Việc cải tạo nhà chung cư cũ trên địa bàn thủ đô hiện đang gặp rất nhiều khó khăn. Để tháo gỡ, Hà Nội đề xuất một số phương án thực hiện, trong đó có việc khuyến khích hợp tác kinh doanh giữa hai bên. Đây là một trong những nội dung được đưa ra thảo luận ngày 3.7 của kỳ họp thứ 7 HĐND khoá XIV.
Nhà C8 khu tập thể Giảng Võ đã xuống cấp, cần được cải tạo gấp
Nhiều khó khăn trong việc cải tạo chung cư cũ
Theo báo cáo của UBND TP, hiện trên địa bàn Hà Nội có khoảng 1.155 nhà chung cư cũ cao 4 đến 6 tầng, tập trung trong nội thành với tổng diện tích khoảng 5 triệu mét vuông. Hiện các khu chung cư cũ hầu hết đã xuống cấp, không đáp ứng yêu cầu sử dụng. Mặc dù UBND TP đã giao nhiệm vụ cho một số nhà đầu tư thực hiện khảo sát hiện trạng để làm cơ sở đề xuất phương án quy hoạch cải tạo chi tiết 1/500, tuy nhiên, quá trình thực hiện gặp nhiều khó khăn.
Tính đến nay, Hà Nội mới chỉ tập trung giải quyết các nhà chung cư cũ, nguy hiểm cấp D, xếp vào diện phải di dời để đảm bảo an toàn cho người sử dụng gồm: B4, B14 Kim Liên, 187 Tây Sơn, I1-2-3 Thành Công, C7, D6, D2 Giảng Võ, 148-150 phố Sơn Tây. Trong 3 khu chung cư cũ thí điểm thực hiện cải tạo, TP mới xây dựng được 4/14 nhà tại khu B Kim Liên và khởi công nhà A1, A2 khu tập thể Nguyễn Công Trứ, còn khu Văn Chương chưa phê duyệt được quy hoạch.
Để việc cải tạo, sửa chữa đạt được hiệu quả cao nhất, UBND TP.Hà Nội đề xuất 4 nhóm biện pháp. Cụ thể, cho phép người dân trong phạm vi dự án sẽ cùng tham gia đầu tư theo phương thức góp vốn bằng quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất; khi triển khai cải tạo chung cư cũ, nhà cũ, cho phép áp dụng hình thức xây dựng chuyển giao (có thể bằng tiền hoặc đất).
Việc đưa ra các quy định trên là do hiện nay phát sinh nhiều ý kiến của người dân về quyền lợi. Quy định này tạo điều kiện để người dân trở thành chủ thể tham gia thực hiện dự án có quyền lựa chọn tái định cư tại chỗ hoặc nhà ở tại địa điểm khác nhau phù hợp với điều kiện sống, từ đó triệt tiêu vấn đề mâu thuẫn giữa chủ đầu tư và người dân sở hữu chung cư.
TP cũng khuyến khích chủ đầu tư dự án và các chủ sở hữu căn hộ hợp pháp thoả thuận thực hiện dự án bằng phương thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở các chủ sở hữu góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu căn hộ và hưởng lợi nhuận theo quy định của pháp luật.
Ưu tiên mua nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp
Cũng trong buổi thảo luận tại HĐND, UBND TP cũng đề nghị trường hợp những người không có nhu cầu mua nhà tái định cư tại chỗ thì được ưu tiên mua nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp tại các dự án trên địa bàn thành phố. Trong trường hợp không có đủ quỹ nhà để bố trí tái định cư tại chỗ mà phải bố trí tái định cư tại khu vực không thuộc 4 quận nội thành cũ, cho phép chủ đầu tư áp dụng hệ số K=1,5 lần so với trường hợp dự án có đủ quỹ nhà để bố trí tái định cư tại chỗ và được ưu tiên thuê địa điểm kinh doanh tại khu vực được bố trí tái định cư.
Đối với các hộ dân đang thuê nhà của Nhà nước không có khả năng đóng góp kinh phí mua hoặc thuê phần diện tích tăng thêm để đạt diện tích sàn căn hộ không nhỏ hơn 45m2, ngân sách thành phố sẽ hỗ trợ thanh toán mua hoặc thuê phần diện tích này cho chủ đầu tư và tiếp tục cho các hộ dân thuê căn hộ này với giá thuê nhà ở theo quy định của thành phố.
HĐND TP cũng yêu cầu UBND TP ban hành quy định cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư triển khai thực hiện dự án xây dựng quỹ nhà phục vụ tạm cư cho các hộ dân trên cơ sở kết quả thực hiện, tính khả thi của dự án theo hướng linh hoạt, đơn giản hóa các thủ tục hành chính về quản lý, sử dụng đất và đầu tư xây dựng.
Theo báo cáo của UBND TP, hiện trên địa bàn Hà Nội có khoảng 1.155 nhà chung cư cũ cao 4 đến 6 tầng, tập trung trong nội thành với tổng diện tích khoảng 5 triệu mét vuông. Hiện các khu chung cư cũ hầu hết đã xuống cấp, không đáp ứng yêu cầu sử dụng. Mặc dù UBND TP đã giao nhiệm vụ cho một số nhà đầu tư thực hiện khảo sát hiện trạng để làm cơ sở đề xuất phương án quy hoạch cải tạo chi tiết 1/500, tuy nhiên, quá trình thực hiện gặp nhiều khó khăn.
Tính đến nay, Hà Nội mới chỉ tập trung giải quyết các nhà chung cư cũ, nguy hiểm cấp D, xếp vào diện phải di dời để đảm bảo an toàn cho người sử dụng gồm: B4, B14 Kim Liên, 187 Tây Sơn, I1-2-3 Thành Công, C7, D6, D2 Giảng Võ, 148-150 phố Sơn Tây. Trong 3 khu chung cư cũ thí điểm thực hiện cải tạo, TP mới xây dựng được 4/14 nhà tại khu B Kim Liên và khởi công nhà A1, A2 khu tập thể Nguyễn Công Trứ, còn khu Văn Chương chưa phê duyệt được quy hoạch.
Để việc cải tạo, sửa chữa đạt được hiệu quả cao nhất, UBND TP.Hà Nội đề xuất 4 nhóm biện pháp. Cụ thể, cho phép người dân trong phạm vi dự án sẽ cùng tham gia đầu tư theo phương thức góp vốn bằng quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất; khi triển khai cải tạo chung cư cũ, nhà cũ, cho phép áp dụng hình thức xây dựng chuyển giao (có thể bằng tiền hoặc đất).
Việc đưa ra các quy định trên là do hiện nay phát sinh nhiều ý kiến của người dân về quyền lợi. Quy định này tạo điều kiện để người dân trở thành chủ thể tham gia thực hiện dự án có quyền lựa chọn tái định cư tại chỗ hoặc nhà ở tại địa điểm khác nhau phù hợp với điều kiện sống, từ đó triệt tiêu vấn đề mâu thuẫn giữa chủ đầu tư và người dân sở hữu chung cư.
TP cũng khuyến khích chủ đầu tư dự án và các chủ sở hữu căn hộ hợp pháp thoả thuận thực hiện dự án bằng phương thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở các chủ sở hữu góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu căn hộ và hưởng lợi nhuận theo quy định của pháp luật.
Ưu tiên mua nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp
Cũng trong buổi thảo luận tại HĐND, UBND TP cũng đề nghị trường hợp những người không có nhu cầu mua nhà tái định cư tại chỗ thì được ưu tiên mua nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp tại các dự án trên địa bàn thành phố. Trong trường hợp không có đủ quỹ nhà để bố trí tái định cư tại chỗ mà phải bố trí tái định cư tại khu vực không thuộc 4 quận nội thành cũ, cho phép chủ đầu tư áp dụng hệ số K=1,5 lần so với trường hợp dự án có đủ quỹ nhà để bố trí tái định cư tại chỗ và được ưu tiên thuê địa điểm kinh doanh tại khu vực được bố trí tái định cư.
Đối với các hộ dân đang thuê nhà của Nhà nước không có khả năng đóng góp kinh phí mua hoặc thuê phần diện tích tăng thêm để đạt diện tích sàn căn hộ không nhỏ hơn 45m2, ngân sách thành phố sẽ hỗ trợ thanh toán mua hoặc thuê phần diện tích này cho chủ đầu tư và tiếp tục cho các hộ dân thuê căn hộ này với giá thuê nhà ở theo quy định của thành phố.
HĐND TP cũng yêu cầu UBND TP ban hành quy định cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư triển khai thực hiện dự án xây dựng quỹ nhà phục vụ tạm cư cho các hộ dân trên cơ sở kết quả thực hiện, tính khả thi của dự án theo hướng linh hoạt, đơn giản hóa các thủ tục hành chính về quản lý, sử dụng đất và đầu tư xây dựng.
Theo Lao động