu cho UBND TP Đà Nẵng, các ban ngành chức năng đề ra những cơ chế, chính sách phù hợp để thúc đẩy thị trường BĐS Đà Nẵng đi vào hoạt động ổn định và tăng trưởng. Ngoài ra, Hiệp hội BĐS Đà Nẵng sẽ tư vấn, góp ý và cùng hợp tác với các cơ quan chức năng thành phố Đà Nẵng để nhận biết những chủ đầu tư không đủ năng lực, những dự án không khả thi, giúp các cơ quan quản lý có cái nhìn thực tế và toàn diện nhằm đưa ra quyết định hợp lý góp phần làm lành mạnh thị trường BĐS, tạo cân bằng cung cầu, tránh những rủi ro cho khách hàng, giúp thị trường BĐS ĐN trở nên lành mạnh, hiệu quả và tăng trưởng.
“Chỉ trong một thời gian ngắn nữa, với những dấu hiệu tích cực của nền kinh tế như: lãi suất tiền gửi giảm, giá vàng, USD ổn định cùng một số chính sách hợp lý của Chính phủ và địa phương thì chắc chắn nhiều người sẽ quay lại và đầu tư vào BĐS Đà Nẵng - một kênh đầu tư an toàn, hiệu quả với một thị trường tăng trưởng và ổn định. Khi đó, với những lợi thế về địa lý, sự tăng trưởng về kinh tế, sự ổn định về xã hội cộng với ưu thế giá rẻ sẽ đưa BĐS Đà Nẵng bứt phá đi lên” - ông Tuấn khẳng định.
BĐS Đà Nẵng dưới góc nhìn của chính những người trong cuộc vẫn còn nhiều cơ hội tốt cho các nhà đầu tư bởi mức giá ổn định và khả năng cạnh tranh cao.
Ông Tuấn lý giải, thứ nhất tại thời điểm này, Đà Nẵng hay bất kỳ địa phương nào trên cả nước cũng bị ảnh hưởng bởi chính sách thắt chặt tín dụng của chính phủ, cộng với lạm phát tăng cao làm hạn chế dòng tiền đầu tư vào BĐS, ảnh hưởng lớn đến sức mua của các nhà đầu tư. Tiếp đến, do thị trường Hà Nội đang xuống giá rất mạnh, thậm chí giá đất nền tại các dự án hạ đến hơn chục triệu đồng mỗi m2 nên nhiều nhà đầu tư đã bị kẹt vốn do không bán được, cộng với rất ít người dám mạo hiểm bán rẻ đất tại Hà Nội để quay vào Đà Nẵng dẫn đến người mua vốn đã giảm, nay càng giảm thêm...
Ông Tuấn cũng cho biết, trong thời gian tới, Hiệp hội BĐS Đà Nẵng sẽ tham mưu cho UBND TP Đà Nẵng, các ban ngành chức năng đề ra những cơ chế, chính sách phù hợp để thúc đẩy thị trường BĐS Đà Nẵng đi vào hoạt động ổn định và tăng trưởng. Ngoài ra, Hiệp hội BĐS Đà Nẵng sẽ tư vấn, góp ý và cùng hợp tác với các cơ quan chức năng thành phố Đà Nẵng để nhận biết những chủ đầu tư không đủ năng lực, những dự án không khả thi, giúp các cơ quan quản lý có cái nhìn thực tế và toàn diện nhằm đưa ra quyết định hợp lý góp phần làm lành mạnh thị trường BĐS, tạo cân bằng cung cầu, tránh những rủi ro cho khách hàng, giúp thị trường BĐS ĐN trở nên lành mạnh, hiệu quả và tăng trưởng.
“Chỉ trong một thời gian ngắn nữa, với những dấu hiệu tích cực của nền kinh tế như: lãi suất tiền gửi giảm, giá vàng, USD ổn định cùng một số chính sách hợp lý của Chính phủ và địa phương thì chắc chắn nhiều người sẽ quay lại và đầu tư vào BĐS Đà Nẵng - một kênh đầu tư an toàn, hiệu quả với một thị trường tăng trưởng và ổn định. Khi đó, với những lợi thế về địa lý, sự tăng trưởng về kinh tế, sự ổn định về xã hội cộng với ưu thế giá rẻ sẽ đưa BĐS Đà Nẵng bứt phá đi lên” - ông Tuấn khẳng định.
BĐS Đà Nẵng dưới góc nhìn của chính những người trong cuộc vẫn còn nhiều cơ hội tốt cho các nhà đầu tư bởi mức giá ổn định và khả năng cạnh tranh cao.
Theo DĐDN