Quy hoạch Thủ đô mở rộng và sự phát triển mạnh về giao thông đang là yếu tố khiến nhiều nhà đầu tư bất động sản chọn các khu vực vùng ven như Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Hòa Bình, Bắc Ninh, Hưng Yên hay Hà Nam là nơi đầu tư dài hạn.
Xu hướng đón đầu
Không giống như các làn sóng đầu tư mạnh mẽ tại Hà Nội, các nhà đầu tư đi tìm "miền đất hứa" ven đô khá âm thầm, nhưng có xu hướng tăng mạnh trong một vài năm gần đây.
Sự quá tải của khu vực nội đô đã làm giảm chất lượng sống, khiến không ít người dân muốn tìm kiếm một không gian sống chất lượng hơn ở ngoại thành và các tỉnh, thành lân cận. Bên cạnh đó, giao thông từ Hà Nội sang các tỉnh, thành lân cận đã được hoàn thiện, nhiều tuyến đường cao tốc, các cây cầu mới được xây dựng, xóa bỏ rào cản về khoảng cách giữa các khu vực. Giờ đây, chỉ mất khoảng 30 phút chạy xe từ Hà Nội là có thể tới Bắc Ninh, Hòa Bình hay Vĩnh Phúc.
Nhiều doanh nghiệp đã nhanh nhạy trong việc lựa chọn vùng ven là địa điểm đầu tư. Trong đó phải kể tới Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Việt Nam (HUD) với các dự án ở Vĩnh Phúc, Hà Nam; Archi Group đầu tư một loạt dự án bất động sản nghỉ dưỡng tại Hòa Bình hay CEO Group với Dự án River Silk City Hà Nam.
Mới đây, CTCP Đầu tư và xây dựng Hoài Nam đã giới thiệu Dự án Khu đô thị mới Xuân Hòa, Vĩnh Phúc. CTCP bất động sản An Việt công bố Dự án Đại Đồng Thịnh Vượng tại Bắc Ninh, với quy mô hơn 40 héc-ta.
Theo tính toán của nhiều nhà đầu tư, với khoản tiền khoảng 3 tỷ đồng chưa chắc mua nổi một căn biệt thự hoặc căn hộ cao cấp trong nội đô, nhưng với chừng ấy tiền có thể mua được một căn biệt thự hoàn thiện trên khuôn viên rộng 400 - 500 m2 với sân vườn, cây xanh, cảnh quan đẹp và hoàn chỉnh.
Các chuyên gia nhận định, đầu tư bất động sản vùng ven là một xu hướng đón đầu tiềm năng, khi đánh trúng tâm lý được hưởng không gian sống tốt và tiết kiệm đầu tư. Tuy nhiên, khu vực vùng ven không phải là nơi để các nhà đầu tư "ăn xổi".
Không dễ lướt sóng
Đối với những dự án đất vùng ven, lợi thế được khách hàng quan tâm là giá rẻ và tiềm năng lâu dài. Mặc dù vậy, không ít khách hàng đã ngậm đắng khi chi hàng tỷ đồng vào các dự án bỏ hoang.
Là một trong những người có kinh nghiệm đầu tư bất động sản vùng ven, ông Nguyễn Khánh Toàn, CTCP Bất động sản Nam Đô cho rằng, mặc dù thị trường vùng ven có những chuyển biến tích cực trong thời gian gần đây, nhưng vẫn chưa thoát khỏi thế tiềm năng, tính thanh khoản thấp. Sự nhộn nhịp của thị trường chỉ là chuyện nội bộ của giới đầu tư mua đi bán lại. Trong gian đoạn khó khăn của thị trường, không ít người đã phải ngậm quả đắng khi ôm hàng chục lô đất với giá cao không bán được.
Một số tỉnh như Vĩnh Phúc, Bắc Ninh có tới hàng chục dự án, trong đó nhiều dự án dở dang chưa đền bù xong. Nhiều chủ đầu tư không đủ năng lực, được giao đất nhiều năm nhưng vẫn chưa thực hiện. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện, việc phân lô bán nền đã tạo nên những khu đô thị hoang.
Các chuyên gia cảnh báo, thị trường bất động sản đang gặp khó khăn. Một số chủ đầu tư có thể rơi vào tình trạng buộc phải "khai tử" dự án. Vì vậy, nhà đầu tư bất động sản phải hết sức cẩn trọng khi quyết định "đánh bắt xa bờ".
Ông Nguyễn Minh Hoàng, Giám đốc CTCP Đầu tư An Việt khuyến nghị, nhà đầu tư không nên quá kỳ vọng vào khả năng sinh lời. Việc đầu tư theo phong trào thiếu hiểu biết sẽ biến các khu đô thị tại Bắc Ninh, Bắc Giang hay Vĩnh Phúc trở thành một Ba Vì, một Đông Anh hay Sóc Sơn thứ hai, nơi nhiều nhà đầu tư phải chôn vốn, chịu lỗ và là một cơn ác mộng dài, ám ảnh.
Tuy nhiên, ông Mai Tuấn An, Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc An và cộng sự lạc quan về thị trường vùng ven trong tương lai khi cho rằng, quy hoạch Hà Nội mở rộng được thông qua, mạng lưới giao thông phát triển sẽ tạo điều kiện cho thị trường bất động sản vùng ven. Mới đây, quy hoạch vành đai 4 - vùng thủ đô đã được Chính phủ phê duyệt cũng là yếu tố tác động tích cực tới thị trường vùng ven.
Không giống như các làn sóng đầu tư mạnh mẽ tại Hà Nội, các nhà đầu tư đi tìm "miền đất hứa" ven đô khá âm thầm, nhưng có xu hướng tăng mạnh trong một vài năm gần đây.
Sự quá tải của khu vực nội đô đã làm giảm chất lượng sống, khiến không ít người dân muốn tìm kiếm một không gian sống chất lượng hơn ở ngoại thành và các tỉnh, thành lân cận. Bên cạnh đó, giao thông từ Hà Nội sang các tỉnh, thành lân cận đã được hoàn thiện, nhiều tuyến đường cao tốc, các cây cầu mới được xây dựng, xóa bỏ rào cản về khoảng cách giữa các khu vực. Giờ đây, chỉ mất khoảng 30 phút chạy xe từ Hà Nội là có thể tới Bắc Ninh, Hòa Bình hay Vĩnh Phúc.
Nhiều doanh nghiệp đã nhanh nhạy trong việc lựa chọn vùng ven là địa điểm đầu tư. Trong đó phải kể tới Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Việt Nam (HUD) với các dự án ở Vĩnh Phúc, Hà Nam; Archi Group đầu tư một loạt dự án bất động sản nghỉ dưỡng tại Hòa Bình hay CEO Group với Dự án River Silk City Hà Nam.
Mới đây, CTCP Đầu tư và xây dựng Hoài Nam đã giới thiệu Dự án Khu đô thị mới Xuân Hòa, Vĩnh Phúc. CTCP bất động sản An Việt công bố Dự án Đại Đồng Thịnh Vượng tại Bắc Ninh, với quy mô hơn 40 héc-ta.
Theo tính toán của nhiều nhà đầu tư, với khoản tiền khoảng 3 tỷ đồng chưa chắc mua nổi một căn biệt thự hoặc căn hộ cao cấp trong nội đô, nhưng với chừng ấy tiền có thể mua được một căn biệt thự hoàn thiện trên khuôn viên rộng 400 - 500 m2 với sân vườn, cây xanh, cảnh quan đẹp và hoàn chỉnh.
Các chuyên gia nhận định, đầu tư bất động sản vùng ven là một xu hướng đón đầu tiềm năng, khi đánh trúng tâm lý được hưởng không gian sống tốt và tiết kiệm đầu tư. Tuy nhiên, khu vực vùng ven không phải là nơi để các nhà đầu tư "ăn xổi".
Không dễ lướt sóng
Đối với những dự án đất vùng ven, lợi thế được khách hàng quan tâm là giá rẻ và tiềm năng lâu dài. Mặc dù vậy, không ít khách hàng đã ngậm đắng khi chi hàng tỷ đồng vào các dự án bỏ hoang.
Là một trong những người có kinh nghiệm đầu tư bất động sản vùng ven, ông Nguyễn Khánh Toàn, CTCP Bất động sản Nam Đô cho rằng, mặc dù thị trường vùng ven có những chuyển biến tích cực trong thời gian gần đây, nhưng vẫn chưa thoát khỏi thế tiềm năng, tính thanh khoản thấp. Sự nhộn nhịp của thị trường chỉ là chuyện nội bộ của giới đầu tư mua đi bán lại. Trong gian đoạn khó khăn của thị trường, không ít người đã phải ngậm quả đắng khi ôm hàng chục lô đất với giá cao không bán được.
Một số tỉnh như Vĩnh Phúc, Bắc Ninh có tới hàng chục dự án, trong đó nhiều dự án dở dang chưa đền bù xong. Nhiều chủ đầu tư không đủ năng lực, được giao đất nhiều năm nhưng vẫn chưa thực hiện. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện, việc phân lô bán nền đã tạo nên những khu đô thị hoang.
Các chuyên gia cảnh báo, thị trường bất động sản đang gặp khó khăn. Một số chủ đầu tư có thể rơi vào tình trạng buộc phải "khai tử" dự án. Vì vậy, nhà đầu tư bất động sản phải hết sức cẩn trọng khi quyết định "đánh bắt xa bờ".
Ông Nguyễn Minh Hoàng, Giám đốc CTCP Đầu tư An Việt khuyến nghị, nhà đầu tư không nên quá kỳ vọng vào khả năng sinh lời. Việc đầu tư theo phong trào thiếu hiểu biết sẽ biến các khu đô thị tại Bắc Ninh, Bắc Giang hay Vĩnh Phúc trở thành một Ba Vì, một Đông Anh hay Sóc Sơn thứ hai, nơi nhiều nhà đầu tư phải chôn vốn, chịu lỗ và là một cơn ác mộng dài, ám ảnh.
Tuy nhiên, ông Mai Tuấn An, Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc An và cộng sự lạc quan về thị trường vùng ven trong tương lai khi cho rằng, quy hoạch Hà Nội mở rộng được thông qua, mạng lưới giao thông phát triển sẽ tạo điều kiện cho thị trường bất động sản vùng ven. Mới đây, quy hoạch vành đai 4 - vùng thủ đô đã được Chính phủ phê duyệt cũng là yếu tố tác động tích cực tới thị trường vùng ven.
Theo Đầu Tư Chứng Khoán