Việc Bộ Xây dựng sẽ trình Chính phủ cho phép các dự án nhà ở xã hội hiện nay có thể “bổ đôi” căn hộ với diện tích 25-40m2 đang thu hút sự chú ý của dư luận đặc biệt là từ các đối tượng thụ hưởng.
Theo các chuyên gia và doanh nghiệp (DN), hai điểm chính để xây dựng mô hình này thành công là chống lách luật và phải tuân thủ theo quy luật cung cầu.
Chỉ dành cho đối tượng có thu nhập trung bình?
TS Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng, về mô hình căn hộ 25m2 mà Cục Quản lý Nhà và Bất động sản (Bộ Xây dựng) đề xuất là không cần thiết. "Vì đó là căn hộ 25- 40m2, trong đó có căn hộ chia đôi còn căn hộ chia được thì thị trường quyết định rồi. Bộ Xây dựng làm rồi thì nên khuyến khích chứ không phải là chỉ thị vì nó là việc của thị trường" - TS Phạm Sĩ Liêm nhận định.
Cũng theo TS Phạm Sỹ Liêm, chỉ nên khuyến khích các dự án chung cư, căn hộ cao cấp thành căn hộ giá rẻ, chia ra bao nhiêu cho phù hợp thì có quy định là đúng. "Chỉ có nhỏ mới rẻ. Việc đó không phải nhà nước chủ trương mà nên nói là làm căn hộ giá rẻ với thu nhập của người có thu nhập trung bình bởi nếu trả một lần thì chỉ có người thu nhập trung bình mới mới trả được"- TS Liêm nhấn mạnh.
Tuy nhiên, theo TS Phạm Sỹ Liêm, người có thu nhập thấp muốn mua được nhà thì cũng chỉ mua được căn hộ có giá rẻ. Hiện nay, căn hộ lớn, diện tích lớn, chất lượng cao sang trọng thì lại khó bán vì vượt quá sự chi trả của người dân, trong khi đó nhu cầu thực có thể thanh toán được chỉ tập trung trong khoảng từ 1 - 3 tỷ đồng .
"Tôi tán thành ý kiến của Bộ, nhưng chúng ta chỉ hãy để những dự án kiểu này theo quy luật thị trường hay nói cách khác là có cung sẽ có cầu. Không phải việc cần đến chỉ đạo của Chính phủ để rồi xin chỉ thị"- TS Liêm nói.
Đồng tình với TS Phạm Sỹ Liêm, nhiều chuyên gia khác cũng cho rằng ngành xây dựng (Bộ XD) chỉ cần tạo cơ chế cho các dự án loại căn hộ này còn việc quyết định là địa phương. "Người đầu tư nào đưa ra được các dự án chuyển đổi căn hộ thành những căn hộ nhỏ như thế được địa phương chấp nhận, cho phép thì đề nghị ngân hàng cho vay tín dụng để thực hiện bởi nó có khả năng hoàn nợ cao" - một chuyên gia BĐS nói
Nghiên cứu kỹ
Theo ông Trần Anh Quốc Cường, đại diện của Công ty Cổ phần Đô thị FPT Đà Nẵng, đơn vị đang triển khai xây dựng những căn hộ "siêu mini" có diện tích 25 - 40m2 tại Đà Nẵng, thì đây là một mô hình khá mới mẻ, thuận lợi với các khách hàng trẻ tuổi nhu cầu thực sự về nhà ở. Tuy nhiên, trước khi xây dựng những căn hộ như trên, DN cần phải nghiên cứu kỹ về thói quen sinh hoạt thực tế cho của từng đối tượng có nhu cầu trong diện tích căn nhà mà không gian chỉ có diện tích từ 20 - 25m2.
Ông Nguyễn Văn Đa, Phó TGĐ Vinaconex Xuân Mai nói việc thí điểm xây dựng nhà có diện tích 25 - 40m2 nên có những tính toán kỹ lưỡng về nhiều mặt để tránh tình trạng tiêu cực đã từng xảy ra với nhà thu nhập thấp.
"Điều quan trọng nhất là việc xây dựng nhà có diện tích như trên có đáp ứng được nhu cầu thị trường hay không, quy luật cung cầu như thế nào, tận dụng được những diện tích nào để xây dựng"- ông Đa nói.
Vẫn theo ông Đa, ngoài yếu tố thị trường thì việc xây dựng nhà loại này cần có cơ chế chính sách cho phù hợp như đối tượng nào, đóng trước bao nhiêu tiền để người mua có thể đáp ứng khả năng tài chính. "Riêng những DN xây dựng sẽ vừa làm vừa thăm dò chứ chưa thể triển khai ồ ạt. Một phần có thể thiếu vốn nhưng cũng cần biết nhu cầu hiện nay của những người có thể mua" - ông Đa bày tỏ.
Chỉ dành cho đối tượng có thu nhập trung bình?
TS Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng, về mô hình căn hộ 25m2 mà Cục Quản lý Nhà và Bất động sản (Bộ Xây dựng) đề xuất là không cần thiết. "Vì đó là căn hộ 25- 40m2, trong đó có căn hộ chia đôi còn căn hộ chia được thì thị trường quyết định rồi. Bộ Xây dựng làm rồi thì nên khuyến khích chứ không phải là chỉ thị vì nó là việc của thị trường" - TS Phạm Sĩ Liêm nhận định.
Căn hộ 25 - 40m2 cần chống lách luật nhất là đầu cơ như đối với nhà thu nhập thấp.
Cũng theo TS Phạm Sỹ Liêm, chỉ nên khuyến khích các dự án chung cư, căn hộ cao cấp thành căn hộ giá rẻ, chia ra bao nhiêu cho phù hợp thì có quy định là đúng. "Chỉ có nhỏ mới rẻ. Việc đó không phải nhà nước chủ trương mà nên nói là làm căn hộ giá rẻ với thu nhập của người có thu nhập trung bình bởi nếu trả một lần thì chỉ có người thu nhập trung bình mới mới trả được"- TS Liêm nhấn mạnh.
Tuy nhiên, theo TS Phạm Sỹ Liêm, người có thu nhập thấp muốn mua được nhà thì cũng chỉ mua được căn hộ có giá rẻ. Hiện nay, căn hộ lớn, diện tích lớn, chất lượng cao sang trọng thì lại khó bán vì vượt quá sự chi trả của người dân, trong khi đó nhu cầu thực có thể thanh toán được chỉ tập trung trong khoảng từ 1 - 3 tỷ đồng .
"Tôi tán thành ý kiến của Bộ, nhưng chúng ta chỉ hãy để những dự án kiểu này theo quy luật thị trường hay nói cách khác là có cung sẽ có cầu. Không phải việc cần đến chỉ đạo của Chính phủ để rồi xin chỉ thị"- TS Liêm nói.
Đồng tình với TS Phạm Sỹ Liêm, nhiều chuyên gia khác cũng cho rằng ngành xây dựng (Bộ XD) chỉ cần tạo cơ chế cho các dự án loại căn hộ này còn việc quyết định là địa phương. "Người đầu tư nào đưa ra được các dự án chuyển đổi căn hộ thành những căn hộ nhỏ như thế được địa phương chấp nhận, cho phép thì đề nghị ngân hàng cho vay tín dụng để thực hiện bởi nó có khả năng hoàn nợ cao" - một chuyên gia BĐS nói
Nghiên cứu kỹ
Theo ông Trần Anh Quốc Cường, đại diện của Công ty Cổ phần Đô thị FPT Đà Nẵng, đơn vị đang triển khai xây dựng những căn hộ "siêu mini" có diện tích 25 - 40m2 tại Đà Nẵng, thì đây là một mô hình khá mới mẻ, thuận lợi với các khách hàng trẻ tuổi nhu cầu thực sự về nhà ở. Tuy nhiên, trước khi xây dựng những căn hộ như trên, DN cần phải nghiên cứu kỹ về thói quen sinh hoạt thực tế cho của từng đối tượng có nhu cầu trong diện tích căn nhà mà không gian chỉ có diện tích từ 20 - 25m2.
Ông Nguyễn Văn Đa, Phó TGĐ Vinaconex Xuân Mai nói việc thí điểm xây dựng nhà có diện tích 25 - 40m2 nên có những tính toán kỹ lưỡng về nhiều mặt để tránh tình trạng tiêu cực đã từng xảy ra với nhà thu nhập thấp.
"Điều quan trọng nhất là việc xây dựng nhà có diện tích như trên có đáp ứng được nhu cầu thị trường hay không, quy luật cung cầu như thế nào, tận dụng được những diện tích nào để xây dựng"- ông Đa nói.
Vẫn theo ông Đa, ngoài yếu tố thị trường thì việc xây dựng nhà loại này cần có cơ chế chính sách cho phù hợp như đối tượng nào, đóng trước bao nhiêu tiền để người mua có thể đáp ứng khả năng tài chính. "Riêng những DN xây dựng sẽ vừa làm vừa thăm dò chứ chưa thể triển khai ồ ạt. Một phần có thể thiếu vốn nhưng cũng cần biết nhu cầu hiện nay của những người có thể mua" - ông Đa bày tỏ.
Không tồn kho nhưng phải chống lách luật "Tôi tin chắc dạng căn hộ loại này không có tồn kho nhưng cái gì cũng phải thí điểm dần và không nên ào ạt làm. Người thu nhập trung bình muốn mua được căn hộ kiểu này thì cũng có khi phải kèm theo việc bán chỗ ở hiện tại của họ. Mua thì có thể mua được ngay nhưng bán thì không thế được. Tôi nghĩ nên làm lần lượt ở những địa phương nào đó có nhu cầu trước, bán hết rồi lại làm tiếp. Đặc biệt là phải chống lách luật như đã từng xảy ra khi chúng ta xây dựng nhà bán cho người thu nhập thấp" (TS Phạm Sỹ Liêm , Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam) Trước đó, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) Nguyễn Trọng Ninh đã giải thích về việc Bộ Xây dựng sẽ trình Chính phủ cho phép các dự án hiện nay được “bổ đôi” diện tích căn hộ xây dựng với diện tích nhỏ từ 25 - 40m2 đối với nhà ở xã hội và nhà ở thương mại. Ông Ninh cho biết, đó là chủ trương phù hợp với nhu cầu thị trường và giúp người có nhu cầu thực sự về nhà ở có chốn “an cư”. Nói thêm về tỷ lệ, quy mô nhà siêu nhỏ trong dự án, ông Ninh cho biết, các chủ đầu tư khi xây dựng dự án phải triển khai khoảng 15 - 20% lượng căn hộ có diện tích từ 25 - 40m2. Theo vị này, căn hộ diện tích nhỏ không đồng nghĩa với chất lượng kém, do đó không nên lo ngại nhà 25m2 thành các khu ổ chuột. |
Theo Khám phá