Thông điệp mạnh mẽ được Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng đưa ra trong cuộc gặp với các doanh nghiệp xây dựng - bất động sản vừa qua là chuyển hướng tập trung vào nhà ở xã hội để cứu thị trường bất động sản.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc chuyển đổi này không hề dễ dàng, bởi nhà ở xã hội lâu nay thực chất vẫn đang hướng tới mục tiêu đạt được 20% quỹ đất. Mặt khác, việc phát triển nhà ở xã hội đi đôi với việc giảm giá đang được chính các doanh nghiệp trong ngành phản ứng tiêu cực…
100% nhà ở xã hội?
Trong cuộc đối thoại với các doanh nghiệp xây dựng, bất động sản khu vực Hà Nội, Bộ trưởng Dũng từng hai lần hỏi các doanh nghiệp dự kiến dành bao nhiêu phần trăm đất xây nhà ở xã hội?
Trong các giải pháp cứu thị trường, người đứng đầu Bộ Xây dựng cũng tỏ rõ quyết tâm chuyển đổi hoặc điều chỉnh những dự án đã có hạ tầng hoặc một phần hạ tầng theo hướng tăng cơ cấu nhà ở xã hội lên.
Người đứng đầu ngành xây dựng ra đề bài với doanh nghiệp: Không phải 20% diện tích xây nhà ở xã hội như hiện nay mà phải tiến tới 100%.
Trước đây, Nghị định 90/2006/CP đã quy định, các dự án phát triển nhà ở có quy mô 10 ha trở lên phải một phần diện tích (không quá 20% quỹ đất) cho xây dựng nhà ở xã hội. Nghị định 71/CP ngày 23/6/2010 quy định cụ thể hơn, các dự án phát triển nhà ở có quy mô 10 ha trở lên phải dành 20% quỹ đất cho xây dựng nhà ở xã hội.
Tuy nhiên tại Hà Nội tình hình sử dụng quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội cho thấy quỹ đất dành cho phát triển nhà ở rất lớn, nhưng tỷ lệ đất để xây dựng nhà ở xã hội rất thấp.
Theo một báo cáo từ Hội đồng Nhân dân TP Hà Nội, riêng quỹ đất tính từ năm 2009 đến nay dành cho các dự án đầu tư, đồ án quy hoạch nhà ở là hơn 208,9 ha; trong đó có hơn 146,7 ha xây nhà thương mại; tỷ lệ đất dành cho nhà ở xã hội chiếm 21%.
Con số này mới chỉ là tính diện tích đất trên các đồ án quy hoạch, còn thực tế có bao nhiêu héc-ta đất “sạch” để xây dựng nhà ở xã hội cũng như bao nhiêu mét vuông sàn nhà ở xã hội đã được xây dựng thì lại là chuyện khác.
Thực tế có những dự án có diện tích trên 10 ha nhưng không thực hiện quy định dành 20% quỹ đất cho phát triển nhà ở xã hội. Có dự án quy hoạch thì định rõ đất dành cho phát triển nhà ở xã hội nhưng sau đó lại điều chỉnh dùng vào mục đích khác. Đó là chưa kể nhiều dự án cố tình làm dưới 10ha để lách nghĩa vụ phải nộp 20% quỹ đất…
Một số dự án cụ thể có diện tích trên 10ha tại Hà Nội nhưng không có quỹ đất 20% cho phát triển nhà ở xã hội như: Dự án KĐTM C2 Yên Sở diện tích 84,2 ha do Cty TNHH Gamuada Land Việt Nam làm chủ đầu tư; dự án khu chức năng đô thị 74 Nguyễn Trãi diện tích 17ha, chủ đầu tư là Cty CP Đầu tư phát triển địa ốc Hoàng Gia; dự án KĐT 460 Minh Khai 37 ha của Hanoisimex…
Những số liệu ít ỏi về nhà ở xã hội từ 2009 tới nay có thể lý giải ở khía cạnh thị trường ở thời điểm nóng sốt khi người người khát nhà, chủ đầu tư khát dự án. Và tất nhiên, nhìn dưới góc độ siêu lợi nhuận của nhà đất mang lại khi xây nhà thương mại với lợi nhuận kém hấp dẫn của nhà xã hội thì việc chủ đầu tư điều chỉnh dự án để lựa chọn diện tích tối đa xây nhà thương mại là điều dễ hiểu.
Doanh nghiệp có đủ sức giảm giá?
Tại cuộc gặp tháo gỡ khó khăn của cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp, sau khi Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng nêu quyết tâm chuyển hướng các dự án nhà thương mại “ế” thành nhà ở xã hội, một doanh nghiệp xây nhà xã hội đã gọi nhà thương mại giá 10 triệu/m2 là “phá giá” và “rời bỏ cuộc chơi”.
Bình luận về quan điểm "phá giá" của doanh nghiệp này, GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TNMT tỏ thái độ gay gắt cho rằng, ở đây đang có câu chuyện cạnh tranh không lành mạnh. Ông Võ nói: Giảm giá nhà thì ai được lợi, tất nhiên là người dân. Và người nói giảm giá là phá giá thì đang đi lại xu hướng của thị trường.
Trao đổi với PV Dân trí, GS Võ nói việc chuyển đổi căn hộ tồn với số lượng lớn trên thị trường thành nhà ở xã hội sẽ mở ra cuộc chơi với doanh nghiệp chứ không phải là rời bỏ cuộc chơi như phát ngôn của doanh nghiệp xây nhà xã hội.
“Ngân sách nhà nước cho nhà ở xã hội cũng tính đến chuyện hàng tồn kho phải giải quyết, tính đến chuyện trợ giúp cho doanh nghiệp. Bởi vậy, nên chuyển nhà thương mại sang nhà ở xã hội thì mục tiêu chi ngân sách vẫn đạt được, mục tiêu nhà ở xã hội vẫn đạt được, đồng thời trợ giúp được thêm cho thị trường cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, vị chuyên gia bất động sản này cũng cảnh báo hiện nay nhiều doanh nghiệp trên thị trường vẫn neo ở mức giá cao bởi đã trót bỏ ra rất nhiều “phí bôi trơn” để chạy dự án. Bởi vậy việc giảm giá khi doanh nghiệp có cắn răng chịu lỗ cũng cần phải tính toán.
“Cơ quan nhà nước mở cuộc chơi mà doanh nghiệp nào cảm thấy đủ sức thì tham gia. Nhà nước nói rằng dự chi ngân sách từng này căn, chất lượng thì thế này. Nhà nước đưa ra đề bài để doanh nghiệp cọ xát. Doanh nghiệp nào vào được thì chơi chứ đừng nói chuyện phá giá gì ở đây”, ông Võ nói.
Chuyển đổi căn hộ không bán được thành nhà ở xã hội là giải pháp được Bộ Xây dựng hướng tới để tháo gỡ khó khăn thị trường bất động sản
100% nhà ở xã hội?
Trong cuộc đối thoại với các doanh nghiệp xây dựng, bất động sản khu vực Hà Nội, Bộ trưởng Dũng từng hai lần hỏi các doanh nghiệp dự kiến dành bao nhiêu phần trăm đất xây nhà ở xã hội?
Trong các giải pháp cứu thị trường, người đứng đầu Bộ Xây dựng cũng tỏ rõ quyết tâm chuyển đổi hoặc điều chỉnh những dự án đã có hạ tầng hoặc một phần hạ tầng theo hướng tăng cơ cấu nhà ở xã hội lên.
Người đứng đầu ngành xây dựng ra đề bài với doanh nghiệp: Không phải 20% diện tích xây nhà ở xã hội như hiện nay mà phải tiến tới 100%.
Trước đây, Nghị định 90/2006/CP đã quy định, các dự án phát triển nhà ở có quy mô 10 ha trở lên phải một phần diện tích (không quá 20% quỹ đất) cho xây dựng nhà ở xã hội. Nghị định 71/CP ngày 23/6/2010 quy định cụ thể hơn, các dự án phát triển nhà ở có quy mô 10 ha trở lên phải dành 20% quỹ đất cho xây dựng nhà ở xã hội.
Tuy nhiên tại Hà Nội tình hình sử dụng quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội cho thấy quỹ đất dành cho phát triển nhà ở rất lớn, nhưng tỷ lệ đất để xây dựng nhà ở xã hội rất thấp.
Theo một báo cáo từ Hội đồng Nhân dân TP Hà Nội, riêng quỹ đất tính từ năm 2009 đến nay dành cho các dự án đầu tư, đồ án quy hoạch nhà ở là hơn 208,9 ha; trong đó có hơn 146,7 ha xây nhà thương mại; tỷ lệ đất dành cho nhà ở xã hội chiếm 21%.
Con số này mới chỉ là tính diện tích đất trên các đồ án quy hoạch, còn thực tế có bao nhiêu héc-ta đất “sạch” để xây dựng nhà ở xã hội cũng như bao nhiêu mét vuông sàn nhà ở xã hội đã được xây dựng thì lại là chuyện khác.
Thực tế có những dự án có diện tích trên 10 ha nhưng không thực hiện quy định dành 20% quỹ đất cho phát triển nhà ở xã hội. Có dự án quy hoạch thì định rõ đất dành cho phát triển nhà ở xã hội nhưng sau đó lại điều chỉnh dùng vào mục đích khác. Đó là chưa kể nhiều dự án cố tình làm dưới 10ha để lách nghĩa vụ phải nộp 20% quỹ đất…
Một số dự án cụ thể có diện tích trên 10ha tại Hà Nội nhưng không có quỹ đất 20% cho phát triển nhà ở xã hội như: Dự án KĐTM C2 Yên Sở diện tích 84,2 ha do Cty TNHH Gamuada Land Việt Nam làm chủ đầu tư; dự án khu chức năng đô thị 74 Nguyễn Trãi diện tích 17ha, chủ đầu tư là Cty CP Đầu tư phát triển địa ốc Hoàng Gia; dự án KĐT 460 Minh Khai 37 ha của Hanoisimex…
Những số liệu ít ỏi về nhà ở xã hội từ 2009 tới nay có thể lý giải ở khía cạnh thị trường ở thời điểm nóng sốt khi người người khát nhà, chủ đầu tư khát dự án. Và tất nhiên, nhìn dưới góc độ siêu lợi nhuận của nhà đất mang lại khi xây nhà thương mại với lợi nhuận kém hấp dẫn của nhà xã hội thì việc chủ đầu tư điều chỉnh dự án để lựa chọn diện tích tối đa xây nhà thương mại là điều dễ hiểu.
Doanh nghiệp có đủ sức giảm giá?
Tại cuộc gặp tháo gỡ khó khăn của cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp, sau khi Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng nêu quyết tâm chuyển hướng các dự án nhà thương mại “ế” thành nhà ở xã hội, một doanh nghiệp xây nhà xã hội đã gọi nhà thương mại giá 10 triệu/m2 là “phá giá” và “rời bỏ cuộc chơi”.
Bình luận về quan điểm "phá giá" của doanh nghiệp này, GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TNMT tỏ thái độ gay gắt cho rằng, ở đây đang có câu chuyện cạnh tranh không lành mạnh. Ông Võ nói: Giảm giá nhà thì ai được lợi, tất nhiên là người dân. Và người nói giảm giá là phá giá thì đang đi lại xu hướng của thị trường.
Trao đổi với PV Dân trí, GS Võ nói việc chuyển đổi căn hộ tồn với số lượng lớn trên thị trường thành nhà ở xã hội sẽ mở ra cuộc chơi với doanh nghiệp chứ không phải là rời bỏ cuộc chơi như phát ngôn của doanh nghiệp xây nhà xã hội.
“Ngân sách nhà nước cho nhà ở xã hội cũng tính đến chuyện hàng tồn kho phải giải quyết, tính đến chuyện trợ giúp cho doanh nghiệp. Bởi vậy, nên chuyển nhà thương mại sang nhà ở xã hội thì mục tiêu chi ngân sách vẫn đạt được, mục tiêu nhà ở xã hội vẫn đạt được, đồng thời trợ giúp được thêm cho thị trường cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, vị chuyên gia bất động sản này cũng cảnh báo hiện nay nhiều doanh nghiệp trên thị trường vẫn neo ở mức giá cao bởi đã trót bỏ ra rất nhiều “phí bôi trơn” để chạy dự án. Bởi vậy việc giảm giá khi doanh nghiệp có cắn răng chịu lỗ cũng cần phải tính toán.
“Cơ quan nhà nước mở cuộc chơi mà doanh nghiệp nào cảm thấy đủ sức thì tham gia. Nhà nước nói rằng dự chi ngân sách từng này căn, chất lượng thì thế này. Nhà nước đưa ra đề bài để doanh nghiệp cọ xát. Doanh nghiệp nào vào được thì chơi chứ đừng nói chuyện phá giá gì ở đây”, ông Võ nói.
Theo Dân trí