Việc một số doanh nghiệp kiến nghị cần có chính sách chống bán phá giá bất động sản đã gây nhiều tranh cãi trong dư luận. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ cần phải làm rõ khái niệm thế nào là bán phá giá?
Cụm từ “bán phá giá” mà tiếng Anh gọi là “dumping” được dùng cho thương mại quốc tế không phải trong nội địa. Tức là sản phẩm xuất khẩu bán vào một thị trường quốc tế dưới giá thành, mục tiêu là cạnh tranh sản phẩm tiến đến đánh bại đối thủ chiếm lĩnh thị trường bằng các biện pháp không lành mạnh.
Các biện pháp chống bán phá giá (anti dumping) thường được áp dụng theo luật của tổ chức WTO sau khi cơ quan thương mại của nước đó tiến hành điều tra chi tiết, trong đó có cả việc tìm hiểu liệu chính phủ của nước xuất khẩu có tham gia tài trợ cho việc bán phá giá hay không? Ngược lại các nước bị áp dụng các biện pháp chống bán phá giá cũng thường có xu hướng lên án chủ nghĩa bảo hộ trong thương mại quốc tế.
Nếu căn cứ vào định nghĩa “bán phá giá” này cho thấy việc một số doanh nghiệp bất động sản đưa ra kiến nghị về việc sớm đưa ra chính sách chống bán phá giá bất động sản là không có cơ sở và không hiểu gì về việc “chống bán phá giá”.
Việc một số doanh nghiệp công bố chiến lược giảm giá mạnh, chấp nhận lỗ để thoát được hàng đó là bài toán kinh doanh của cá nhân doanh nghiệp. Không có bất kì một luật, tổ chức nào ngăn cấm điều đó.
Trong bối cảnh Nhà nước đang cố gắng tìm mọi cách thức để hạ giá thành bất động sản xuống để người dân có thể mua được nhà thì việc những doanh nghiệp mạnh, dám dũng cảm kéo giá xuống, chịu giảm lãi là việc làm cần khuyến khích, thậm chí nhiều người đang mong đợi thị trường sẽ có thêm nhiều dự án phá giá để người dân được mua nhà giá rẻ.
Theo ông Nguyễn Trí Dũng - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Sông Đà – Thăng Long, thị trường bất động sản khó khăn, để xoay sở nhiều doanh nghiệp có những hướng đi, cách làm của riêng mình. Việc doanh nghiệp đại hạ giá chung cư xuống mức thấp 10 triệu đồng/m2 không nên nhìn nhận là phá giá. Bởi, với những doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính, họ có thể chấp nhận lỗ ở dự án này và lấy khoản lãi ở dự án khác để bù vào đó. Đổi lại, doanh nghiệp bán được hàng, thu được tiền để triển khai xây dựng dự án đúng tiến độ cam kết với khách hàng.
Chuyên gia kinh tế Huỳnh Hiểu Minh cho rằng, nhà chung cư giá rẻ được bán với giá 10 triệu/m2, chủ đầu tư có lãi là hoàn toàn hợp lý nếu có những lợi thế riêng. Đơn cử, chủ đầu tư không phải dựa vào vốn vay ngân hàng. Thứ hai, họ phát triển dự án trên quỹ đất đô thị đã mua từ rất lâu nên giá mềm. Ngoài ra, họ là nhà phát triển bất động sản hoàn hảo từ A đến Z, tiết giảm chi phí tối đa, quản trị dự án tốt không bị thất thoát trong xây dựng. Trên thực tế, tại nhiều thành phố lớn như TP. HCM và Đà Nẵng, đã có nhiều doanh nghiệp xây dựng chung cư rẻ với giá thành 5 -8 triệu/m2 .
“Về chiến lược kinh doanh khi người ta đầu tư trong bối cảnh khó khăn, bỏ ra 3 đồng tiền mặt nếu thu về được 4 đồng thì tốt, nếu không thu về được 3,5 đồng cũng không sao, còn trong hoàn cảnh này chủ đầu tư có thu về 3,2 đồng cũng không phải là tệ” ông Minh nhấn mạnh.
Các biện pháp chống bán phá giá (anti dumping) thường được áp dụng theo luật của tổ chức WTO sau khi cơ quan thương mại của nước đó tiến hành điều tra chi tiết, trong đó có cả việc tìm hiểu liệu chính phủ của nước xuất khẩu có tham gia tài trợ cho việc bán phá giá hay không? Ngược lại các nước bị áp dụng các biện pháp chống bán phá giá cũng thường có xu hướng lên án chủ nghĩa bảo hộ trong thương mại quốc tế.
Nếu căn cứ vào định nghĩa “bán phá giá” này cho thấy việc một số doanh nghiệp bất động sản đưa ra kiến nghị về việc sớm đưa ra chính sách chống bán phá giá bất động sản là không có cơ sở và không hiểu gì về việc “chống bán phá giá”.
Việc một số doanh nghiệp công bố chiến lược giảm giá mạnh, chấp nhận lỗ để thoát được hàng đó là bài toán kinh doanh của cá nhân doanh nghiệp. Không có bất kì một luật, tổ chức nào ngăn cấm điều đó.
Trong bối cảnh Nhà nước đang cố gắng tìm mọi cách thức để hạ giá thành bất động sản xuống để người dân có thể mua được nhà thì việc những doanh nghiệp mạnh, dám dũng cảm kéo giá xuống, chịu giảm lãi là việc làm cần khuyến khích, thậm chí nhiều người đang mong đợi thị trường sẽ có thêm nhiều dự án phá giá để người dân được mua nhà giá rẻ.
Theo ông Nguyễn Trí Dũng - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Sông Đà – Thăng Long, thị trường bất động sản khó khăn, để xoay sở nhiều doanh nghiệp có những hướng đi, cách làm của riêng mình. Việc doanh nghiệp đại hạ giá chung cư xuống mức thấp 10 triệu đồng/m2 không nên nhìn nhận là phá giá. Bởi, với những doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính, họ có thể chấp nhận lỗ ở dự án này và lấy khoản lãi ở dự án khác để bù vào đó. Đổi lại, doanh nghiệp bán được hàng, thu được tiền để triển khai xây dựng dự án đúng tiến độ cam kết với khách hàng.
Chuyên gia kinh tế Huỳnh Hiểu Minh cho rằng, nhà chung cư giá rẻ được bán với giá 10 triệu/m2, chủ đầu tư có lãi là hoàn toàn hợp lý nếu có những lợi thế riêng. Đơn cử, chủ đầu tư không phải dựa vào vốn vay ngân hàng. Thứ hai, họ phát triển dự án trên quỹ đất đô thị đã mua từ rất lâu nên giá mềm. Ngoài ra, họ là nhà phát triển bất động sản hoàn hảo từ A đến Z, tiết giảm chi phí tối đa, quản trị dự án tốt không bị thất thoát trong xây dựng. Trên thực tế, tại nhiều thành phố lớn như TP. HCM và Đà Nẵng, đã có nhiều doanh nghiệp xây dựng chung cư rẻ với giá thành 5 -8 triệu/m2 .
“Về chiến lược kinh doanh khi người ta đầu tư trong bối cảnh khó khăn, bỏ ra 3 đồng tiền mặt nếu thu về được 4 đồng thì tốt, nếu không thu về được 3,5 đồng cũng không sao, còn trong hoàn cảnh này chủ đầu tư có thu về 3,2 đồng cũng không phải là tệ” ông Minh nhấn mạnh.
Theo VnMedia