Rò rỉ vài thông tin dự án để thăm dò thị trường đang là chiêu mà nhiều chủ đầu tư và cò nhà đất dùng để thăm dò thị trường. Thị trường bất động sản khó khăn, họ vẫn tìm cách thăm dò và làm giá.
Những chiêu tạo sức hút
Trong những ngày gần đây, một dự án chung cư tại Thanh Trì sắp chào bán, đang gây xôn xao nhiều dân buôn bán. Trước đó vài tháng, nhiều sàn đã “chộp” được thông tin này, nhanh tay rao bán trên các trang rao vặt với những mức giá hấp dẫn như chung cư giá rẻ chỉ 14 - 16 triệu đồng/m2, chung cư giá 1 tỷ đồng,… So với các dự án khác, mỗi căn hộ dự án này có diện tích tương đối nhỏ chỉ từ 45 đến 66m2, tính ra mỗi căn cũng chỉ có giá trên dưới 1 tỷ đồng. Đây là một thông tin thực sự hấp dẫn với người mua nhà.
Chỉ một thời gian ngắn, hàng trăm thông tin khách hàng có nhu cầu mua căn hộ này đã được các sàn nắm trong tay. Hầu hết các thông tin về dự án từ vị trí, thiết kế cũng như giá đều do các sàn nhà đất cung cấp. Về phía chủ đầu tư của dự án vẫn chưa cung cấp một thông tin chính thức gì nhân viên của sàn của chủ đầu tư cho biết, dự án chưa có quyết định bán.
Trong thời điểm thị trường khó khăn như hiện nay đây là một động thái thăm dò thị trường khá khôn ngoan, ông Nguyễn Minh Tú, một chuyên gia bất động sản nhận định. Từ việc úp mở những thông tin dự án sẽ khiến cho nhiều người tò mò và cũng tạo điều kiện cho các sàn môi giới nhà đất thỏa sức thao túng, nếu thị trường tốt có thể làm giá.
Những năm trước, với phần đông người mua nhà, để mua được hàng từ chủ đầu tư là điều không tưởng và hầu hết đều phải mua lại với giá tiền "chênh" từ vài chục tới vài trăm triệu đồng/căn hộ.
Thị trường gặp khó khăn, không ít nhà đầu tư chấp nhận bán cắt lỗ. Ông Tú cho rằng, không tự nhiên các chủ đầu tư chào bán giá thấp rồi cho các sàn môi giới hưởng lợi ăn giá chênh. Phần quyền lợi đó có cả phần của chủ đầu tư. Thị trường gặp khó khăn, không ít nhà đầu tư chấp nhận bán cắt lỗ, đồng nghĩa với việc số tiền mua chênh bị mất, phải chịu nhiều thiệt thòi.
Đồng quan điểm, ông Đỗ Quang Huy, Phó Phòng kinh doanh một sàn bất động sản cho rằng, đây cũng có thể là chiêu làm giá của chủ đầu tư nhằm tạo mặt bằng giá cho thị phần của riêng mình. Nếu chủ đầu tư đưa ra giá hợp lý, các nhà đầu tư thứ cấp sẽ có cơ hội kiếm lời, hàng của chủ đầu tư sẽ tiêu thụ nhanh. Ngược lại, nếu đẩy giá quá cao, thị trường không chấp nhận, các nhà đầu tư thứ cấp sẽ quay lưng lại.
Ông Huy cũng cho rằng, so với thành phố Hồ Chí Minh, nguồn cung căn hộ tại Hà Nội vẫn còn thấp và giá cao. Hiện tại, người mua nhà chưa có nhiều sự lựa chọn. Những dự án căn hộ có tới hàng nghìn căn sắp được chào bán nếu chủ đầu tư không đưa ra giá hợp lý, hàng tồn đọng sẽ là một sức ép lớn.
Khách hàng không mặn nhà trên giấy
Theo đại diện nhiều trung tâm giao dịch bất động sản trên địa bàn Hà Nội, dù thị trường bất động sản trầm lắng, nhưng nhu cầu mua nhà để ở vẫn có, nhất là những căn hộ diện tích nhỏ có giá trên dưới 1 tỷ đồng. Tuy nhiên, không phải dự án nào chào bán với mức giá trên cũng được người mua hồ hởi, bởi những thông tin dự án chậm triển khai, bán nhà trên giấy… là một bài học lớn trong thời gian qua.
Nhiều thành viên trên diễn đàn này cũng tỏ ra bức xúc khi các sàn bán ra đều chênh hàng chục triệu mỗi căn và đang đồng loạt tẩy chay không mua thời điểm này.
Chị Minh Hằng, sống tại quận Đống Đa - Hà Nội, một người cũng đang có ý định mua căn hộ dự án này nhưng chị vẫn đang phân vân. Chị không thích mua nhà tại những dự án mà đến tận năm 2013 - 2014 mới được nhận bàn giao nhà. Vì theo chị, việc mua nhà trong thời điểm hiện nay, nếu thời hạn giao nhà quá xa là rất rủi ro. Bởi trong bối cảnh thiếu vốn và khó bán nhà, rất có thể dự án sẽ bị kéo dài thời gian triển khai hoặc tạm ngừng thi công, người mua không biết khi nào mới có thể nhận được nhà.
Còn nhà đầu tư nhỏ Hoàng Minh ở Linh Đàm - Hà Nội bức xúc: “Thông tin mua bán của dự án rất mập mờ, gọi điện đến sàn của chủ đầu tư thì nhận được câu trả lời tự tìm hiểu bên ngoài. Tất cả những thông tin dự án đều mặc do các văn phòng nhà đất, cò đất thỏa sức quảng cáo, tư vấn. Gọi là sàn cho nó oai chứ hầu hết là các cò môi giới nhà đất, nếu mua thì đến đặt cọc được các nhân viên này dẫn tới chủ đầu tư, trả tiền chênh, rồi làm hợp đồng. Đây là chiêu chủ đầu tư đưa ra nhằm lôi kéo và kích cầu. Dự án có 6 block, mỗi block cao khoảng 30 tầng thì số lượng căn hộ không nhỏ nên chẳng có gì phải vội”.
Anh Nguyễn Đức Khánh - Nhà đầu tư thứ cấp có văn phòng môi giới ở Hà Đông cho biết, chung cư đang ế ẩm, nếu bán không được chủ đầu tư buộc phải giảm giá, cả người mua thực và các nhà đầu tư thứ cấp cũng đang chờ đợi, cần phải bình tĩnh trong lúc này bởi người mua đang là thượng đế.
Theo anh Khánh, người mua nhà tại TPHCM đang được lợi hơn nhiều so với Hà Nội khi nhận được nhiều ưu đãi lớn như chỉ cần đóng 120 triệu đồng được nhận ngay nhà, hay được trả góp trong hai năm không lãi,…Chính vì thế, người mua nhà Hà Nội đang chờ đợi những tín hiệu tích cực từ phía chủ đầu tư.
Trong những ngày gần đây, một dự án chung cư tại Thanh Trì sắp chào bán, đang gây xôn xao nhiều dân buôn bán. Trước đó vài tháng, nhiều sàn đã “chộp” được thông tin này, nhanh tay rao bán trên các trang rao vặt với những mức giá hấp dẫn như chung cư giá rẻ chỉ 14 - 16 triệu đồng/m2, chung cư giá 1 tỷ đồng,… So với các dự án khác, mỗi căn hộ dự án này có diện tích tương đối nhỏ chỉ từ 45 đến 66m2, tính ra mỗi căn cũng chỉ có giá trên dưới 1 tỷ đồng. Đây là một thông tin thực sự hấp dẫn với người mua nhà.
Chỉ một thời gian ngắn, hàng trăm thông tin khách hàng có nhu cầu mua căn hộ này đã được các sàn nắm trong tay. Hầu hết các thông tin về dự án từ vị trí, thiết kế cũng như giá đều do các sàn nhà đất cung cấp. Về phía chủ đầu tư của dự án vẫn chưa cung cấp một thông tin chính thức gì nhân viên của sàn của chủ đầu tư cho biết, dự án chưa có quyết định bán.
Trong thời điểm thị trường khó khăn như hiện nay đây là một động thái thăm dò thị trường khá khôn ngoan, ông Nguyễn Minh Tú, một chuyên gia bất động sản nhận định. Từ việc úp mở những thông tin dự án sẽ khiến cho nhiều người tò mò và cũng tạo điều kiện cho các sàn môi giới nhà đất thỏa sức thao túng, nếu thị trường tốt có thể làm giá.
Những năm trước, với phần đông người mua nhà, để mua được hàng từ chủ đầu tư là điều không tưởng và hầu hết đều phải mua lại với giá tiền "chênh" từ vài chục tới vài trăm triệu đồng/căn hộ.
Thị trường gặp khó khăn, không ít nhà đầu tư chấp nhận bán cắt lỗ. Ông Tú cho rằng, không tự nhiên các chủ đầu tư chào bán giá thấp rồi cho các sàn môi giới hưởng lợi ăn giá chênh. Phần quyền lợi đó có cả phần của chủ đầu tư. Thị trường gặp khó khăn, không ít nhà đầu tư chấp nhận bán cắt lỗ, đồng nghĩa với việc số tiền mua chênh bị mất, phải chịu nhiều thiệt thòi.
Đồng quan điểm, ông Đỗ Quang Huy, Phó Phòng kinh doanh một sàn bất động sản cho rằng, đây cũng có thể là chiêu làm giá của chủ đầu tư nhằm tạo mặt bằng giá cho thị phần của riêng mình. Nếu chủ đầu tư đưa ra giá hợp lý, các nhà đầu tư thứ cấp sẽ có cơ hội kiếm lời, hàng của chủ đầu tư sẽ tiêu thụ nhanh. Ngược lại, nếu đẩy giá quá cao, thị trường không chấp nhận, các nhà đầu tư thứ cấp sẽ quay lưng lại.
Ông Huy cũng cho rằng, so với thành phố Hồ Chí Minh, nguồn cung căn hộ tại Hà Nội vẫn còn thấp và giá cao. Hiện tại, người mua nhà chưa có nhiều sự lựa chọn. Những dự án căn hộ có tới hàng nghìn căn sắp được chào bán nếu chủ đầu tư không đưa ra giá hợp lý, hàng tồn đọng sẽ là một sức ép lớn.
Khách hàng không mặn nhà trên giấy
Theo đại diện nhiều trung tâm giao dịch bất động sản trên địa bàn Hà Nội, dù thị trường bất động sản trầm lắng, nhưng nhu cầu mua nhà để ở vẫn có, nhất là những căn hộ diện tích nhỏ có giá trên dưới 1 tỷ đồng. Tuy nhiên, không phải dự án nào chào bán với mức giá trên cũng được người mua hồ hởi, bởi những thông tin dự án chậm triển khai, bán nhà trên giấy… là một bài học lớn trong thời gian qua.
Nhiều thành viên trên diễn đàn này cũng tỏ ra bức xúc khi các sàn bán ra đều chênh hàng chục triệu mỗi căn và đang đồng loạt tẩy chay không mua thời điểm này.
Chị Minh Hằng, sống tại quận Đống Đa - Hà Nội, một người cũng đang có ý định mua căn hộ dự án này nhưng chị vẫn đang phân vân. Chị không thích mua nhà tại những dự án mà đến tận năm 2013 - 2014 mới được nhận bàn giao nhà. Vì theo chị, việc mua nhà trong thời điểm hiện nay, nếu thời hạn giao nhà quá xa là rất rủi ro. Bởi trong bối cảnh thiếu vốn và khó bán nhà, rất có thể dự án sẽ bị kéo dài thời gian triển khai hoặc tạm ngừng thi công, người mua không biết khi nào mới có thể nhận được nhà.
Còn nhà đầu tư nhỏ Hoàng Minh ở Linh Đàm - Hà Nội bức xúc: “Thông tin mua bán của dự án rất mập mờ, gọi điện đến sàn của chủ đầu tư thì nhận được câu trả lời tự tìm hiểu bên ngoài. Tất cả những thông tin dự án đều mặc do các văn phòng nhà đất, cò đất thỏa sức quảng cáo, tư vấn. Gọi là sàn cho nó oai chứ hầu hết là các cò môi giới nhà đất, nếu mua thì đến đặt cọc được các nhân viên này dẫn tới chủ đầu tư, trả tiền chênh, rồi làm hợp đồng. Đây là chiêu chủ đầu tư đưa ra nhằm lôi kéo và kích cầu. Dự án có 6 block, mỗi block cao khoảng 30 tầng thì số lượng căn hộ không nhỏ nên chẳng có gì phải vội”.
Anh Nguyễn Đức Khánh - Nhà đầu tư thứ cấp có văn phòng môi giới ở Hà Đông cho biết, chung cư đang ế ẩm, nếu bán không được chủ đầu tư buộc phải giảm giá, cả người mua thực và các nhà đầu tư thứ cấp cũng đang chờ đợi, cần phải bình tĩnh trong lúc này bởi người mua đang là thượng đế.
Theo anh Khánh, người mua nhà tại TPHCM đang được lợi hơn nhiều so với Hà Nội khi nhận được nhiều ưu đãi lớn như chỉ cần đóng 120 triệu đồng được nhận ngay nhà, hay được trả góp trong hai năm không lãi,…Chính vì thế, người mua nhà Hà Nội đang chờ đợi những tín hiệu tích cực từ phía chủ đầu tư.
Theo VTC News