Việc một dự án chung cư bán căn hộ giá rẻ 10 triệu đồng/m2 tại Hà Nội đã gặp phải sự chỉ trích và phản đối từ nhiều doanh nghiệp phát triển BĐS khác. Tuy nhiên, hiện chưa có căn cứ nào để nói hành động đó là bán phá giá. BĐS đang cần phải giảm giá, thoát hàng để tự cứu mình thì một số tham giữ giá bày trò tố DN khác. Như thế, chẳng khác nào khiến thị trường thêm rối.
Phá giá còn hơn phá sản?
Trong cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10/2012, Người phát ngôn của Chính phủ Vũ Đức Đam cho rằng, việc hạ giá bán nhà ở là chủ trương nhất quán của Chính phủ để người có thu nhập thấp có thể mua được nhà.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cũng đã thừa nhận, đại bộ phận người dân cần sản phẩm khiêm tốn quy mô nhỏ, giá rẻ không thể nào “gánh” vác cung giá cao như vậy. Do vậy, để sản phẩm đến được với người dân, cách duy nhất là doanh nghiệp BĐS phải quyết liệt hạ giá, cơ cấu lại sản phẩm.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn cắt lỗ, giảm giá bán căn hộ nhằm thu hồi vốn. Số khác đã tiên phong thực hiện làm căn hộ nhỏ giá rẻ, đây là động thái không chỉ được các nhà quản lý mà cả người dân rất đồng tình hưởng ứng. Nhưng bên cạnh đó, đang có làn sóng phản đối, phê phán việc bán nhà giá rẻ, coi đây là hành động “phá giá” trên thị trường BĐS và đề nghị các cơ quan quản lý vào cuộc thanh tra, kiểm tra.
Ông Đặng Văn Quang, Giám đốc Công ty Tư vấn BĐS Navigat nhìn nhận, lẽ ra những doanh nghiệp tiên phong trong việc làm nhà giá rẻ đáng được khuyến khích hoan nghênh mới phải, vì họ là người đã tìm được giải pháp tháo gỡ khó khăn cho chính mình, cho thị trường và giúp nhiều người có cơ hội mua nhà.
Theo ông Quang, không có căn cứ nào để nói doanh nghiệp đó bán phá giá được, bởi bán phá giá có nghĩa là họ bán dưới giá thành. Chưa xét đến việc DN đó có lãi hay không nhưng trong điều kiện hiện nay, thị trường BĐS đang có hàng nghìn căn hộ tồn kho không bán được.
Để giải phóng hàng tồn, thu hồi vốn, bắt buộc các doanh nghiệp phải xả hàng, không xả được thì “chết”. Doanh nghiệp giảm giá, thậm chí cắt lỗ bán dưới giá thành, và đây là trường hợp bất khả kháng. Trong nền kinh tế thị trường, thì chuyện doanh nghiệp bán lỗ, bán dưới giá thành cũng là chuyện bình thường.
Lâu nay, giá BĐS vẫn bị thổi phồng lên quá cao, nhất là ở Hà Nội, khiến cho nhiều người dân có thu nhập thấp rất khó khăn về nhà ở. Do đó, doanh nghiệp nếu xây dựng được dự án giá rẻ, phù hợp với khả năng của người dân thì là điều đáng mừng, đáng khuyến khích, đáng để các doanh nghiệp BĐS học tập mới đúng.
Tham giữ giá: Hại DN, hại thị trường
Theo Luật sư Trần Hữu Huỳnh - Trưởng ban Pháp chế VCCI, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế, việc bán phá giá được nêu rõ trong pháp luật cạnh tranh, đó là nghiêm cấm việc bán hàng hóa dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh. Đồng thời cũng quy định một số hành vi không bị coi là bán dưới giá thành như: khuyến mãi theo quy định, thực hiện chính sách bình ổn giá, hạ giá hàng tồn kho, hạ giá trong trường hợp phá sản, giải thể, chấm dứt hoạt động, chuyển hướng sản xuất…
Đối với lĩnh vực BĐS, nếu nói doanh nghiệp bán phá giá thì phải chứng minh được doanh nghiệp sản xuất đó đã bán ra dưới mức giá thành.
Tuy nhiên, với thị trường BĐS, lâu nay giá BĐS đã được đẩy lên quá cao, nên khái niệm giá thành trong BĐS vẫn chưa xác định được.
Chúng ta chưa bàn đến chuyện lỗ, lãi của doanh nghiệp. Thế nhưng trong kinh doanh thị trường, trước khi bán hàng, doanh nghiệp cũng phải tính toán kỹ càng để chọn phương án bán phù hợp nhất. Quan trọng nhất là thị trường và người dân đón nhận sản phẩm đó như thế nào.
Hơn nữa, đã làm kinh doanh thì DN phải biết chấp nhận lỗ lãi. DN bán giá thấp nhưng họ biết cân nhắc lựa chọn loại vật liệu xây dựng nào để sản phẩm của họ có giá thành hợp lý, giúp người có khả năng tài chính vừa phải vẫn mua được nhà và chủ đầu tư bán được nhà nhưng vẫn có lãi.
Thị trường BĐS gặp khó cũng là thời điểm để thanh lọc những doanh nghiệp yếu kém trên thị trường. Doanh nghiệp nào biết nắm bắt cơ hội nhanh, chớp thời cơ sớm, có chiến lược kinh doanh đúng đắn, đưa sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng, được người dân ủng hộ thì chắc chắn doanh nghiệp đó sẽ thành công.
Trên thực tế, mặc dù nguồn cung căn hộ trên thị trường rất lớn, song hầu hết đều là các dự án BĐS cao cấp, giá cao, do đó người có nhu cầu về nhà ở không đủ điều kiện để tiếp cận. Đúng lúc này, nhiều doanh nghiệp đã nắm bắt được nhu cầu thực tế của người dân, đưa ra thị trường những căn hộ diện tích nhỏ, giá rẻ, phù hợp với điều kiện của người dân, đương nhiên sản phẩm đó sẽ được ủng hộ.
Giới phân tích cho rằng giá bán nên để thị trường tự quyết định, thay vì phản ứng doanh nghiệp bán phá giá thị trường. Thị trường sẽ tự điều chỉnh theo xu hướng, nếu thấy mức giá mà chủ đầu tư đưa ra phù hợp với điều kiện khả năng tài chính thì chắc chắn người mua sẽ đón nhận. Ngược lại, với mức giá đó, người mua vẫn hững hờ thì buộc chủ đầu tư phải tiếp tục hạ giá, đến khi nào cung gặp được cầu.
Xét dưới góc độ đó, nếu phá giá có xảy ra thì cũng là điều có lợi cho người tiêu dùng. Trong khi đó, dù chưa xác định được phá giá hay không nhiều DN đã tố nhau phá giá, rồi sau đấy biết đâu lại thanh tra, kiểm toán… DN đã khó lại thêm khổ, thị trường vì thế cũng thêm rối.
Trong cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10/2012, Người phát ngôn của Chính phủ Vũ Đức Đam cho rằng, việc hạ giá bán nhà ở là chủ trương nhất quán của Chính phủ để người có thu nhập thấp có thể mua được nhà.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cũng đã thừa nhận, đại bộ phận người dân cần sản phẩm khiêm tốn quy mô nhỏ, giá rẻ không thể nào “gánh” vác cung giá cao như vậy. Do vậy, để sản phẩm đến được với người dân, cách duy nhất là doanh nghiệp BĐS phải quyết liệt hạ giá, cơ cấu lại sản phẩm.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn cắt lỗ, giảm giá bán căn hộ nhằm thu hồi vốn. Số khác đã tiên phong thực hiện làm căn hộ nhỏ giá rẻ, đây là động thái không chỉ được các nhà quản lý mà cả người dân rất đồng tình hưởng ứng. Nhưng bên cạnh đó, đang có làn sóng phản đối, phê phán việc bán nhà giá rẻ, coi đây là hành động “phá giá” trên thị trường BĐS và đề nghị các cơ quan quản lý vào cuộc thanh tra, kiểm tra.
Ông Đặng Văn Quang, Giám đốc Công ty Tư vấn BĐS Navigat nhìn nhận, lẽ ra những doanh nghiệp tiên phong trong việc làm nhà giá rẻ đáng được khuyến khích hoan nghênh mới phải, vì họ là người đã tìm được giải pháp tháo gỡ khó khăn cho chính mình, cho thị trường và giúp nhiều người có cơ hội mua nhà.
Theo ông Quang, không có căn cứ nào để nói doanh nghiệp đó bán phá giá được, bởi bán phá giá có nghĩa là họ bán dưới giá thành. Chưa xét đến việc DN đó có lãi hay không nhưng trong điều kiện hiện nay, thị trường BĐS đang có hàng nghìn căn hộ tồn kho không bán được.
Để giải phóng hàng tồn, thu hồi vốn, bắt buộc các doanh nghiệp phải xả hàng, không xả được thì “chết”. Doanh nghiệp giảm giá, thậm chí cắt lỗ bán dưới giá thành, và đây là trường hợp bất khả kháng. Trong nền kinh tế thị trường, thì chuyện doanh nghiệp bán lỗ, bán dưới giá thành cũng là chuyện bình thường.
Lâu nay, giá BĐS vẫn bị thổi phồng lên quá cao, nhất là ở Hà Nội, khiến cho nhiều người dân có thu nhập thấp rất khó khăn về nhà ở. Do đó, doanh nghiệp nếu xây dựng được dự án giá rẻ, phù hợp với khả năng của người dân thì là điều đáng mừng, đáng khuyến khích, đáng để các doanh nghiệp BĐS học tập mới đúng.
Tham giữ giá: Hại DN, hại thị trường
Theo Luật sư Trần Hữu Huỳnh - Trưởng ban Pháp chế VCCI, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế, việc bán phá giá được nêu rõ trong pháp luật cạnh tranh, đó là nghiêm cấm việc bán hàng hóa dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh. Đồng thời cũng quy định một số hành vi không bị coi là bán dưới giá thành như: khuyến mãi theo quy định, thực hiện chính sách bình ổn giá, hạ giá hàng tồn kho, hạ giá trong trường hợp phá sản, giải thể, chấm dứt hoạt động, chuyển hướng sản xuất…
Đối với lĩnh vực BĐS, nếu nói doanh nghiệp bán phá giá thì phải chứng minh được doanh nghiệp sản xuất đó đã bán ra dưới mức giá thành.
Tuy nhiên, với thị trường BĐS, lâu nay giá BĐS đã được đẩy lên quá cao, nên khái niệm giá thành trong BĐS vẫn chưa xác định được.
Chúng ta chưa bàn đến chuyện lỗ, lãi của doanh nghiệp. Thế nhưng trong kinh doanh thị trường, trước khi bán hàng, doanh nghiệp cũng phải tính toán kỹ càng để chọn phương án bán phù hợp nhất. Quan trọng nhất là thị trường và người dân đón nhận sản phẩm đó như thế nào.
Hơn nữa, đã làm kinh doanh thì DN phải biết chấp nhận lỗ lãi. DN bán giá thấp nhưng họ biết cân nhắc lựa chọn loại vật liệu xây dựng nào để sản phẩm của họ có giá thành hợp lý, giúp người có khả năng tài chính vừa phải vẫn mua được nhà và chủ đầu tư bán được nhà nhưng vẫn có lãi.
Thị trường BĐS gặp khó cũng là thời điểm để thanh lọc những doanh nghiệp yếu kém trên thị trường. Doanh nghiệp nào biết nắm bắt cơ hội nhanh, chớp thời cơ sớm, có chiến lược kinh doanh đúng đắn, đưa sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng, được người dân ủng hộ thì chắc chắn doanh nghiệp đó sẽ thành công.
Trên thực tế, mặc dù nguồn cung căn hộ trên thị trường rất lớn, song hầu hết đều là các dự án BĐS cao cấp, giá cao, do đó người có nhu cầu về nhà ở không đủ điều kiện để tiếp cận. Đúng lúc này, nhiều doanh nghiệp đã nắm bắt được nhu cầu thực tế của người dân, đưa ra thị trường những căn hộ diện tích nhỏ, giá rẻ, phù hợp với điều kiện của người dân, đương nhiên sản phẩm đó sẽ được ủng hộ.
Giới phân tích cho rằng giá bán nên để thị trường tự quyết định, thay vì phản ứng doanh nghiệp bán phá giá thị trường. Thị trường sẽ tự điều chỉnh theo xu hướng, nếu thấy mức giá mà chủ đầu tư đưa ra phù hợp với điều kiện khả năng tài chính thì chắc chắn người mua sẽ đón nhận. Ngược lại, với mức giá đó, người mua vẫn hững hờ thì buộc chủ đầu tư phải tiếp tục hạ giá, đến khi nào cung gặp được cầu.
Xét dưới góc độ đó, nếu phá giá có xảy ra thì cũng là điều có lợi cho người tiêu dùng. Trong khi đó, dù chưa xác định được phá giá hay không nhiều DN đã tố nhau phá giá, rồi sau đấy biết đâu lại thanh tra, kiểm toán… DN đã khó lại thêm khổ, thị trường vì thế cũng thêm rối.
Theo VEF