Theo đại diện Bộ Xây dựng, trong tháng 2 sẽ công khai dự thảo luật Nhà ở bản mới nhất (dự thảo lần thứ 11) để trình Quốc hội thông qua trong năm nay.
'Tháo' hết điều kiện để Việt kiều sở hữu BĐS
Dự thảo luật mới "nới" nhiều điều kiện cho Việt kiều, người nước ngoài có thể sở hữu nhà tại Việt Nam.
Giúp phá băng BĐS
Dự thảo luật mới đề xuất cho phép Việt kiều có quyền sở hữu không hạn chế số lượng, thời gian nhà ở bao gồm cả căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ gắn liền với quyền sử dụng đất. Việc sở hữu nhà ở của Việt kiều được thực hiện thông qua các hình thức: mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; mua, thuê mua nhà ở thương mại của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản (BĐS); nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật…
Không chỉ thế, dự thảo còn đề xuất mở cho Việt kiều mua nhà ở trong nước không chỉ được sở hữu mà còn được xây dựng nhà ở trên diện tích đất ở nhận chuyển nhượng trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại. Được bán, tự do bán, tặng cho, để thừa kế, đổi nhà ở, thế chấp gắn liền với quyền sử dụng đất ở; có quyền cho người khác thuê nhà ở, ủy quyền cho người khác quản lý nhà của mình....
Từng nhiều lần kiến nghị mở rộng cửa cho Việt kiều mua nhà trong nước, TS Phạm Sĩ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội xây dựng VN, cho rằng đối với đối tượng là người nước ngoài thì cần phải quy định nhiều điều kiện còn đối với Việt kiều thì nên mở. TS Liêm đề nghị không nên giới hạn Việt kiều chỉ được mua nhà ở phân khúc nào, khu vực nào vì đã là thị trường thì nên để tuân theo quy luật tự nhiên, có cạnh tranh mới tạo ra động lực đi lên. “Chúng ta có mấy triệu Việt kiều, hằng năm chuyển về cho đất nước biết bao kiều hối. Đây là nguồn lực rất lớn, chính sách cần khuyến khích nhiều hơn để thu hút Việt kiều mua nhà trong nước”, ông Liêm nói.
Đồng quan điểm trên, Phó chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam Nguyễn Ngọc Thành đánh giá tạo điều kiện cho Việt kiều mua nhà trong nước là góp phần tạo ra thêm nguồn cầu mới. Nguồn lực kiều hối sẽ góp phần phá băng thị trường BĐS hiện nay, đặc biệt ở phân khúc từ trung đến cao cấp. Dưới góc nhìn của người trong cuộc, ông Trần Đức Minh, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Kinh Đô TCI - chủ đầu tư dự án Discovery Complex trên đường Cầu Giấy, Hà Nội cho rằng giữa lúc thị trường BĐS đang đóng băng như hiện nay thì Việt kiều sẽ mang về thanh khoản khá lớn giúp việc tiêu thụ hàng tồn tốt.
Người nước ngoài chỉ được mua BĐS cao cấp
Thực tế cho thấy, việc hạn chế Việt kiều mua nhà đã gây nhiều “tổn thất” và bất ổn cho thị trường BĐS, phát sinh tranh chấp, khiếu kiện khi họ phải nhờ người thân, người quen đứng tên, sở hữu nhà. Trong khi đó, việc khó mua nhà trong nước cũng phần nào làm người nước ngoài đang làm việc, sinh sống tại Việt Nam chán nản, từ đó ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, kinh doanh của VN.
Theo ông Đoàn Chí Thanh - Tổng giám đốc Công ty địa ốc Hoàng Anh Sài Gòn, trong khi chúng ta hạn chế cho Việt kiều, người nước ngoài mua nhà có giá vài tỉ, ngược lại các doanh nghiệp trong nước có thể “tự do” chuyển nhượng dự án hàng trăm triệu USD cho các doanh nghiệp nước ngoài. Vì vậy, nên mở rộng cửa cho người nước ngoài, Việt kiều mua nhà tại Việt Nam. Việc này còn kích hoạt hàng loạt các ngành liên quan. Một căn hộ được bán kéo theo ngành xây dựng bán được vật liệu, ngành nội thất bán được hàng trang trí, các sản phẩm gia dụng được bán, nhà nước theo đó cũng thu được ngoại tệ, thuế…
Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM Lê Hoàng Châu nhận xét nên nới điều kiện Việt kiều được sở hữu nhà như người Việt trong nước và mở cửa thông thoáng cho người nước ngoài được mua căn hộ cao cấp miễn họ có tiền và nộp được thuế. Điều này sẽ giúp giải quyết hàng tồn kho, xuất khẩu tại chỗ, kéo các lĩnh vực khác phát triển theo. Tuy nhiên, họ không được mua nhà giá thấp, nhà xã hội để tránh cạnh tranh với người nghèo trong nước. Ủng hộ việc nới rộng điều kiện mua nhà với các đối tượng trên, một lãnh đạo UBND TP cũng đề xuất, cần có thêm các quy định để đảm bảo an ninh chính trị và tránh xảy ra tình trạng người nước ngoài cạnh tranh với người thu nhập thấp trong nước.
Dẫn Singapore, một nước khá thoáng trong việc cho người nước ngoài mua nhà, khi nước này đánh thuế 15% tổng giá trị BĐS (trước đây là 10%), ông Hoàng Anh Tuấn, Tổng giám đốc Tổng công ty Tấc Đất Tấc Vàng, cũng nhận xét để tránh tình trạng cạnh tranh với người dân trong nước, nên quy định người nước ngoài chỉ được mua BĐS cao cấp, ở những khu vực đô thị lớn. Đối với Việt kiều có thể mua nhà thoải mái như người dân trong nước, bởi chính sách của chúng ta luôn xem kiều bào là một phần không thể tách rời cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Một người Hàn Quốc đang tìm hiểu thông tin một dự án căn hộ ở Q.9, TP.HCM - Ảnh: Đình Sơn
Dự thảo luật mới "nới" nhiều điều kiện cho Việt kiều, người nước ngoài có thể sở hữu nhà tại Việt Nam.
Giúp phá băng BĐS
Dự thảo luật mới đề xuất cho phép Việt kiều có quyền sở hữu không hạn chế số lượng, thời gian nhà ở bao gồm cả căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ gắn liền với quyền sử dụng đất. Việc sở hữu nhà ở của Việt kiều được thực hiện thông qua các hình thức: mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; mua, thuê mua nhà ở thương mại của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản (BĐS); nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật…
Không chỉ thế, dự thảo còn đề xuất mở cho Việt kiều mua nhà ở trong nước không chỉ được sở hữu mà còn được xây dựng nhà ở trên diện tích đất ở nhận chuyển nhượng trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại. Được bán, tự do bán, tặng cho, để thừa kế, đổi nhà ở, thế chấp gắn liền với quyền sử dụng đất ở; có quyền cho người khác thuê nhà ở, ủy quyền cho người khác quản lý nhà của mình....
Từng nhiều lần kiến nghị mở rộng cửa cho Việt kiều mua nhà trong nước, TS Phạm Sĩ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội xây dựng VN, cho rằng đối với đối tượng là người nước ngoài thì cần phải quy định nhiều điều kiện còn đối với Việt kiều thì nên mở. TS Liêm đề nghị không nên giới hạn Việt kiều chỉ được mua nhà ở phân khúc nào, khu vực nào vì đã là thị trường thì nên để tuân theo quy luật tự nhiên, có cạnh tranh mới tạo ra động lực đi lên. “Chúng ta có mấy triệu Việt kiều, hằng năm chuyển về cho đất nước biết bao kiều hối. Đây là nguồn lực rất lớn, chính sách cần khuyến khích nhiều hơn để thu hút Việt kiều mua nhà trong nước”, ông Liêm nói.
Đồng quan điểm trên, Phó chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam Nguyễn Ngọc Thành đánh giá tạo điều kiện cho Việt kiều mua nhà trong nước là góp phần tạo ra thêm nguồn cầu mới. Nguồn lực kiều hối sẽ góp phần phá băng thị trường BĐS hiện nay, đặc biệt ở phân khúc từ trung đến cao cấp. Dưới góc nhìn của người trong cuộc, ông Trần Đức Minh, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Kinh Đô TCI - chủ đầu tư dự án Discovery Complex trên đường Cầu Giấy, Hà Nội cho rằng giữa lúc thị trường BĐS đang đóng băng như hiện nay thì Việt kiều sẽ mang về thanh khoản khá lớn giúp việc tiêu thụ hàng tồn tốt.
Người nước ngoài chỉ được mua BĐS cao cấp
Thực tế cho thấy, việc hạn chế Việt kiều mua nhà đã gây nhiều “tổn thất” và bất ổn cho thị trường BĐS, phát sinh tranh chấp, khiếu kiện khi họ phải nhờ người thân, người quen đứng tên, sở hữu nhà. Trong khi đó, việc khó mua nhà trong nước cũng phần nào làm người nước ngoài đang làm việc, sinh sống tại Việt Nam chán nản, từ đó ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, kinh doanh của VN.
Theo ông Đoàn Chí Thanh - Tổng giám đốc Công ty địa ốc Hoàng Anh Sài Gòn, trong khi chúng ta hạn chế cho Việt kiều, người nước ngoài mua nhà có giá vài tỉ, ngược lại các doanh nghiệp trong nước có thể “tự do” chuyển nhượng dự án hàng trăm triệu USD cho các doanh nghiệp nước ngoài. Vì vậy, nên mở rộng cửa cho người nước ngoài, Việt kiều mua nhà tại Việt Nam. Việc này còn kích hoạt hàng loạt các ngành liên quan. Một căn hộ được bán kéo theo ngành xây dựng bán được vật liệu, ngành nội thất bán được hàng trang trí, các sản phẩm gia dụng được bán, nhà nước theo đó cũng thu được ngoại tệ, thuế…
Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM Lê Hoàng Châu nhận xét nên nới điều kiện Việt kiều được sở hữu nhà như người Việt trong nước và mở cửa thông thoáng cho người nước ngoài được mua căn hộ cao cấp miễn họ có tiền và nộp được thuế. Điều này sẽ giúp giải quyết hàng tồn kho, xuất khẩu tại chỗ, kéo các lĩnh vực khác phát triển theo. Tuy nhiên, họ không được mua nhà giá thấp, nhà xã hội để tránh cạnh tranh với người nghèo trong nước. Ủng hộ việc nới rộng điều kiện mua nhà với các đối tượng trên, một lãnh đạo UBND TP cũng đề xuất, cần có thêm các quy định để đảm bảo an ninh chính trị và tránh xảy ra tình trạng người nước ngoài cạnh tranh với người thu nhập thấp trong nước.
Dẫn Singapore, một nước khá thoáng trong việc cho người nước ngoài mua nhà, khi nước này đánh thuế 15% tổng giá trị BĐS (trước đây là 10%), ông Hoàng Anh Tuấn, Tổng giám đốc Tổng công ty Tấc Đất Tấc Vàng, cũng nhận xét để tránh tình trạng cạnh tranh với người dân trong nước, nên quy định người nước ngoài chỉ được mua BĐS cao cấp, ở những khu vực đô thị lớn. Đối với Việt kiều có thể mua nhà thoải mái như người dân trong nước, bởi chính sách của chúng ta luôn xem kiều bào là một phần không thể tách rời cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Chúng ta có mấy triệu Việt kiều, hằng năm chuyển về cho đất nước biết bao kiều hối. Đây là nguồn lực rất lớn, chính sách cần khuyến khích nhiều hơn để thu hút Việt kiều mua nhà trong nước TS Phạm Sĩ Liêm |
Theo Thanh niên