Để giải quyết khó khăn về nhà ở của người dân khi tái định cư, Bộ Xây dựng đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý loại hình nhà ở này.
Điểm mới là nhà nước sẽ đứng ra mua lại các dự án nhà ở thương mại dang dở, chưa triển khai để chuyển đổi sang các dự án nhà ở TĐC bán lại cho người dân.
Chủ trương này đang vấp phải nhiều ý kiến trái chiều.
Bởi thứ nhất, nhà TĐC còn đang “ế”, nhà thương mại chuyển sang nhà TĐC sẽ dẫn tới tình trạng ế càng ế và doanh nghiệp thì “ế chồng ế”.
Ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành (TP.HCM), cho biết hiện ở Hà Nội gần 10.000 căn nhà ở xã hội đang ế, TP.HCM khoảng 5.400 căn nhà TĐC cũng trong hoàn cảnh tương tự.
“Ngay nhà TĐC còn ế nhiều như thế chưa bán được cho người dân, thì mua nhà ở thương mại chuyển sang TĐC để làm gì”, ông Đực nói.
Nguyên nhân của việc này là do người dân chỉ được đền bù vài trăm triệu và không có tiền bù vào để mua căn hộ mới trị giá hơn 1 tỉ đồng.
Nhà nước sẽ mua nhà “tồn kho” phục vụ tái định cư?
Thứ hai là vấn đề mua nhà như thế nào, mua như thế nào để tránh “xin - cho”, mua như thế nào để được giá rẻ?
TS Phạm Sỹ Liêm, Phó tổng Thư ký Tổng hội Xây dựng, cho rằng trong lúc nhiều DN kinh doanh bất động sản đang phải cắt lỗ thì với cách làm này, chính sách hỗ trợ TĐC có thực sự đến với người dân hay lại hỗ trợ cho DN và những cán bộ tham nhũng lợi dụng cơ chế cũng là điều rất đáng lo ngại. Vì vậy sẽ phải có thông tư hướng dẫn đấu giá công khai, đảm bảo minh bạch, bình đẳng.
Thứ ba về vấn đề mức giá. Các trường hợp người TĐC khi được bồi thường, do nhà ở cũ quá nhỏ, giá bồi thường thấp, không đủ tiền để mua nhà ở TĐC, dự thảo nghị định đã có quy định, trường hợp này thì được thuê nhà TĐC.
Sẽ có một hội đồng mua nhà để làm sao mua được nhà giá hợp lý trên cơ sở quản lý được giá đất, giá xây dựng, lãi vay (nếu có) để định ra giá hợp lý rồi lựa chọn.
Chủ trương này đang vấp phải nhiều ý kiến trái chiều.
Bởi thứ nhất, nhà TĐC còn đang “ế”, nhà thương mại chuyển sang nhà TĐC sẽ dẫn tới tình trạng ế càng ế và doanh nghiệp thì “ế chồng ế”.
Ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành (TP.HCM), cho biết hiện ở Hà Nội gần 10.000 căn nhà ở xã hội đang ế, TP.HCM khoảng 5.400 căn nhà TĐC cũng trong hoàn cảnh tương tự.
“Ngay nhà TĐC còn ế nhiều như thế chưa bán được cho người dân, thì mua nhà ở thương mại chuyển sang TĐC để làm gì”, ông Đực nói.
Nguyên nhân của việc này là do người dân chỉ được đền bù vài trăm triệu và không có tiền bù vào để mua căn hộ mới trị giá hơn 1 tỉ đồng.
Nhà nước sẽ mua nhà “tồn kho” phục vụ tái định cư?
Thứ hai là vấn đề mua nhà như thế nào, mua như thế nào để tránh “xin - cho”, mua như thế nào để được giá rẻ?
TS Phạm Sỹ Liêm, Phó tổng Thư ký Tổng hội Xây dựng, cho rằng trong lúc nhiều DN kinh doanh bất động sản đang phải cắt lỗ thì với cách làm này, chính sách hỗ trợ TĐC có thực sự đến với người dân hay lại hỗ trợ cho DN và những cán bộ tham nhũng lợi dụng cơ chế cũng là điều rất đáng lo ngại. Vì vậy sẽ phải có thông tư hướng dẫn đấu giá công khai, đảm bảo minh bạch, bình đẳng.
Thứ ba về vấn đề mức giá. Các trường hợp người TĐC khi được bồi thường, do nhà ở cũ quá nhỏ, giá bồi thường thấp, không đủ tiền để mua nhà ở TĐC, dự thảo nghị định đã có quy định, trường hợp này thì được thuê nhà TĐC.
Sẽ có một hội đồng mua nhà để làm sao mua được nhà giá hợp lý trên cơ sở quản lý được giá đất, giá xây dựng, lãi vay (nếu có) để định ra giá hợp lý rồi lựa chọn.
Tại Nghị quyết số 02/NQ-CP vừa ban hành, Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương rà soát tất cả các dự án phát triển nhà ở để phân loại các dự án. Chính phủ cho phép chuyển các dự án nhà ở thương mại sang làm nhà ở xã hội để cho thuê hoặc cho mua cho các đối tượng chính sách. Trước đó, UBND thành phố Hà Nội đã có ý kiến về việc chuyển dự án nhà ở thương mại sang nhà thu nhập thấp trên địa bàn. Công ty CP Đầu tư - Xây dựng Hà Nội đón đầu xin chuyển mục tiêu đầu tư dự án Trung Văn mở rộng từ nhà ở thương mại sang nhà thu nhập thấp. |
Theo ĐVO