• Mất dần đất trồng lúa

    Bản chất của quy hoạch nói chung là phải gắn bó với sự phát triển, song quy hoạch đất của ta thời gian qua vẫn chưa phát huy được đặc tính ấy khi mà những khu công nghiệp, sân gôn, khu nghỉ dưỡng...


    Đất trồng lúa đang bị thu hẹp dần bởi các khu công nghiệp
    Xây dựng tràn lan nhưng hiệu quả sử dụng lại không cao dẫn đến tình trạng lãng phí quỹ đất, nơi cần thì không có” – các chuyên gia nhận định tại hội thảo Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất 2001 – 2010 và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thời kỳ 2011 – 2020 do Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ủy ban kinh tế Quốc hội tổ chức hôm qua (27-9) tại Hà Nội.

    Đô thị hóa quá nhanh có thể... kìm hãm sự phát triển


    Đánh giá về kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thời kỳ 2001 – 2010, Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận định: Chỉ tiêu Quốc hội duyệt 3.861 nghìn ha, kết quả thực hiện đến năm 2010 có 3.998 nghìn ha, như vậy, so với chỉ tiêu Quốc hội duyệt đạt 103,55%. Trong đó, chú trọng vào các mảng quy hoạch đô thị, quy hoạch đất cho xây dựng khu công nghiệp, khu kinh tế... Quy hoạch diện tích đất ở tại đô thị tăng nhanh trong 10 năm qua dẫn đến vượt quá chỉ tiêu, còn quy hoạch diện tích đất ở nông thôn lại còn khá xa mới đạt chỉ tiêu được duyệt. Cụ thể, Quốc hội duyệt quy hoạch đất ở đô thị năm 2010 là 111 nghìn ha, thực tế đến năm 2010 có 134 nghìn ha (bình quân 51m2/người dân đô thị), tăng thêm 62 nghìn ha so với năm 2000, vượt 23 nghìn ha so với chỉ tiêu Quốc hội duyệt (vượt 20,72%). Ở nông thôn, Quốc hội duyệt năm 2010 là 925 nghìn ha, thực tế năm 2010 có 550 nghìn ha (bình quân 91 m2/người dân nông thôn), tăng thêm 179 nghìn ha so với năm 2000, mới đạt 59,46% so với chỉ tiêu Quốc hội duyệt...

    Hầu hết các chuyên gia, nhà khoa học có mặt tại hội thảo đều cho rằng, quy hoạch đất của ta vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề, quỹ đất nơi thừa, nơi thiếu... dẫn đến sự phát triển không cân xứng. "Sở dĩ, có sự phát triển không cân xứng ấy, một phần là do tư duy đô thị hóa của chúng ta không hoàn thiện, thiếu tính hợp lý cho sự phát triển của một đô thị hiện đại” - PGS.TS. Trần Đình Thiên – Quyền Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đánh giá. Chứng minh cho nhận định trên, ông Thiên đưa ra một vấn đề tồn tại lâu nay đó là, sự phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế tràn lan nhưng lại chỉ lo lấp đầy diện tích đất bằng những những công nghệ thấp gây ra hệ quả là không những làm ô nhiễm môi trường, kìm hãm sự phát triển mà còn dẫn đến tình trạng người dân địa phương thất nghiệp do mất đất sản xuất.

    PGS – TS Trần Đình Thiên cũng băn khoăn về cái gọi là "tư duy đô thị” của ta hiện nay. Ông cho rằng, chúng ta đang ra sức đô thị hóa thật nhanh nhưng lại quên mất phải chú trọng đầu tư nguồn nhân lực song song với đô thị hóa. Chính bởi vậy, dường như dẫn đến một nghịch lý là, chúng ta càng cố gắng đẩy nhanh đô thị hóa, thì càng kìm hãm sự phát triển, hoặc sự phát triển mất cân đối.

    Một nhà khoa học đã nhận định rằng: Tăng tốc đô thị hóa là điều rất cần thiết, nó chứng tỏ được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một quốc gia hay một khu vực theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Nhưng với đặc thù của Việt Nam là một nước có 80% cơ cấu kinh tế là nông nghiệp, nếu sự chuyển dịch lao động nông nghiệp từ thủ công sang lao động công nghiệp thô mà chủ yếu là làm thuê, gia công, phải bỏ ra vốn lớn, tốn nhiều sức lao động, chiếm dụng mặt bằng lớn, nhưng năng suất và hiệu quả thấp... thì sự chuyển dịch này ít có ý nghĩa cho phát triển.



    Xây dựng nhiều, hiệu quả lại không cao

    Sân golf "ăn mòn” đất lúa


    Ở một khía cạnh khác, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên-Môi trường Đặng Hùng Võ bày tỏ sự lo lắng về quy hoạch sân golf của ta hiện nay. Dù Chính phủ đã cắt giảm khá nhiều dự án sân golf, nhưng đến thời điểm này, vẫn còn tới 27 dự án được Bộ Kế hoạch và Đầu tư "bắt quả tang” nằm ngoài danh mục quy hoạch đã được phê duyệt. "Nhìn về hiệu quả sử dụng đất hiện nay, chỉ có 13 chủ đầu tư sân golf sử dụng đất đúng mục đích, xây dựng đúng tiến độ và đúng quy hoạch chi tiết được duyệt. Trong khi có tới 46 chủ đầu tư xây dựng các hạng mục công trình chậm tiến độ hoặc sai quy định. Cùng với đó, có 9 dự án chưa lập báo cáo đánh giá tác động môi trường”.

    Được biết, năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo hạn chế tối đa việc chuyển đất trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích sân gofl; chỉ quy hoạch các dự án sân golf ở các khu vực trung du, miền núi; kiên quyết không cho phép chuyển mục đích sử dụng đất làm sân golf sang xây dựng nhà ở để bán, kinh doanh bất động sản. Nhưng trên thực tế, nhiều nhà đầu tư đã lách bằng cách cho thuê nhà ở, biệt thự ở các dự án sân golf với thời hạn 30-40 năm.

    Về lĩnh vực đất lúa, ông Lê Quốc Dung, nguyên Phó Chủ nhiệm UBKT Quốc hội khóa XII cho rằng: quy hoạch của ta vẫn đang quá dễ dãi khi cho phép giảm đất lúa quá nhiều so với nhu cầu. "Trong khi đó, đất các khu công nghiệp mới chỉ lấp đầy 46%, gây nhiều lãng phí và bức xúc trong nhân dân. Bởi vậy, quy hoạch kỳ tới cần tính toán chặt chẽ hơn cho loại đất này”.

    Sưu tầm
  • Nhà đất
  • TìmViệc.VN
  • Tải về thanh Công cụ!
  • Giá vàng SJC

  • Nhà đất Cần bán

  • Nhà đất Cho thuê