Năm 2013 là một năm đầy sóng gió của thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam khi thị trường đóng băng khá dài. Năm 2014, thị trường BĐS có khởi sắc?
Nhiều dự án nhà ở đã đem lại niềm vui cho người mua nhà
Để tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ- CP (ngày 7/1/2013) về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, với 5 nhóm giải pháp cụ thể, như tháo gỡ khó khăn cho DN và nhà đầu tư... Luật Đất đai 2013 đã được thông qua và dự kiến năm 2014, Quốc hội sẽ thông qua Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS...
Thêm vào đó, sự “thay máu” trong một số dự án kinh doanh BĐS cũng cho thấy dấu hiệu tích cực. Chẳng hạn, dự án Hanoi Complex City được Lotte mua lại từ Deawoo, và đổi tên thành Lotte Centre Hanoi. Kể từ khi nhận chuyển nhượng xong, chỉ sau 3 tháng khởi động xây dựng, cao ốc 65 tầng này đã “lột xác” và sắp hoàn thành vào tháng 4/2014. Nhiều dự án nhà ở khác cũng đem lại niềm tin cho người mua nhà khi dòng tiền mới được bơm vào như chuỗi các dự án Sunview của Đất Xanh, CT2 Tân Tây Đô, Sails Tower,
Golden Silk của Vinaconex 2... Hưng Thịnh ký hợp tác mua lại dự án Hiệp Tân và đổi tên thành 8X Đầm Sen tại TP.HCM; Keppel Land (Singapore) vừa quyết định hợp tác với GamiLand, góp vốn 60% vào dự án Tây Quốc Oai và đổi tên thành Hà Nội Westgate tại huyện Quốc Oai...
Những thay đổi rất quan trọng đó cho phép chúng ta tin tưởng rằng, năm 2014, thị trường BĐS sẽ “ấm” hơn năm 2013. Song, đó chỉ là những “điều kiện cần”. Để thị trường BĐS thực sự hồi sinh, còn phải có những “điều kiện đủ”. Khi những “điều kiện đủ” sau đây chưa có trong thực tế thì thị trường BĐS vẫn khó khởi sắc.
Trước hết, khi thị trường BĐS trầm lắng, mọi nguồn vốn đều “đắp chiếu” ở thị trường. Vì vậy, tăng niềm tin vào thị trường là điều kiện quan trọng nhất để động viên được nguồn vốn đầu tư trở lại. Việc lấy lại niềm tin vào thị trường phải bắt đầu tư các chủ đầu tư và sau đó là các cơ quan quản lý nhà nước. Đây là việc khó nhưng lại là “chìa khóa” quan trọng nhất. Ước tính khoảng 400 tấn vàng còn tích trữ trong dân sẽ có vai trò rất lớn trong phục hồi thị trường BĐS nếu niềm tin được khôi phục.
Thứ hai, cần có cơ chế kiểm tra, đánh giá năng lực của đối tác trong hợp tác đầu tư hoặc bán lại dự án để tránh tình trạng việc “thay máu” tiếp tục là “cái bẫy” hại người. Điển hình là dự án chung cư Hattoco trên đường Trần Phú (quận Hà Đông- Hà Nội) do Công ty TCP tư vấn đầu tư xây dựng Ba Đình làm chủ đầu tư, được khởi công xây dựng từ năm 2009, xây được đến tầng 10 vào cuối 2011 thì hết vốn, dự án “đắp chiếu”. Đến đầu năm 2013, có một thông tin đầy hứng khởi: Công ty TNHH Sông Hằng đồng ý rót 500 tỷ đồng vào dự án và chủ đầu tư công bố chính sách bán hàng mới với việc chia nhỏ căn hộ từ 80- 160m2 xuống còn 60- 70m2 với giá bán 15 triệu đồng/m2 (chưa VAT), khiến nhiều khách hàng mới tin tưởng giao dịch. Thế nhưng, kể từ đó đến nay, Hattoco vẫn là... tòa nhà “ma”, một cái “bẫy” với người mua nhà!
Thứ ba, sự thay đổi về luật pháp, cơ chế quản lý nhằm ngăn chặn tình trạng tham nhũng, bôi trơn, chạy dự án... trong lĩnh vực BĐS là những việc phải làm và sẽ làm. Song, những thay đổi đó ở “thượng tầng kiến trúc” trong năm 2014 chưa thể có tác động trực tiếp đến thị trường. nCần có cơ chế kiểm tra, đánh giá năng lực của đối tác trong hợp tác đầu tư hoặc bán lại dự án để tránh tình trạng việc “thay máu” tiếp tục là “cái bẫy” hại người.
Thêm vào đó, sự “thay máu” trong một số dự án kinh doanh BĐS cũng cho thấy dấu hiệu tích cực. Chẳng hạn, dự án Hanoi Complex City được Lotte mua lại từ Deawoo, và đổi tên thành Lotte Centre Hanoi. Kể từ khi nhận chuyển nhượng xong, chỉ sau 3 tháng khởi động xây dựng, cao ốc 65 tầng này đã “lột xác” và sắp hoàn thành vào tháng 4/2014. Nhiều dự án nhà ở khác cũng đem lại niềm tin cho người mua nhà khi dòng tiền mới được bơm vào như chuỗi các dự án Sunview của Đất Xanh, CT2 Tân Tây Đô, Sails Tower,
Golden Silk của Vinaconex 2... Hưng Thịnh ký hợp tác mua lại dự án Hiệp Tân và đổi tên thành 8X Đầm Sen tại TP.HCM; Keppel Land (Singapore) vừa quyết định hợp tác với GamiLand, góp vốn 60% vào dự án Tây Quốc Oai và đổi tên thành Hà Nội Westgate tại huyện Quốc Oai...
Những thay đổi rất quan trọng đó cho phép chúng ta tin tưởng rằng, năm 2014, thị trường BĐS sẽ “ấm” hơn năm 2013. Song, đó chỉ là những “điều kiện cần”. Để thị trường BĐS thực sự hồi sinh, còn phải có những “điều kiện đủ”. Khi những “điều kiện đủ” sau đây chưa có trong thực tế thì thị trường BĐS vẫn khó khởi sắc.
Trước hết, khi thị trường BĐS trầm lắng, mọi nguồn vốn đều “đắp chiếu” ở thị trường. Vì vậy, tăng niềm tin vào thị trường là điều kiện quan trọng nhất để động viên được nguồn vốn đầu tư trở lại. Việc lấy lại niềm tin vào thị trường phải bắt đầu tư các chủ đầu tư và sau đó là các cơ quan quản lý nhà nước. Đây là việc khó nhưng lại là “chìa khóa” quan trọng nhất. Ước tính khoảng 400 tấn vàng còn tích trữ trong dân sẽ có vai trò rất lớn trong phục hồi thị trường BĐS nếu niềm tin được khôi phục.
Thứ hai, cần có cơ chế kiểm tra, đánh giá năng lực của đối tác trong hợp tác đầu tư hoặc bán lại dự án để tránh tình trạng việc “thay máu” tiếp tục là “cái bẫy” hại người. Điển hình là dự án chung cư Hattoco trên đường Trần Phú (quận Hà Đông- Hà Nội) do Công ty TCP tư vấn đầu tư xây dựng Ba Đình làm chủ đầu tư, được khởi công xây dựng từ năm 2009, xây được đến tầng 10 vào cuối 2011 thì hết vốn, dự án “đắp chiếu”. Đến đầu năm 2013, có một thông tin đầy hứng khởi: Công ty TNHH Sông Hằng đồng ý rót 500 tỷ đồng vào dự án và chủ đầu tư công bố chính sách bán hàng mới với việc chia nhỏ căn hộ từ 80- 160m2 xuống còn 60- 70m2 với giá bán 15 triệu đồng/m2 (chưa VAT), khiến nhiều khách hàng mới tin tưởng giao dịch. Thế nhưng, kể từ đó đến nay, Hattoco vẫn là... tòa nhà “ma”, một cái “bẫy” với người mua nhà!
Thứ ba, sự thay đổi về luật pháp, cơ chế quản lý nhằm ngăn chặn tình trạng tham nhũng, bôi trơn, chạy dự án... trong lĩnh vực BĐS là những việc phải làm và sẽ làm. Song, những thay đổi đó ở “thượng tầng kiến trúc” trong năm 2014 chưa thể có tác động trực tiếp đến thị trường. nCần có cơ chế kiểm tra, đánh giá năng lực của đối tác trong hợp tác đầu tư hoặc bán lại dự án để tránh tình trạng việc “thay máu” tiếp tục là “cái bẫy” hại người.
Theo Công thương