Dự kiến bán dự án được 60 tỷ đồng, trong khi phải nộp thuế đất là 57 tỷ đồng, Giám đốc Công ty địa ốc Bình Dân - Lê Ngọc Tú kiến nghị được đóng tiền sử dụng đất bằng đất.
Ông Tú đầu tư dự án rộng 14.000 m2 dành cho đối tượng có thu nhập trung bình thấp. Công ty địa ốc Bình Dân được hướng dẫn nộp tiền sử dụng đất 57 tỷ đồng trong khi dự trù bán hết dự án chỉ thu được 60 tỷ đồng. Trước viễn cảnh đó, doanh nhân này đã gõ cửa nhiều nơi để xin cứu xét vì tiền sử dụng đất bất hợp lý. Tuy nhiên, 3 năm qua ông vẫn chưa được giải quyết.
"Tiền sử dụng đất quá cao, thị trường lại khó nên tôi xin được đóng thuế bằng đất của dự án. Nếu vẫn không xong, tôi xin giao dự án lại cho Nhà nước, chính quyền kinh doanh, sau khi bù trừ cho tôi lại được nhiêu thì cho”, ông Tú giãi bày.
Trường hợp bế tắc của Công ty địa ốc Bình Dân vì tiền sử dụng đất không phải là cá biệt. Trong bối cảnh thị trường bất động sản xuống dốc, giá giảm rất mạnh, Nghị định 69 do Chính phủ ban hành ngày 13/8/2009 quy định thu tiền sử dụng đất theo giá thị trường đã khiến hàng loạt doanh nghiệp bất động sản phải "méo mặt".
Trước đây, tiền sử dụng đất được tính dựa theo bảng giá đất chỉ bằng 20-30% giá thị trường. Nay tiền sử dụng đất căn cứ vào giá trị chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế. Điều này có nghĩa là khi bù trừ các chi phí hạ tầng, bồi thường giải phóng mặt bằng, tiền sử dụng đất thì doanh nghiệp có thể không có lãi mà còn cạn vốn.
Giám đốc Công ty Lê Thành, Lê Hữu Nghĩa chia sẻ, trong khi các doanh nghiệp khác án binh bất động chờ giải quyết bất hợp lý về tiền sử dụng đất thì ông sốt ruột làm thử. "Kết quả là thay vì bán nhà 11-13 triệu đồng mỗi m2 thì giá thành phải đội lên thành 16-17 triệu đồng mỗi m2 mới có tiền đóng tiền sử dụng đất cho dự án", ông Nghĩa cho biết.
Lãnh đạo Công ty Lê Thành cho hay, doanh nghiệp ông chuyên bán căn hộ giá rẻ cho đối tượng có thu nhập trung bình thấp. Mọi chi phí đều phải cắt giảm nên lợi nhuận của doanh nghiệp không cao, chủ yếu lấy công làm lời. Nay phải đội giá thành lên để đóng tiền sử dụng đất là đi ngược lại với xu thế thị trường hướng đến người tiêu dùng có nhu cầu thật. "Vả lại bán căn hộ giá 16-17 triệu đồng cho người có thu nhập trung bình thấp thì không ai mua nổi. Tôi đang phản ánh tình trạng này lên các cơ quan chức năng để tìm hướng giải quyết", ông Nghĩa nói.
Với những dự án thực hiện trước thời điểm Nghị định 69 có hiệu lực, tiền sử dụng đất được tính dựa theo bảng giá đất hàng năm chỉ bằng 20-30% giá thị trường. Trong khi đó, các dự án mới sau này phải đóng tiền sử dụng đất bằng 100% giá thị trường.
Theo Giám đốc Công ty An Thiên Lý, Nguyễn Cảnh Hà, Nghị định 69 quy định mức thuế đóng tiền sử dụng đất là 100% theo giá thị trường tại thời điểm nộp hồ sơ. Việc tính thuế do công ty thẩm định giá thực hiện và phải được sự đồng ý của tổ liên ngành. Doanh nghiệp muốn triển khai dự án phải hoàn thành bốn bước theo thứ tự: chi phí thủ tục, chi phí giải phóng mặt bằng, hạ tầng và sau cùng là đóng thuế.
Ông Hà phân tích, việc phải trả 3 chi phí đầu rồi mới tính đến thuế với khung giá cao sẽ khiến doanh nghiệp không có đường lùi nữa. "Nghị định 69 đang đẩy thị trường vốn rất khó khăn vào bước đường cùng. Tiền sử dụng đất chỉ nên thu 10-20% theo bảng giá đất hàng năm là hợp lý nhất”, ông kiến nghị.
Trong khi đó Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư Nam Long, Lương Hoài Nam cho rằng, Nghị định 69 đang đánh đố doanh nghiệp. Chủ đầu tư đối mặt với ẩn số không biết được chi phí đầu tư bao nhiêu khi tiền sử dụng đất vẫn còn gây nhiều tranh cãi. "Doanh nghiệp phải án binh bất động các dự án sẽ kéo theo Nhà nước không thể thu thuế, không mang lợi ích gì cho nền kinh tế", ông nói.
Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM - Lê Hoàng Châu cho hay, Hiệp hội Bất động sản TP HCM đã kiến nghị Chính phủ và Bộ Tài chính xem xét thu tiền sử dụng đất trên cơ sở ấn định tỷ lệ 10-20%. "Những trường hợp dự án bị tính tiền sử dụng đất chưa hợp lý, khiến không thể thực hiện dự án hoặc khoản thuế này đẩy giá nhà đất lên cao cũng đã được Hiệp hội trình thành phố xem xét", ông nói.
Về phản hồi của thành phố, ông Châu cho biết thêm, Chủ tịch UBND TP HCM Lê Hoàng Quân đã chỉ đạo Sở Tài chính rà soát lại cách tính tiền sử dụng đất để giải quyết vướng mắc cho doanh nghiệp.
"Tiền sử dụng đất quá cao, thị trường lại khó nên tôi xin được đóng thuế bằng đất của dự án. Nếu vẫn không xong, tôi xin giao dự án lại cho Nhà nước, chính quyền kinh doanh, sau khi bù trừ cho tôi lại được nhiêu thì cho”, ông Tú giãi bày.
Trường hợp bế tắc của Công ty địa ốc Bình Dân vì tiền sử dụng đất không phải là cá biệt. Trong bối cảnh thị trường bất động sản xuống dốc, giá giảm rất mạnh, Nghị định 69 do Chính phủ ban hành ngày 13/8/2009 quy định thu tiền sử dụng đất theo giá thị trường đã khiến hàng loạt doanh nghiệp bất động sản phải "méo mặt".
Trừ những dự án cũ đã được triển khai, hầu hết các dự án mới đều khó khăn vì Nghị định 69 định thu tiền sử dụng đất 100% theo giá thị trường.
Trước đây, tiền sử dụng đất được tính dựa theo bảng giá đất chỉ bằng 20-30% giá thị trường. Nay tiền sử dụng đất căn cứ vào giá trị chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế. Điều này có nghĩa là khi bù trừ các chi phí hạ tầng, bồi thường giải phóng mặt bằng, tiền sử dụng đất thì doanh nghiệp có thể không có lãi mà còn cạn vốn.
Giám đốc Công ty Lê Thành, Lê Hữu Nghĩa chia sẻ, trong khi các doanh nghiệp khác án binh bất động chờ giải quyết bất hợp lý về tiền sử dụng đất thì ông sốt ruột làm thử. "Kết quả là thay vì bán nhà 11-13 triệu đồng mỗi m2 thì giá thành phải đội lên thành 16-17 triệu đồng mỗi m2 mới có tiền đóng tiền sử dụng đất cho dự án", ông Nghĩa cho biết.
Lãnh đạo Công ty Lê Thành cho hay, doanh nghiệp ông chuyên bán căn hộ giá rẻ cho đối tượng có thu nhập trung bình thấp. Mọi chi phí đều phải cắt giảm nên lợi nhuận của doanh nghiệp không cao, chủ yếu lấy công làm lời. Nay phải đội giá thành lên để đóng tiền sử dụng đất là đi ngược lại với xu thế thị trường hướng đến người tiêu dùng có nhu cầu thật. "Vả lại bán căn hộ giá 16-17 triệu đồng cho người có thu nhập trung bình thấp thì không ai mua nổi. Tôi đang phản ánh tình trạng này lên các cơ quan chức năng để tìm hướng giải quyết", ông Nghĩa nói.
Với những dự án thực hiện trước thời điểm Nghị định 69 có hiệu lực, tiền sử dụng đất được tính dựa theo bảng giá đất hàng năm chỉ bằng 20-30% giá thị trường. Trong khi đó, các dự án mới sau này phải đóng tiền sử dụng đất bằng 100% giá thị trường.
Theo Giám đốc Công ty An Thiên Lý, Nguyễn Cảnh Hà, Nghị định 69 quy định mức thuế đóng tiền sử dụng đất là 100% theo giá thị trường tại thời điểm nộp hồ sơ. Việc tính thuế do công ty thẩm định giá thực hiện và phải được sự đồng ý của tổ liên ngành. Doanh nghiệp muốn triển khai dự án phải hoàn thành bốn bước theo thứ tự: chi phí thủ tục, chi phí giải phóng mặt bằng, hạ tầng và sau cùng là đóng thuế.
Ông Hà phân tích, việc phải trả 3 chi phí đầu rồi mới tính đến thuế với khung giá cao sẽ khiến doanh nghiệp không có đường lùi nữa. "Nghị định 69 đang đẩy thị trường vốn rất khó khăn vào bước đường cùng. Tiền sử dụng đất chỉ nên thu 10-20% theo bảng giá đất hàng năm là hợp lý nhất”, ông kiến nghị.
Trong khi đó Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư Nam Long, Lương Hoài Nam cho rằng, Nghị định 69 đang đánh đố doanh nghiệp. Chủ đầu tư đối mặt với ẩn số không biết được chi phí đầu tư bao nhiêu khi tiền sử dụng đất vẫn còn gây nhiều tranh cãi. "Doanh nghiệp phải án binh bất động các dự án sẽ kéo theo Nhà nước không thể thu thuế, không mang lợi ích gì cho nền kinh tế", ông nói.
Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM - Lê Hoàng Châu cho hay, Hiệp hội Bất động sản TP HCM đã kiến nghị Chính phủ và Bộ Tài chính xem xét thu tiền sử dụng đất trên cơ sở ấn định tỷ lệ 10-20%. "Những trường hợp dự án bị tính tiền sử dụng đất chưa hợp lý, khiến không thể thực hiện dự án hoặc khoản thuế này đẩy giá nhà đất lên cao cũng đã được Hiệp hội trình thành phố xem xét", ông nói.
Về phản hồi của thành phố, ông Châu cho biết thêm, Chủ tịch UBND TP HCM Lê Hoàng Quân đã chỉ đạo Sở Tài chính rà soát lại cách tính tiền sử dụng đất để giải quyết vướng mắc cho doanh nghiệp.
Theo VnExpress