TSQ Việt Nam, Togi Việt Nam, Pacific Land Việt Nam, Pacific Thăng Long… là những “đại gia” được điểm mặt trong số các chủ đầu tư có dự án bất động sản chậm tiến độ tại Hà Nội.
Đứng đầu trong số danh sách các chủ đầu tư có dự án bất động sản chậm tiến độ phải kể đến Công ty TNHH TSQ Việt Nam (100% vốn Ba Lan) với đại diện là dự án “Tháp Thiên niên kỷ Hà Tây” tại phường Yết Kiêu, quận Hà Đông, Hà Nội. Dự án có quy mô 2 toà tháp cao 45 tầng và 4 tầng hầm, với tổng vốn đầu tư 37,6 triệu USD, được cấp phép từ tháng 11/2006, đến nay dự án vẫn hoàn toàn là bãi đất hoang (ảnh 1, 2, 3). Công ty TNHH TSQ Việt Nam còn có 1 dự án khác là Khu chung cư Euroland - Khu đô thị Mỗ Lao, quận Hà Đông nằm trong số các dự án “tự ý xây dựng sai quy hoạch” vừa bị UBND Thành phố Hà Nội “tuýt còi” cuối năm 2011.
“Đại gia” thứ hai có dự án với thời gian thực hiện kéo dài là Công ty TNHH Pacific Thăng Long (liên danh giữa JANAKPUR Limiter, Ireland và Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thăng Long GTC) với dự án Khu phức hợp Giảng Võ, số 15 - 17 Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội. Dự án được cấp phép từ tháng 12/2007 với quy mô vốn đầu tư 70 triệu USD, nhưng đến nay vẫn đang trong tình trạng “chuẩn bị khởi công”.
“Đại gia” thứ ba có dự án chậm tiến độ là Công ty TNHH Pacific Land Việt Nam, với “siêu” dự án Khu công nghệ sinh học Habiotech rộng hơn 200 ha, quy mô vốn đầu tư 250 triệu USD được cấp phép từ tháng 3/2008, đến nay vẫn chưa hoàn thành việc giải phóng mặt bằng.
Trong số các chủ đầu tư bất động sản có dự án chậm tiến độ còn phải kể đến Công ty TNHH Togi Việt Nam (100% vốn Liên bang Nga), với dự án “Trung tâm thương mại, văn phòng, căn hộ, khu luyện tập thể thao” tại xã Quang Minh, huyện Mê Linh, Hà Nội. Dự án được cấp phép từ năm 2010, đến nay vẫn chưa triển khai xây dựng. Dự án “Khu du lịch Bốn mùa” do Công ty cổ phần du lịch Bốn Mùa (liên doanh giữa bà Kim Thị Thu Hương, ông Nguyễn Ngọc Nguyên và ông Rolf Getschmann, quốc tịch Đức) tại Khu Đồi dài, thị xã Sơn Tây, Hà Nội, được cấp phép từ tháng 9/2007 với quy mô vốn đầu tư 1,5 triệu USD, đến nay cũng chưa triển khai.
Theo ông Nguyễn Văn Khôi, Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội, ngoại trừ một số dự án bất động sản có diện tích nhỏ, chủ đầu tư đảm bảo tiến độ, còn lại, phần lớn các dự án đều chậm tiến độ so với quy định tại giấy chứng nhận đầu tư. Các nguyên nhân phổ biến dẫn đến chậm tiến độ là do công tác giải phóng mặt bằng. Điển hình là Dự án Khu đô thị Nam Thăng Long giai đoạn II và giai đoạn III, bắt đầu công tác giải phóng mặt bằng từ năm 2005, nhưng đến nay vẫn chưa có mặt bằng để triển khai xây dựng. Cũng có những chủ dự án sau khi nhận mặt bằng vẫn chậm triển khai xây dựng, như dự án chung cư cao cấp của Công ty TNHH Booyoung Vina tại Khu đô thị Mỗ Lao, quận Hà Đông.
“Một kiểu “lách luật” phổ biến để trì hoãn việc thực hiện dự án của các chủ đầu tư là sau khi được cấp phép, chủ đầu tư đề nghị điều chỉnh quy hoạch dự án để giãn tiến độ. Phần vốn trong nước “chôn” vào các dự án bất động sản dạng này cũng không hề nhỏ”, ông Khôi cho biết.
Theo ông Khôi, tính đến thời điểm này, các tổ chức, cá nhân trong nước cũng đã góp 2,35 tỷ USD (chiếm 25% tổng vốn pháp định/vốn điều lệ đăng ký) vào các dự án bất động sản có vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó, vốn thực góp là 1,57 tỷ USD (đạt 67%). Khoản chênh lệch 780 triệu USD giữa vốn góp đăng ký và vốn góp thực tế của các chủ đầu tư chủ yếu tập trung vào các dự án không triển khai (45 triệu USD), các dự án có khó khăn (190 triệu USD), các dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư từ cuối những năm 2000 và đang trong quá trình triển khai xây dựng (545 triệu USD).
Ngoài ra, các tổ chức tín dụng trong nước cũng đã đổ 494 triệu USD vào các dự án bất động sản có vốn đầu tư nước ngoài dưới các hình thức vay ngân hàng, vay của nhà đầu tư (vay cổ đông). Con số này của các ngân hàng nước ngoài là 1,22 tỷ USD và khách hàng cá nhân, nhà đầu tư thứ cấp (người mua nhà) là 463 triệu USD.
“Đại gia” thứ hai có dự án với thời gian thực hiện kéo dài là Công ty TNHH Pacific Thăng Long (liên danh giữa JANAKPUR Limiter, Ireland và Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thăng Long GTC) với dự án Khu phức hợp Giảng Võ, số 15 - 17 Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội. Dự án được cấp phép từ tháng 12/2007 với quy mô vốn đầu tư 70 triệu USD, nhưng đến nay vẫn đang trong tình trạng “chuẩn bị khởi công”.
Dự án của Công ty TNHH Booyoung Vina tại Khu đô thị Mỗ Lao (quận Hà Đông) là một điển hình về chậm tiến độ.
“Đại gia” thứ ba có dự án chậm tiến độ là Công ty TNHH Pacific Land Việt Nam, với “siêu” dự án Khu công nghệ sinh học Habiotech rộng hơn 200 ha, quy mô vốn đầu tư 250 triệu USD được cấp phép từ tháng 3/2008, đến nay vẫn chưa hoàn thành việc giải phóng mặt bằng.
Trong số các chủ đầu tư bất động sản có dự án chậm tiến độ còn phải kể đến Công ty TNHH Togi Việt Nam (100% vốn Liên bang Nga), với dự án “Trung tâm thương mại, văn phòng, căn hộ, khu luyện tập thể thao” tại xã Quang Minh, huyện Mê Linh, Hà Nội. Dự án được cấp phép từ năm 2010, đến nay vẫn chưa triển khai xây dựng. Dự án “Khu du lịch Bốn mùa” do Công ty cổ phần du lịch Bốn Mùa (liên doanh giữa bà Kim Thị Thu Hương, ông Nguyễn Ngọc Nguyên và ông Rolf Getschmann, quốc tịch Đức) tại Khu Đồi dài, thị xã Sơn Tây, Hà Nội, được cấp phép từ tháng 9/2007 với quy mô vốn đầu tư 1,5 triệu USD, đến nay cũng chưa triển khai.
Theo ông Nguyễn Văn Khôi, Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội, ngoại trừ một số dự án bất động sản có diện tích nhỏ, chủ đầu tư đảm bảo tiến độ, còn lại, phần lớn các dự án đều chậm tiến độ so với quy định tại giấy chứng nhận đầu tư. Các nguyên nhân phổ biến dẫn đến chậm tiến độ là do công tác giải phóng mặt bằng. Điển hình là Dự án Khu đô thị Nam Thăng Long giai đoạn II và giai đoạn III, bắt đầu công tác giải phóng mặt bằng từ năm 2005, nhưng đến nay vẫn chưa có mặt bằng để triển khai xây dựng. Cũng có những chủ dự án sau khi nhận mặt bằng vẫn chậm triển khai xây dựng, như dự án chung cư cao cấp của Công ty TNHH Booyoung Vina tại Khu đô thị Mỗ Lao, quận Hà Đông.
“Một kiểu “lách luật” phổ biến để trì hoãn việc thực hiện dự án của các chủ đầu tư là sau khi được cấp phép, chủ đầu tư đề nghị điều chỉnh quy hoạch dự án để giãn tiến độ. Phần vốn trong nước “chôn” vào các dự án bất động sản dạng này cũng không hề nhỏ”, ông Khôi cho biết.
Theo ông Khôi, tính đến thời điểm này, các tổ chức, cá nhân trong nước cũng đã góp 2,35 tỷ USD (chiếm 25% tổng vốn pháp định/vốn điều lệ đăng ký) vào các dự án bất động sản có vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó, vốn thực góp là 1,57 tỷ USD (đạt 67%). Khoản chênh lệch 780 triệu USD giữa vốn góp đăng ký và vốn góp thực tế của các chủ đầu tư chủ yếu tập trung vào các dự án không triển khai (45 triệu USD), các dự án có khó khăn (190 triệu USD), các dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư từ cuối những năm 2000 và đang trong quá trình triển khai xây dựng (545 triệu USD).
Ngoài ra, các tổ chức tín dụng trong nước cũng đã đổ 494 triệu USD vào các dự án bất động sản có vốn đầu tư nước ngoài dưới các hình thức vay ngân hàng, vay của nhà đầu tư (vay cổ đông). Con số này của các ngân hàng nước ngoài là 1,22 tỷ USD và khách hàng cá nhân, nhà đầu tư thứ cấp (người mua nhà) là 463 triệu USD.
Theo 24h.com.vn