Nghị quyết 23 của HĐND TP Đà Nẵng quy định "từ năm 2012 nghiêm cấm chuyển nhượng chung cư cho người khác, nếu vi phạm sẽ cưỡng chế thu hồi" có đúng pháp luật?
Như tin đã đưa, Sở Tư pháp Đà Nẵng vừa có báo cáo gửi Bộ Tư pháp, nêu rõ quan điểm qua quá trình thẩm định dự thảo và tự kiểm tra đối với 4 vấn đề "nóng" trong Nghị quyết 23/2011/NQ-HĐND (ngày 23/12/2011) của HĐND TP Đà Nẵng theo yêu cầu của Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) tại công văn 12/KTrVB (7/2/2012).
Bên cạnh chuyện "siết" nhập cư thì một nội dung khác cũng được dư luận rất quan tâm là từ năm 2012 Đà Nẵng nghiêm cấm chuyển nhượng chung cư cho người khác, nếu vi phạm sẽ bị cưỡng chế thu hồi. Theo thông tin đăng tải trên một số báo thì từ khi Sở Tư pháp Đà Nẵng chưa có báo cáo, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật Lê Hồng Sơn đã nhận định việc nghiêm cấm như vậy là không đúng quy định pháp luật. Quan điểm của Sở Tư pháp Đà Nẵng về vấn đề này như thế nào?
Giám đốc Sở Nguyễn Bá Sơn cho hay, nhà "chung cư" ghi trong Nghị quyết 23 là nhà trong "Chương trình có nhà ở" của TP Đà Nẵng, thuộc quỹ nhà ở dành cho cán bộ, công chức, người lao động; các đối tượng được bố trí tạm ở nhà chung cư chờ nhận đất tái định cư; hộ giải toả đền bù nhưng không đủ tiêu chuẩn bố trí đất tái định cư, hộ gia đình chính sách, người nghèo, phụ nữ đơn thân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn... nhưng không có nhà ở nên được cho thuê nhà chung cư để ở với giá ưu đãi hoặc không thu tiền thuê nhà.
"Đây là nhà thuộc sở hữu nhà nước, được UBND TP Đà Nẵng giao cho cơ quan quản lý nhà nước về chung cư trực tiếp quản lý. Thực tế những năm qua, trong quá trình thực hiện chính sách giải toả đền bù, bố trí tái định cư, chỉnh trang đô thị, Đà Nẵng đã giải quyết hàng ngàn căn hộ chung cư cho các đối tượng như nêu trên" - ông Nguyễn Bá Sơn nói.
Tuy nhiên, ông cũng cho hay, đã xuất hiện tình trạng người được thuê nhà chung cư sang nhượng trái phép cho người khác để lấy tiền, sau đó một số trường hợp đã trở lại tình trạng không có nhà ở. Trước tình hình đó, từ năm 2009, TP Đà Nẵng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các cơ quan chức năng chấn chỉnh công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư. Dù vậy, tình hình vẫn chưa được cải thiện mà đang có xu hướng diễn biến phức tạp.
Trong khi đó, ông Nguyễn Bá Sơn dẫn chứng, theo quy định tại Điều 91, Điều 92 Luật Nhà ở thì điều kiện để nhà ở tham gia giao dịch (mua bán, tặng cho...) phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và các bên tham gia giao dịch về nhà ở phải là chủ sở hữu nhà ở hoặc người đại diện theo quy định của pháp luật về dân sự.
Khoản 5, Điều 40 Nghị định 71/2010/NĐ-CP cũng quy định người thuê, mua nhà ở xã hội không được chuyển nhượng nhà ở dưới bất kỳ hình thức nào trong thời gian thuê, thuê mua nhà ở xã hội. Trường hợp mua, thuê mua nhà ở xã hội thì chỉ được phép bán, cho thuê nhà ở đó sau khi đã trả hết tiền cho chủ đầu tư và đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở nhưng phải đảm bảo thời gian tối thiểu là 10 năm kể từ thời điểm ký hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua nhà ở xã hội
"Như vậy, xuất phát từ tình hình thực tiễn quản lý nhà nước và quy định của pháp luật hiện hành, Sở Tư pháp Đà Nẵng nhận định việc chính quyền TP chủ trương nghiêm cấm chuyển nhượng nhà chung cư do TP quản lý đã bố trí cho một số đối tượng chính sách của TP như đã nêu trên là phù hợp với quy định của pháp luật" - ông Nguyễn Bá Sơn nói.
Công ty Quản lý Nhà chung cư Đà Nẵng hiện quản lý gần 6.500 căn hộ tại 32 khu chung cư với 120 đơn nguyên (lốc nhà) và 4 khu nhà liền kề tập trung tại các quận Hải Châu, Sơn Trà, Thanh Khê… cho đối tượng cán bộ công chức TP, các hộ thuộc diện đền bù giải tỏa, hộ chính sách, hộ nghèo. Dự kiến trong năm 2012 sẽ bố trí mới gần 2.800 căn hộ chung cư xã hội, năm 2013 gần 4.500 căn hộ chung cư.
Tuy nhiên qua các đợt kiểm tra do công ty này và Sở Xây dựng Đà Nẵng tiến hành trước năm 2012 đã phát hiện hơn 1.500 trường hợp được cấp nhà chung cư xã hội đã sang nhượng và cho thuê, tại các khu chung cư phường Thanh Lộc Đán (quận Thanh Khê), Thuận Phước (quận Hải Châu), xã Hòa Minh (huyện Hòa Vang).
Bên cạnh chuyện "siết" nhập cư thì một nội dung khác cũng được dư luận rất quan tâm là từ năm 2012 Đà Nẵng nghiêm cấm chuyển nhượng chung cư cho người khác, nếu vi phạm sẽ bị cưỡng chế thu hồi. Theo thông tin đăng tải trên một số báo thì từ khi Sở Tư pháp Đà Nẵng chưa có báo cáo, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật Lê Hồng Sơn đã nhận định việc nghiêm cấm như vậy là không đúng quy định pháp luật. Quan điểm của Sở Tư pháp Đà Nẵng về vấn đề này như thế nào?
Giám đốc Sở Nguyễn Bá Sơn cho hay, nhà "chung cư" ghi trong Nghị quyết 23 là nhà trong "Chương trình có nhà ở" của TP Đà Nẵng, thuộc quỹ nhà ở dành cho cán bộ, công chức, người lao động; các đối tượng được bố trí tạm ở nhà chung cư chờ nhận đất tái định cư; hộ giải toả đền bù nhưng không đủ tiêu chuẩn bố trí đất tái định cư, hộ gia đình chính sách, người nghèo, phụ nữ đơn thân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn... nhưng không có nhà ở nên được cho thuê nhà chung cư để ở với giá ưu đãi hoặc không thu tiền thuê nhà.
"Đây là nhà thuộc sở hữu nhà nước, được UBND TP Đà Nẵng giao cho cơ quan quản lý nhà nước về chung cư trực tiếp quản lý. Thực tế những năm qua, trong quá trình thực hiện chính sách giải toả đền bù, bố trí tái định cư, chỉnh trang đô thị, Đà Nẵng đã giải quyết hàng ngàn căn hộ chung cư cho các đối tượng như nêu trên" - ông Nguyễn Bá Sơn nói.
Tuy nhiên, ông cũng cho hay, đã xuất hiện tình trạng người được thuê nhà chung cư sang nhượng trái phép cho người khác để lấy tiền, sau đó một số trường hợp đã trở lại tình trạng không có nhà ở. Trước tình hình đó, từ năm 2009, TP Đà Nẵng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các cơ quan chức năng chấn chỉnh công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư. Dù vậy, tình hình vẫn chưa được cải thiện mà đang có xu hướng diễn biến phức tạp.
Trong khi đó, ông Nguyễn Bá Sơn dẫn chứng, theo quy định tại Điều 91, Điều 92 Luật Nhà ở thì điều kiện để nhà ở tham gia giao dịch (mua bán, tặng cho...) phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và các bên tham gia giao dịch về nhà ở phải là chủ sở hữu nhà ở hoặc người đại diện theo quy định của pháp luật về dân sự.
Khoản 5, Điều 40 Nghị định 71/2010/NĐ-CP cũng quy định người thuê, mua nhà ở xã hội không được chuyển nhượng nhà ở dưới bất kỳ hình thức nào trong thời gian thuê, thuê mua nhà ở xã hội. Trường hợp mua, thuê mua nhà ở xã hội thì chỉ được phép bán, cho thuê nhà ở đó sau khi đã trả hết tiền cho chủ đầu tư và đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở nhưng phải đảm bảo thời gian tối thiểu là 10 năm kể từ thời điểm ký hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua nhà ở xã hội
"Như vậy, xuất phát từ tình hình thực tiễn quản lý nhà nước và quy định của pháp luật hiện hành, Sở Tư pháp Đà Nẵng nhận định việc chính quyền TP chủ trương nghiêm cấm chuyển nhượng nhà chung cư do TP quản lý đã bố trí cho một số đối tượng chính sách của TP như đã nêu trên là phù hợp với quy định của pháp luật" - ông Nguyễn Bá Sơn nói.
Công ty Quản lý Nhà chung cư Đà Nẵng hiện quản lý gần 6.500 căn hộ tại 32 khu chung cư với 120 đơn nguyên (lốc nhà) và 4 khu nhà liền kề tập trung tại các quận Hải Châu, Sơn Trà, Thanh Khê… cho đối tượng cán bộ công chức TP, các hộ thuộc diện đền bù giải tỏa, hộ chính sách, hộ nghèo. Dự kiến trong năm 2012 sẽ bố trí mới gần 2.800 căn hộ chung cư xã hội, năm 2013 gần 4.500 căn hộ chung cư.
Tuy nhiên qua các đợt kiểm tra do công ty này và Sở Xây dựng Đà Nẵng tiến hành trước năm 2012 đã phát hiện hơn 1.500 trường hợp được cấp nhà chung cư xã hội đã sang nhượng và cho thuê, tại các khu chung cư phường Thanh Lộc Đán (quận Thanh Khê), Thuận Phước (quận Hải Châu), xã Hòa Minh (huyện Hòa Vang).
Theo InfoNet