UBND tỉnh Hà Giang vừa giao Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) tiến hành ngay việc lập hồ sơ, dự toán sửa chữa cấp bách một số ngôi nhà cổ, ứng ngân sách địa phương và vốn chương trình mục tiêu quốc gia triển khai tu bổ, trùng tu các hạng mục cấp thiết trong quý 3/2013.
Phố cổ bị xuống cấp
Sau làng cổ Đường Lâm, giờ lại đến phố cổ Đồng Văn của Hà Giang rơi vào tình cảnh người dân xin trả lại danh hiệu di sản cho Nhà nước. Lý do người dân xin trả lại không chỉ về vấn đề kinh tế mà tính mạng của họ đang ngày bị đe dọa, bởi sự xuống cấp trầm trọng của
những ngôi nhà di sản.
Không sầm uất như phố cổ Hà Nội, phố cổ Đồng Văn chỉ vẻn vẹn 35 nóc nhà nhưng đã trên 100 năm tuổi và mang sắc thái riêng biệt, độc đáo của người dân vùng cao nguyên đá. Đặc biệt, từ sau khi Cao nguyên đá Đồng Văn trở thành Công viên địa chất toàn cầu thì phố cổ Đồng Văn càng thu hút đông du khách đến thăm.
Nhưng cũng giống như những ngôi nhà cổ khác trên cả nước, những nhà cổ vùng cao đã xuống cấp cùng với mưa nắng, thời gian. Tuy nhiên, từ khi nhận danh hiệu di tích quốc gia (cuối năm 2009) đến nay, chủ nhân của những ngôi nhà di sản này lại không được phép tự sửa chữa để tránh xâm phạm di tích. Thay vào đó, giấy, bạt, phên, tre, lá...trở thành cứu cánh cho người dân trước mưa nắng khắc nghiệt vùng cao.
Ưu tiên tu bổ nhà cổ xuống cấp nghiêm trọng
Sau gần 5 năm được vinh danh, người dân phố cổ Đồng Văn vẫn chưa rõ khi nào sẽ triển khai phương án tu bổ và sửa chữa những ngôi nhà cổ. Dần dà, người dân cảm thấy danh hiệu di tích quốc gia như gánh nặng đối với cuộc sống, những ngôi nhà cổ phải chống trọi với sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Và việc người dân xin trả lại danh hiệu di sản cho nhà nước là đỉnh điểm của vấn đề này.
Trước sự việc trên, UBND tỉnh Hà Giang vừa có cuộc họp khẩn cấp với các cơ quan chức năng để tìm hướng giải quyết. Theo đó, trước mắt, tỉnh sẽ giao cho Sở VH-TT&DL Hà Giang phối hợp với Sở Tài chính, huyện Đồng Văn và người dân phố cổ tập trung khảo sát, thống kê chi tiết những hạng mục cần sửa chữa ngay những ngôi nhà đang xuống cấp nghiêm trọng; lập dự toán sửa chữa cấp bách một số ngôi nhà cổ, ứng ngân sách địa phương và vốn chương trình mục tiêu quốc gia triển khai tu bổ, trùng tu ngay các hạng mục cấp thiết trong quý 3/2013.
Về lâu dài, tỉnh Hà Giang yêu cầu UBND huyện Đồng Văn cần có phương án bố trí quỹ đất để các hộ dân phố cổ có điều kiện xây dựng nhà ở, đồng thời phát triển dịch vụ du lịch tại khu phố cổ.
Ông Nguyễn Thế Hùng, Cục trưởng Cục Di sản văn hóa cho biết: Sau khi UBND tỉnh Hà Giang chính thức phê duyệt dự án sẽ có chính sách tạo điều kiện, khuyến khích các hộ dân có điều kiện kinh phí tự sửa chữa bảo tồn theo đúng thiết kế đã được phê duyệt. Hiện tại, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đang có phương án xem xét hỗ trợ về mặt kinh phí để có thể tiến hành tu bổ trước những ngôi nhà xuống cấp nặng nhất, đặc biệt là nhà dân đang sinh sống.
Sau làng cổ Đường Lâm, giờ lại đến phố cổ Đồng Văn của Hà Giang rơi vào tình cảnh người dân xin trả lại danh hiệu di sản cho Nhà nước. Lý do người dân xin trả lại không chỉ về vấn đề kinh tế mà tính mạng của họ đang ngày bị đe dọa, bởi sự xuống cấp trầm trọng của
những ngôi nhà di sản.
Không sầm uất như phố cổ Hà Nội, phố cổ Đồng Văn chỉ vẻn vẹn 35 nóc nhà nhưng đã trên 100 năm tuổi và mang sắc thái riêng biệt, độc đáo của người dân vùng cao nguyên đá. Đặc biệt, từ sau khi Cao nguyên đá Đồng Văn trở thành Công viên địa chất toàn cầu thì phố cổ Đồng Văn càng thu hút đông du khách đến thăm.
Nhưng cũng giống như những ngôi nhà cổ khác trên cả nước, những nhà cổ vùng cao đã xuống cấp cùng với mưa nắng, thời gian. Tuy nhiên, từ khi nhận danh hiệu di tích quốc gia (cuối năm 2009) đến nay, chủ nhân của những ngôi nhà di sản này lại không được phép tự sửa chữa để tránh xâm phạm di tích. Thay vào đó, giấy, bạt, phên, tre, lá...trở thành cứu cánh cho người dân trước mưa nắng khắc nghiệt vùng cao.
Ưu tiên tu bổ nhà cổ xuống cấp nghiêm trọng
Sau gần 5 năm được vinh danh, người dân phố cổ Đồng Văn vẫn chưa rõ khi nào sẽ triển khai phương án tu bổ và sửa chữa những ngôi nhà cổ. Dần dà, người dân cảm thấy danh hiệu di tích quốc gia như gánh nặng đối với cuộc sống, những ngôi nhà cổ phải chống trọi với sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Và việc người dân xin trả lại danh hiệu di sản cho nhà nước là đỉnh điểm của vấn đề này.
Trước sự việc trên, UBND tỉnh Hà Giang vừa có cuộc họp khẩn cấp với các cơ quan chức năng để tìm hướng giải quyết. Theo đó, trước mắt, tỉnh sẽ giao cho Sở VH-TT&DL Hà Giang phối hợp với Sở Tài chính, huyện Đồng Văn và người dân phố cổ tập trung khảo sát, thống kê chi tiết những hạng mục cần sửa chữa ngay những ngôi nhà đang xuống cấp nghiêm trọng; lập dự toán sửa chữa cấp bách một số ngôi nhà cổ, ứng ngân sách địa phương và vốn chương trình mục tiêu quốc gia triển khai tu bổ, trùng tu ngay các hạng mục cấp thiết trong quý 3/2013.
Về lâu dài, tỉnh Hà Giang yêu cầu UBND huyện Đồng Văn cần có phương án bố trí quỹ đất để các hộ dân phố cổ có điều kiện xây dựng nhà ở, đồng thời phát triển dịch vụ du lịch tại khu phố cổ.
Ông Nguyễn Thế Hùng, Cục trưởng Cục Di sản văn hóa cho biết: Sau khi UBND tỉnh Hà Giang chính thức phê duyệt dự án sẽ có chính sách tạo điều kiện, khuyến khích các hộ dân có điều kiện kinh phí tự sửa chữa bảo tồn theo đúng thiết kế đã được phê duyệt. Hiện tại, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đang có phương án xem xét hỗ trợ về mặt kinh phí để có thể tiến hành tu bổ trước những ngôi nhà xuống cấp nặng nhất, đặc biệt là nhà dân đang sinh sống.
Theo VEN