Tại Hà Nội đang diễn ra thực trạng, hễ nơi nào có đất trống là người ta chồng tầng xây dựng các khu chung cư, văn phòng.
Được biết, từ trước đến nay, Sở Kiến trúc Hà Nội đã ra nhiều văn bản về kiến trúc đô thị nhằm đưa TP này đi vào quy củ hơn. Tuy nhiên, đến thời điểm này, quy hoạch Hà Nội vẫn đang rất lộn xộn. Thực tế cho thấy, trên địa bàn TP, cứ có đất trống là người ta xây chung cư, xây văn phòng cao tầng để cho thuê. Theo khảo sát, gần 100% công trình ở Hà Nội sai phạm trong việc sử dụng. Nhà ở biến thành văn phòng, biến thành cơ sở sản xuất, quán cafe, karaoke, nhà nghỉ…Nghĩa là, phân khu chức năng một đằng, vận hành một nẻo.
Nhiều người hi vọng, việc đưa các trường đại học, bệnh viện ra khỏi trung tâm TP sẽ giúp Hà Nội giảm tải, đỡ ngột ngạt hơn. Tuy nhiên, bình luận về vấn đề này, nhiều chuyên gia cho rằng, việc di dời các cơ quan để xây chợ hay trung tâm thương mại là điều không nên, không thể giải quyết được "căn bệnh" quá tải cố hữu.
Theo PGS.TS Trần Trọng Hanh, nguyên Hiệu trưởng ĐH Kiến trúc Hà Nội, việc di chuyển các trung tâm thu hút ra ngoại thành để xây dựng nhà cửa, khu đô thị là một quy trình ngược so với thế giới. Hiện nay, tại các thành phố lớn đang tồn tại một mâu thuẫn. Họ vừa muốn giảm tải lại vừa xây chung cư trong nội đô để dân đổ vào sống. Sau đó, thấy chật, liền nghĩ cách di dời bệnh viện, trường học, công sở ra ngoại thành.
Cũng theo PGS.TS Trần Ngọc Hanh, để giảm tải thành phố lớn thời điểm này phải cần sự quy hoạch đúng đắn và thực hiện mạnh tay. Với những trường học, bệnh viện, đơn vị sản xuất, cơ quan xí nghiệp xây mới thì buộc phải ra ngoại thành. Đặc biệt là những khu sản xuất ô nhiễm, làng nghề thủ công cần được điều tra đánh giá để di dời. Sau đó, sử dụng diện tích trên để trồng cây xanh, làm sân chơi cho người dân.
Nhiều chuyên gia nhận định, với Thủ đô Hà Nội, nếu theo đúng quy trình, đáng lẽ ra người ta phải di dời chính những khu chung cư cao tầng, những khu văn phòng nhà ở lừng lững mấy chục tầng chứ không phải là trường học hay bện
Đưa khoảng 2/3 sinh viên ra khỏi nội đô
Theo Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội, Hà Nội hiện chiếm 1/3 tổng số trường ĐH - CĐ của cả nước, chiếm 40% tổng số sinh viên toàn quốc (660.000 sinh viên), tập trung chủ yếu khu vực nội đô, gây nên áp lực quá tải tới hạ tầng đô thị. Chỉ tiêu diện tích/sinh viên cao nhất là 17m2/sinh viên, có nơi chỉ đạt 0,2m2/sinh viên, trong khi tiêu chuẩn quốc gia là 25 m2/sinh viên. Dự kiến, với việc di dời các trường, sẽ giảm số lượng sinh viên ở
Cần kiến trúc đồng bộ
Trao đổi với Người đưa tin, ông Phạm Sỹ Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng: "Quy hoạch Hà Nội cần đồng bộ, các bộ ngành cần xem xét chỗ nào xây được, chỗ nào không để tránh làm ảnh hưởng đến kiến trúc chung của thành phố". Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng, nhiều kiến trúc sư nước ngoài sang Việt Nam nhận xét rằng, đô thị Việt Nam đang đứng ở ngã ba đường, với những quy họach rất lộn xộn. Vì thế, trong thời gian tới, chúng ta nên tìm đủ mọi cách để quy hoạch Thủ đô nên theo một quy trình chuẩn và hợp lý. Kiến trúc lại là xây dựng toàn thành phố chứ không phải riêng một phố, một vùng
Nhiều người hi vọng, việc đưa các trường đại học, bệnh viện ra khỏi trung tâm TP sẽ giúp Hà Nội giảm tải, đỡ ngột ngạt hơn. Tuy nhiên, bình luận về vấn đề này, nhiều chuyên gia cho rằng, việc di dời các cơ quan để xây chợ hay trung tâm thương mại là điều không nên, không thể giải quyết được "căn bệnh" quá tải cố hữu.
Theo PGS.TS Trần Trọng Hanh, nguyên Hiệu trưởng ĐH Kiến trúc Hà Nội, việc di chuyển các trung tâm thu hút ra ngoại thành để xây dựng nhà cửa, khu đô thị là một quy trình ngược so với thế giới. Hiện nay, tại các thành phố lớn đang tồn tại một mâu thuẫn. Họ vừa muốn giảm tải lại vừa xây chung cư trong nội đô để dân đổ vào sống. Sau đó, thấy chật, liền nghĩ cách di dời bệnh viện, trường học, công sở ra ngoại thành.
Cũng theo PGS.TS Trần Ngọc Hanh, để giảm tải thành phố lớn thời điểm này phải cần sự quy hoạch đúng đắn và thực hiện mạnh tay. Với những trường học, bệnh viện, đơn vị sản xuất, cơ quan xí nghiệp xây mới thì buộc phải ra ngoại thành. Đặc biệt là những khu sản xuất ô nhiễm, làng nghề thủ công cần được điều tra đánh giá để di dời. Sau đó, sử dụng diện tích trên để trồng cây xanh, làm sân chơi cho người dân.
Nhiều chuyên gia nhận định, với Thủ đô Hà Nội, nếu theo đúng quy trình, đáng lẽ ra người ta phải di dời chính những khu chung cư cao tầng, những khu văn phòng nhà ở lừng lững mấy chục tầng chứ không phải là trường học hay bện
Đưa khoảng 2/3 sinh viên ra khỏi nội đô
Theo Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội, Hà Nội hiện chiếm 1/3 tổng số trường ĐH - CĐ của cả nước, chiếm 40% tổng số sinh viên toàn quốc (660.000 sinh viên), tập trung chủ yếu khu vực nội đô, gây nên áp lực quá tải tới hạ tầng đô thị. Chỉ tiêu diện tích/sinh viên cao nhất là 17m2/sinh viên, có nơi chỉ đạt 0,2m2/sinh viên, trong khi tiêu chuẩn quốc gia là 25 m2/sinh viên. Dự kiến, với việc di dời các trường, sẽ giảm số lượng sinh viên ở
Cần kiến trúc đồng bộ
Trao đổi với Người đưa tin, ông Phạm Sỹ Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng: "Quy hoạch Hà Nội cần đồng bộ, các bộ ngành cần xem xét chỗ nào xây được, chỗ nào không để tránh làm ảnh hưởng đến kiến trúc chung của thành phố". Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng, nhiều kiến trúc sư nước ngoài sang Việt Nam nhận xét rằng, đô thị Việt Nam đang đứng ở ngã ba đường, với những quy họach rất lộn xộn. Vì thế, trong thời gian tới, chúng ta nên tìm đủ mọi cách để quy hoạch Thủ đô nên theo một quy trình chuẩn và hợp lý. Kiến trúc lại là xây dựng toàn thành phố chứ không phải riêng một phố, một vùng
Theo Người đưa tin