Thị trường BĐS suy thoái, hàng loạt DN trong ngành phải dừng hoặc chậm tiến độ các dự án BĐS. Nhưng tình trạng đình trệ các dự án không chỉ diễn ra ở nhóm BĐS, mà lan sang cả các dự án trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp khác.
Dự án bất động sản… bất động
Báo cáo tài chính quý III/2012 của CTCP Phát triển bất động sản Phát Đạt (mã PDR) cho thấy, trong quý III, hàng tồn kho BĐS, chủ yếu là giá trị quỹ đất đã được bồi thường, chi phí san lấp mặt bằng và chi phí đầu tư các dự án xây dựng dở dang… hầu như không tăng giá trị.
Theo đó, dự án The EverRich 2 có số dư cuối quý II/2012 là 2.750 tỷ đồng, đến hết quý III/2012 chỉ tăng nhẹ lên mức 2.813 tỷ đồng. Ba dự án khác là The EverRich 3, dự án Nhà Bè, dự án Long Thạnh Mỹ với số dư cuối quý III/2012 lần lượt là 1.362 tỷ đồng, 225 tỷ đồng và 80 tỷ đồng, gần như đứng im so với số dư cuối quý II/2012. So sánh với đầu năm 2012, tổng số tiền 4.482 tỷ đồng số dư hàng tồn kho cuối quý III/2012 chỉ tăng khoảng 10%. Một số tiền có giá trị gấp hơn 3 lần vốn chủ sở hữu của Phát Đạt, trong khi Công ty chỉ có gần 260 tỷ đồng người mua trả tiền trước, đã gây áp lực không nhỏ đến thanh khoản của Công ty.
Tình trạng đình trệ các dự án BĐS với quy mô lớn cũng diễn ra tại CTCP Đầu tư Phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà (Sudico - mã SJS). Cuối quý III/2012, tổng giá trị hàng tồn kho của Sudico (gần như toàn bộ là xây dựng dở dang) lên tới 3.857 tỷ đồng, tăng gần 10% so với số dư đầu năm 2012 là 3.540 tỷ đồng. Con số này gấp hơn 2 lần vốn chủ sở hữu, chiếm tới gần 60% tổng tài sản của Sudico tại thời điểm cuối quý III.
Trong đó, dự án Khu đô thị Nam An Khánh có giá trị sản xuất dở dang cuối quý III/2012 là 1.997 tỷ đồng, tăng khoảng 270 tỷ đồng so với đầu năm 2012 là 1.722 tỷ đồng. Đây cũng là dự án được tiến triển tích cực nhất trong số các dự án mà Sudico đang triển khai. Các dự án khác hầu như không được giải ngân thêm như: dự án Khu đô thị Nam An Khánh mở rộng (số dư xây dựng dở dang cuối quý III/2012 gần 90 tỷ đồng, tăng 5 tỷ đồng so với đầu năm 2012), dự án Khu đô thị Mỹ Đình - Mễ Trì (đến cuối quý III/2012 đã dải ngân 175,8 tỷ đồng, tăng gần 5 tỷ đồng so với đầu năm 2012), dự án Khu đô thị mới Hòa Hải - Đà Nẵng (số dư cuối quý III/2012 là 1.125 tỷ đồng, tăng 17 tỷ đồng so với đầu năm nay), dự án Văn La - Văn Khê - Hà Đông (số dư 436 tỷ đồng, tăng 8 tỷ đồng so với đầu năm).
Vay nợ lớn nhưng các dự án lại hầu như không nhúc nhích, chịu áp lực trả nợ lớn trong khi không có doanh thu, hàng tồn kho thành phẩm gần như không có…, khiến Sudico rơi vào thế bí. Vì thế, con số lỗ 109 tỷ đồng 9 tháng đầu năm nay của Sudico không gây bất ngờ cho các cổ đông. Chỉ khi nào kế hoạch bán dự án Nam An Khánh được thực hiện như những gì HĐQT Công ty đã đưa ra từ kỳ họp ĐHĐCĐ thường niên của Sudico, hoặc có một luồng tiền mới đủ lớn (có thể từ vay nợ hoặc bán tài sản khác) để giúp Công ty triển khai đúng tiến độ các dự án, thì tình trạng đình trệ mới có thể được khắc phục.
Tương tự, tại CTCP Đầu tư Năm Bảy Bảy (NBB), một số dự án cũng có giá trị xây dựng dở dang tăng rất ít trong 9 tháng đầu năm qua như: dự án Khu căn hộ cao tầng NBB1, dự án Khu căn hộ cao tầng NBB2, dự án Khu căn hộ cao tầng NBB3, dự án Khu phức hợp Bình Chánh NBB4. Tổng giá trị sản xuất dở dang của các dự án này lên tới xấp xỉ 1.200 tỷ đồng, chiếm gần 50% tổng giá trị tài sản của Công ty, vượt vốn chủ sở hữu 963 tỷ đồng.
Đến dự án sản xuất cũng bị treo
BCTC quý III/2012 của CTCP Dầu thực vật Tường An (TAC) cho thấy, hai dự án của Công ty này với tổng giá trị hơn 15 tỷ đồng đã bị treo từ đầu năm đến nay. Cụ thể, dự án đầu tư dây chuyền 5.000 chai/giờ gần như giữ nguyên giá trị xây dựng cơ bản là hơn 11 tỷ đồng trong 9 tháng. Dự án di dời xây lắp nhà xưởng 60 T cũng được giữ nguyên số dư ở mức 3,629 tỷ đồng.
Trên thực tế, Tường An không phải là trường hợp khó khăn về mặt thanh khoản, khi số dư tiền gửi ngân hàng của Công ty lên tới 106 tỷ đồng, lợi nhuận 9 tháng đầu năm nay cũng tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2011, nhưng thực trạng đứng im của 2 dự án xây dựng dở dang của Tường An cũng khiến công chúng đặt câu hỏi.
Hay đối với trường hợp CTCP Năm Bảy Bảy, bên cạnh các dự án BĐS bị đình trệ, dự án Xây dựng nhà máy thủy điện Đá Đen cũng gần như đứng im suốt 9 tháng qua. Cụ thể, số dư chi phí xây dựng cơ bản dở dang của dự án này đầu năm 2012 là 30,455 tỷ đồng, đến hết tháng 9/2012 chỉ tăng lên 31,249 tỷ đồng.
Trường hợp CTCP Quốc Cường Gia Lai (QCG), dự án thủy điện Lagrai 2, công suất 7,5MW cũng giậm chân tại chỗ suốt 9 tháng qua, khi số dư chi phí xây dựng dở dang duy trì ở mức gần 6 tỷ đồng. Đây là hệ quả tất yếu của tình trạng khó khăn về mặt thanh khoản, áp lực trả nợ trên toàn hệ thống Quốc Cường Gia Lai.
Báo cáo tài chính quý III/2012 của CTCP Phát triển bất động sản Phát Đạt (mã PDR) cho thấy, trong quý III, hàng tồn kho BĐS, chủ yếu là giá trị quỹ đất đã được bồi thường, chi phí san lấp mặt bằng và chi phí đầu tư các dự án xây dựng dở dang… hầu như không tăng giá trị.
Dự án Nam An Khánh của Sudico nằm trong số những dự án BĐS đang “đứng im”
Theo đó, dự án The EverRich 2 có số dư cuối quý II/2012 là 2.750 tỷ đồng, đến hết quý III/2012 chỉ tăng nhẹ lên mức 2.813 tỷ đồng. Ba dự án khác là The EverRich 3, dự án Nhà Bè, dự án Long Thạnh Mỹ với số dư cuối quý III/2012 lần lượt là 1.362 tỷ đồng, 225 tỷ đồng và 80 tỷ đồng, gần như đứng im so với số dư cuối quý II/2012. So sánh với đầu năm 2012, tổng số tiền 4.482 tỷ đồng số dư hàng tồn kho cuối quý III/2012 chỉ tăng khoảng 10%. Một số tiền có giá trị gấp hơn 3 lần vốn chủ sở hữu của Phát Đạt, trong khi Công ty chỉ có gần 260 tỷ đồng người mua trả tiền trước, đã gây áp lực không nhỏ đến thanh khoản của Công ty.
Tình trạng đình trệ các dự án BĐS với quy mô lớn cũng diễn ra tại CTCP Đầu tư Phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà (Sudico - mã SJS). Cuối quý III/2012, tổng giá trị hàng tồn kho của Sudico (gần như toàn bộ là xây dựng dở dang) lên tới 3.857 tỷ đồng, tăng gần 10% so với số dư đầu năm 2012 là 3.540 tỷ đồng. Con số này gấp hơn 2 lần vốn chủ sở hữu, chiếm tới gần 60% tổng tài sản của Sudico tại thời điểm cuối quý III.
Trong đó, dự án Khu đô thị Nam An Khánh có giá trị sản xuất dở dang cuối quý III/2012 là 1.997 tỷ đồng, tăng khoảng 270 tỷ đồng so với đầu năm 2012 là 1.722 tỷ đồng. Đây cũng là dự án được tiến triển tích cực nhất trong số các dự án mà Sudico đang triển khai. Các dự án khác hầu như không được giải ngân thêm như: dự án Khu đô thị Nam An Khánh mở rộng (số dư xây dựng dở dang cuối quý III/2012 gần 90 tỷ đồng, tăng 5 tỷ đồng so với đầu năm 2012), dự án Khu đô thị Mỹ Đình - Mễ Trì (đến cuối quý III/2012 đã dải ngân 175,8 tỷ đồng, tăng gần 5 tỷ đồng so với đầu năm 2012), dự án Khu đô thị mới Hòa Hải - Đà Nẵng (số dư cuối quý III/2012 là 1.125 tỷ đồng, tăng 17 tỷ đồng so với đầu năm nay), dự án Văn La - Văn Khê - Hà Đông (số dư 436 tỷ đồng, tăng 8 tỷ đồng so với đầu năm).
Vay nợ lớn nhưng các dự án lại hầu như không nhúc nhích, chịu áp lực trả nợ lớn trong khi không có doanh thu, hàng tồn kho thành phẩm gần như không có…, khiến Sudico rơi vào thế bí. Vì thế, con số lỗ 109 tỷ đồng 9 tháng đầu năm nay của Sudico không gây bất ngờ cho các cổ đông. Chỉ khi nào kế hoạch bán dự án Nam An Khánh được thực hiện như những gì HĐQT Công ty đã đưa ra từ kỳ họp ĐHĐCĐ thường niên của Sudico, hoặc có một luồng tiền mới đủ lớn (có thể từ vay nợ hoặc bán tài sản khác) để giúp Công ty triển khai đúng tiến độ các dự án, thì tình trạng đình trệ mới có thể được khắc phục.
Tương tự, tại CTCP Đầu tư Năm Bảy Bảy (NBB), một số dự án cũng có giá trị xây dựng dở dang tăng rất ít trong 9 tháng đầu năm qua như: dự án Khu căn hộ cao tầng NBB1, dự án Khu căn hộ cao tầng NBB2, dự án Khu căn hộ cao tầng NBB3, dự án Khu phức hợp Bình Chánh NBB4. Tổng giá trị sản xuất dở dang của các dự án này lên tới xấp xỉ 1.200 tỷ đồng, chiếm gần 50% tổng giá trị tài sản của Công ty, vượt vốn chủ sở hữu 963 tỷ đồng.
Đến dự án sản xuất cũng bị treo
BCTC quý III/2012 của CTCP Dầu thực vật Tường An (TAC) cho thấy, hai dự án của Công ty này với tổng giá trị hơn 15 tỷ đồng đã bị treo từ đầu năm đến nay. Cụ thể, dự án đầu tư dây chuyền 5.000 chai/giờ gần như giữ nguyên giá trị xây dựng cơ bản là hơn 11 tỷ đồng trong 9 tháng. Dự án di dời xây lắp nhà xưởng 60 T cũng được giữ nguyên số dư ở mức 3,629 tỷ đồng.
Trên thực tế, Tường An không phải là trường hợp khó khăn về mặt thanh khoản, khi số dư tiền gửi ngân hàng của Công ty lên tới 106 tỷ đồng, lợi nhuận 9 tháng đầu năm nay cũng tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2011, nhưng thực trạng đứng im của 2 dự án xây dựng dở dang của Tường An cũng khiến công chúng đặt câu hỏi.
Hay đối với trường hợp CTCP Năm Bảy Bảy, bên cạnh các dự án BĐS bị đình trệ, dự án Xây dựng nhà máy thủy điện Đá Đen cũng gần như đứng im suốt 9 tháng qua. Cụ thể, số dư chi phí xây dựng cơ bản dở dang của dự án này đầu năm 2012 là 30,455 tỷ đồng, đến hết tháng 9/2012 chỉ tăng lên 31,249 tỷ đồng.
Trường hợp CTCP Quốc Cường Gia Lai (QCG), dự án thủy điện Lagrai 2, công suất 7,5MW cũng giậm chân tại chỗ suốt 9 tháng qua, khi số dư chi phí xây dựng dở dang duy trì ở mức gần 6 tỷ đồng. Đây là hệ quả tất yếu của tình trạng khó khăn về mặt thanh khoản, áp lực trả nợ trên toàn hệ thống Quốc Cường Gia Lai.
Theo ĐTCK