Muốn khôi phục thị trường bất động sản cần kết hợp cả 3 yếu tố: một chương trình rộng lớn về tín dụng nhà ở, thủ tục, thuế khóa.
Chính phủ đã ra Nghị quyết 02, trong đó yêu cầu dành 20.000 - 40.000 tỉ đồng thông qua tái cấp vốn với lãi suất hợp lý trong thời hạn đến 10 năm để người thu nhập thấp, công chức, viên chức vay mua nhà ở cùng nhiều giải pháp khác cho thị trường bất động sản (BĐS).
Giải pháp đã cụ thể
Về nguồn vốn tín dụng cho BĐS, Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng (NH) Nhà nước chủ trì chỉ đạo các NH thương mại Nhà nước dành một lượng vốn hợp lý (tối thiểu khoảng 3% tổng dư nợ của NH) để cho các đối tượng thu nhập thấp, cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang vay để thuê, mua nhà ở xã hội và thuê, mua nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70 m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2.
Các khoản vay với lãi suất thấp, kỳ hạn trả nợ phù hợp với khả năng của khách hàng. Cho vay đối với các doanh nghiệp (DN) xây dựng nhà ở xã hội, DN chuyển đổi công năng của dự án đầu tư sang dự án nhà ở xã hội với lãi suất và kỳ hạn vay hợp lý...
Như vậy, sau thời gian chờ đợi, các DN BĐS đã được “cấp cứu” bởi những giải pháp mạnh để vực dậy thị trường trong bối cảnh cả nền kinh tế còn nhiều khó khăn. Tại hội nghị tổng kết ngành xây dựng năm 2012 và triển khai hoạt động năm 2013 mới đây, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết về giải pháp chuyển đổi dự án, chuyển đổi công năng, thay đổi diện tích căn hộ, Bộ Xây dựng yêu cầu các địa phương cần thực hiện nhanh, sớm ban hành các thủ tục ngay trong quý I/2013 để tháo gỡ khó khăn cho DN, muộn nhất là nửa đầu quý II/2013 phải xong.
Các chủ đầu tư cần chủ động chuyển đổi sang căn hộ diện tích nhỏ, giá dưới 15 triệu đồng/m2 để được hưởng những chính sách ưu đãi mà Chính phủ đã ban hành tại Nghị quyết 02 nhằm giúp các dự án này được khởi động ngay trong nửa đầu quý II/2013, giúp làm ấm dần thị trường BĐS...
Cần “liều thuốc” tổng hợp
Mặc dù các biện pháp trên được đánh giá là tích cực song một số DN BĐS lại không quá hồ hởi vì cho rằng nghị quyết có thể sẽ không có tác động nhiều trong việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường hiện nay.
Ông Nguyễn Văn Đực, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM, cho rằng DN vẫn còn phải chờ thông tư hướng dẫn của các bộ, ngành, các cơ quan chính quyền trong khi DN BĐS đang thoi thóp từng ngày. “Cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn; cho phép đầu tư căn hộ 25 m2 như nhà ở xã hội, mở rộng mô hình nhà ở xã hội theo phương thức thương mại, gọi là nhà bình dân với điều kiện: quy hoạch, kiến trúc, diện tích nhà, tiền sử dụng đất như nhà ở xã hội, có giá bán bằng hoặc thấp hơn nhà ở xã hội và được phép bán rộng rãi cho mọi người. Đây là giải pháp có thể tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS hiện nay” - ông Nguyễn Văn Đực đề xuất.
Một số DN còn cho rằng việc cho phép chuyển đổi dự án thương mại sang nhà ở xã hội cũng chưa giải quyết được khó khăn cho thị trường BĐS. Bởi vấn đề then chốt hiện nay là tồn kho hàng trăm ngàn căn diện tích lớn trên 70 m2/căn, giá bán trên một tỉ đồng, không phù hợp với sức mua của người dân. Giám đốc một công ty BĐS tại TPHCM cho rằng nhìn chung giải pháp cần tập trung vào căn hộ giá thấp cũng như hướng thị trường vào phân khúc này.
Tuy nhiên, lượng hàng tồn kho ở phân khúc này không nhiều, chủ yếu là căn hộ diện tích lớn. Việc ràng buộc phần hỗ trợ vào phân khúc căn hộ có diện tích dưới 70 m2 và có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 không tác động nhiều vào thị trường. Thực tế, những dự án nằm trong phân khúc này vẫn đang có người mua nên không cần hỗ trợ...
TS Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia, cho rằng: Muốn khôi phục thị trường BĐS, nhất định phải có sự kết hợp của 3 yếu tố. Đó là, cần có một chương trình rộng lớn về tín dụng nhà ở; thủ tục và chính sách thuế. Nhìn vào những giải pháp mà nhiều nước trên thế giới đã thực thi để giải cứu thị trường BĐS, ông Nghĩa cho rằng nếu chúng ta có thể thực thi được như họ, thị trường BĐS sẽ hoàn toàn có hy vọng ấm lại trong thời gian sớm.
Giải pháp đã cụ thể
Về nguồn vốn tín dụng cho BĐS, Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng (NH) Nhà nước chủ trì chỉ đạo các NH thương mại Nhà nước dành một lượng vốn hợp lý (tối thiểu khoảng 3% tổng dư nợ của NH) để cho các đối tượng thu nhập thấp, cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang vay để thuê, mua nhà ở xã hội và thuê, mua nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70 m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2.
Các khoản vay với lãi suất thấp, kỳ hạn trả nợ phù hợp với khả năng của khách hàng. Cho vay đối với các doanh nghiệp (DN) xây dựng nhà ở xã hội, DN chuyển đổi công năng của dự án đầu tư sang dự án nhà ở xã hội với lãi suất và kỳ hạn vay hợp lý...
Như vậy, sau thời gian chờ đợi, các DN BĐS đã được “cấp cứu” bởi những giải pháp mạnh để vực dậy thị trường trong bối cảnh cả nền kinh tế còn nhiều khó khăn. Tại hội nghị tổng kết ngành xây dựng năm 2012 và triển khai hoạt động năm 2013 mới đây, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết về giải pháp chuyển đổi dự án, chuyển đổi công năng, thay đổi diện tích căn hộ, Bộ Xây dựng yêu cầu các địa phương cần thực hiện nhanh, sớm ban hành các thủ tục ngay trong quý I/2013 để tháo gỡ khó khăn cho DN, muộn nhất là nửa đầu quý II/2013 phải xong.
Các chủ đầu tư cần chủ động chuyển đổi sang căn hộ diện tích nhỏ, giá dưới 15 triệu đồng/m2 để được hưởng những chính sách ưu đãi mà Chính phủ đã ban hành tại Nghị quyết 02 nhằm giúp các dự án này được khởi động ngay trong nửa đầu quý II/2013, giúp làm ấm dần thị trường BĐS...
Cần “liều thuốc” tổng hợp
Mặc dù các biện pháp trên được đánh giá là tích cực song một số DN BĐS lại không quá hồ hởi vì cho rằng nghị quyết có thể sẽ không có tác động nhiều trong việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường hiện nay.
Ông Nguyễn Văn Đực, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM, cho rằng DN vẫn còn phải chờ thông tư hướng dẫn của các bộ, ngành, các cơ quan chính quyền trong khi DN BĐS đang thoi thóp từng ngày. “Cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn; cho phép đầu tư căn hộ 25 m2 như nhà ở xã hội, mở rộng mô hình nhà ở xã hội theo phương thức thương mại, gọi là nhà bình dân với điều kiện: quy hoạch, kiến trúc, diện tích nhà, tiền sử dụng đất như nhà ở xã hội, có giá bán bằng hoặc thấp hơn nhà ở xã hội và được phép bán rộng rãi cho mọi người. Đây là giải pháp có thể tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS hiện nay” - ông Nguyễn Văn Đực đề xuất.
Một số DN còn cho rằng việc cho phép chuyển đổi dự án thương mại sang nhà ở xã hội cũng chưa giải quyết được khó khăn cho thị trường BĐS. Bởi vấn đề then chốt hiện nay là tồn kho hàng trăm ngàn căn diện tích lớn trên 70 m2/căn, giá bán trên một tỉ đồng, không phù hợp với sức mua của người dân. Giám đốc một công ty BĐS tại TPHCM cho rằng nhìn chung giải pháp cần tập trung vào căn hộ giá thấp cũng như hướng thị trường vào phân khúc này.
Tuy nhiên, lượng hàng tồn kho ở phân khúc này không nhiều, chủ yếu là căn hộ diện tích lớn. Việc ràng buộc phần hỗ trợ vào phân khúc căn hộ có diện tích dưới 70 m2 và có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 không tác động nhiều vào thị trường. Thực tế, những dự án nằm trong phân khúc này vẫn đang có người mua nên không cần hỗ trợ...
TS Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia, cho rằng: Muốn khôi phục thị trường BĐS, nhất định phải có sự kết hợp của 3 yếu tố. Đó là, cần có một chương trình rộng lớn về tín dụng nhà ở; thủ tục và chính sách thuế. Nhìn vào những giải pháp mà nhiều nước trên thế giới đã thực thi để giải cứu thị trường BĐS, ông Nghĩa cho rằng nếu chúng ta có thể thực thi được như họ, thị trường BĐS sẽ hoàn toàn có hy vọng ấm lại trong thời gian sớm.
Theo NLĐ