Trước tình trạng xuống cấp ngày một nghiêm trọng của Khu tập thể C8 Giảng Võ (quận Ba Đình), nhất là đang trong mùa mưa bão, mới đây, Sở Xây dựng Hà Nội đã đề xuất lên UBND TP Hà Nội giải pháp di dời 30 hộ dân sinh sống tại đơn nguyên cầu thang 3, và UBND TP đồng ý bố trí 30 căn hộ tại khu Pháp Vân - Tứ Hiệp làm quỹ nhà tạm cư.
Tuy nhiên, qua trao đổi, người dân không mấy vui mừng vì sẽ được di dời khỏi nhà nguy hiểm cấp D (cấp nguy hiểm nhất) mà trái lại đều có những lo lắng, băn khoăn.
Dân “ngại” di dời
Theo ghi nhận của phóng viên, trước thông tin có thể phải di dời tới nơi tạm cư mới, hầu hết người dân được hỏi đều băn khoăn, lo lắng. Ông Trần Ngọc Hưng, định cư tại Khu tập thể C8 Giảng Võ từ năm 1976, sống tại phòng 415 cho biết, không chỉ gia đình ông mà hầu hết các hộ đang sử dụng đơn nguyên cầu thang 3 đều không muốn di dời. "Cuộc sống của người dân chắc chắn sẽ bị xáo trộn rất nhiều, đặc biệt là với trẻ em đang theo học các cấp tại phường Giảng Võ…" - ông Hưng giãi bày.
Ông Hoàng Văn Nhâm - Tổ trưởng tổ 39 (cụm dân cư số 4, phường Giảng Võ), hiện sống tại phòng 216 cho biết, trừ việc đơn nguyên cầu thang 3 bị nứt lún và phần trần tầng 5 bị bong tróc (đã được tiến hành tu sửa, gia cố) thì các căn hộ vẫn ở tình trạng sử dụng tốt. Việc chuyển 30 hộ tới khu tạm cư mới tại Pháp Vân - Tứ Hiệp (huyện Thanh Trì), không chỉ xa nội đô mà chất lượng dịch vụ cũng không bằng nơi ở cũ sẽ khiến cuộc sống, công việc và sinh hoạt của người dân gặp rất nhiều khó khăn.
Nhiều ý kiến cho rằng, khi chưa được sửa chữa, người dân có cơ sở để lo lắng mỗi khi qua lại đơn nguyên cầu thang 3. Tuy nhiên, kể từ khi được gia cố bằng khung thép (bao gồm cả phần móng), người dân đã yên tâm hơn rất nhiều.
Gia cố chỉ là giải pháp tạm thời
Theo phản ánh của người dân, sự xuống cấp của Khu tập thể C8 Giảng Võ bắt đầu từ khoảng những năm 2000, nguyên nhân chủ yếu do nền đất yếu, chung cư xây dựng đã lâu (từ năm 1970) và đặc biệt là tình trạng người dân cơi nới, lắp đặt "chuồng cọp" vô tội vạ, khiến các căn hộ vốn được xây dựng theo phương pháp lắp ghép bị kéo dãn, dẫn tới nứt vỡ, sụt lún… Việc di chuyển người dân tới điểm tạm cư mới nhằm phục vụ công tác cải tạo, nâng cấp khu tập thể là cần thiết và mang tính dài hạn. Tuy chưa có thông tin chính thức về địa điểm tạm cư, bà Đỗ Thị Thu Thủy bày tỏ quan điểm, kế hoạch của UBND TP Hà Nội là hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên, trong trường hợp bắt buộc phải chuyển đi thì nên chuyển toàn bộ 100 hộ đang sống tại Khu tập thể C8 Giảng Võ (đều nằm trong diện nguy hiểm cấp độ C và D), bởi nếu chỉ chuyển 30 hộ sống bên đơn nguyên cầu thang 3 thì việc cải tạo, nâng cấp sẽ rất khó thực hiện. Nếu vậy thì 30 hộ đi tạm cư bao giờ mới có thể trở về nhà cũ?
Ông Nguyễn Văn Bảo - Phó Chủ tịch UBND phường Giảng Võ (quận Ba Đình) cho biết, UBND phường đã rà soát nhân khẩu, chủ sở hữu tại nhà C8 và xây dựng kế hoạch ứng phó với những trường hợp khẩn cấp, đặc biệt là trong mùa mưa bão năm nay. Xung quanh thông tin liên quan tới việc sẽ di dời 30 hộ đang sống tại khu vực đơn nguyên cầu thang 3, UBND phường cũng đã có văn bản gửi tới từng hộ dân chỉ rõ mức độ nguy hiểm của khu đơn nguyên cầu thang. Ông Bảo nhấn mạnh, việc gia cố chỉ là giải pháp tạm thời, về lâu dài, việc di chuyển các hộ ra khỏi khu vực nguy hiểm là vì an toàn của người dân, đây cũng là trách nhiệm của chính quyền các cấp, cơ quan chức năng.
Dân “ngại” di dời
Theo ghi nhận của phóng viên, trước thông tin có thể phải di dời tới nơi tạm cư mới, hầu hết người dân được hỏi đều băn khoăn, lo lắng. Ông Trần Ngọc Hưng, định cư tại Khu tập thể C8 Giảng Võ từ năm 1976, sống tại phòng 415 cho biết, không chỉ gia đình ông mà hầu hết các hộ đang sử dụng đơn nguyên cầu thang 3 đều không muốn di dời. "Cuộc sống của người dân chắc chắn sẽ bị xáo trộn rất nhiều, đặc biệt là với trẻ em đang theo học các cấp tại phường Giảng Võ…" - ông Hưng giãi bày.
Khu tập thể C8 Giảng Võ được xếp vào loại nhà nguy hiểm cấp D.
Ông Hoàng Văn Nhâm - Tổ trưởng tổ 39 (cụm dân cư số 4, phường Giảng Võ), hiện sống tại phòng 216 cho biết, trừ việc đơn nguyên cầu thang 3 bị nứt lún và phần trần tầng 5 bị bong tróc (đã được tiến hành tu sửa, gia cố) thì các căn hộ vẫn ở tình trạng sử dụng tốt. Việc chuyển 30 hộ tới khu tạm cư mới tại Pháp Vân - Tứ Hiệp (huyện Thanh Trì), không chỉ xa nội đô mà chất lượng dịch vụ cũng không bằng nơi ở cũ sẽ khiến cuộc sống, công việc và sinh hoạt của người dân gặp rất nhiều khó khăn.
Nhiều ý kiến cho rằng, khi chưa được sửa chữa, người dân có cơ sở để lo lắng mỗi khi qua lại đơn nguyên cầu thang 3. Tuy nhiên, kể từ khi được gia cố bằng khung thép (bao gồm cả phần móng), người dân đã yên tâm hơn rất nhiều.
Gia cố chỉ là giải pháp tạm thời
Theo phản ánh của người dân, sự xuống cấp của Khu tập thể C8 Giảng Võ bắt đầu từ khoảng những năm 2000, nguyên nhân chủ yếu do nền đất yếu, chung cư xây dựng đã lâu (từ năm 1970) và đặc biệt là tình trạng người dân cơi nới, lắp đặt "chuồng cọp" vô tội vạ, khiến các căn hộ vốn được xây dựng theo phương pháp lắp ghép bị kéo dãn, dẫn tới nứt vỡ, sụt lún… Việc di chuyển người dân tới điểm tạm cư mới nhằm phục vụ công tác cải tạo, nâng cấp khu tập thể là cần thiết và mang tính dài hạn. Tuy chưa có thông tin chính thức về địa điểm tạm cư, bà Đỗ Thị Thu Thủy bày tỏ quan điểm, kế hoạch của UBND TP Hà Nội là hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên, trong trường hợp bắt buộc phải chuyển đi thì nên chuyển toàn bộ 100 hộ đang sống tại Khu tập thể C8 Giảng Võ (đều nằm trong diện nguy hiểm cấp độ C và D), bởi nếu chỉ chuyển 30 hộ sống bên đơn nguyên cầu thang 3 thì việc cải tạo, nâng cấp sẽ rất khó thực hiện. Nếu vậy thì 30 hộ đi tạm cư bao giờ mới có thể trở về nhà cũ?
Ông Nguyễn Văn Bảo - Phó Chủ tịch UBND phường Giảng Võ (quận Ba Đình) cho biết, UBND phường đã rà soát nhân khẩu, chủ sở hữu tại nhà C8 và xây dựng kế hoạch ứng phó với những trường hợp khẩn cấp, đặc biệt là trong mùa mưa bão năm nay. Xung quanh thông tin liên quan tới việc sẽ di dời 30 hộ đang sống tại khu vực đơn nguyên cầu thang 3, UBND phường cũng đã có văn bản gửi tới từng hộ dân chỉ rõ mức độ nguy hiểm của khu đơn nguyên cầu thang. Ông Bảo nhấn mạnh, việc gia cố chỉ là giải pháp tạm thời, về lâu dài, việc di chuyển các hộ ra khỏi khu vực nguy hiểm là vì an toàn của người dân, đây cũng là trách nhiệm của chính quyền các cấp, cơ quan chức năng.
Phó Chủ tịch UBND phường Giảng Võ Nguyễn Văn Bảo cho biết, trong thời gian tới, UBND phường Giảng Võ sẽ phối hợp với các đơn vị chức năng tiến hành họp lấy ý kiến của người dân xung quanh việc di dời; tổng hợp, đánh giá các kiến nghị và gửi lên UBND TP xem xét, nhằm sớm tìm ra giải pháp tối ưu, đảm bảo hài hòa lợi ích cho người dân tại Khu tập thể C8 Giảng Võ. |
Theo KTĐT