Mặc dù Hà Nội “kêu” thiếu mặt bằng dành cho giao thông tĩnh, thế nhưng, các dự án xây dựng điểm đỗ xe công cộng đều biến thành các trung tâm thương mại, văn phòng, cao ốc… một cách đầy… bí ẩn.
Căn cứ theo Tờ trình xin phê duyệt dự án quy hoạch mạng lưới các điểm đỗ xe và bãi đỗ xe công cộng trên địa bàn thành phố HN đến năm 2020 do Cty Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội lập, Sở QH-KT Hà Nội đã lập quy hoạch trình UBND TP Hà Nội để ký ban hành QĐ 165/2003/QĐ-UB.
Theo QĐ này, 34 điểm/bãi đỗ xe công cộng tại 7 quận nội thành (Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Ba Đình, Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy) với tổng diện tích 205.838m2; tổng diện tích sàn đỗ 381.752m2 với sức chứa 13.588 xe.
Trong đó, nhiều dự án được quy hoạch để xây dựng các bãi đỗ xe nhiều tầng gồm cả tầng ngầm và tầng nổi.
Tuy nhiên, hơn chục năm trôi qua, quy hoạch này vẫn chưa được lấp kín mặc dù Quy hoạch chung của Hà Nội đã nhiều lần được điều chỉnh.
Rất khó để thống kê trong số 34 điểm/bãi đỗ xe đã được ghi chi tiết, cụ thể về vị trí, diện tích, quy mô… trong QĐ 165, có bao nhiêu điểm/bãi đỗ xe đã được xây dựng và đưa vào sử dụng.
Thế nhưng, không khó khăn để chỉ ra những vị trí bị chuyển đổi mục đích từ xây dựng bãi đỗ/điểm đỗ xe công cộng chuyển thành trung tâm thương mại, dịch vụ, cao ốc, văn phòng cho thuê, thậm chí là trụ sở của cơ quan Nhà nước.
Khảo sát thực tế của VietNamNet, đối chiếu với quy hoạch của dự án kèm theo QĐ 165 của UBND TP Hà Nội, những dự án giao thông tĩnh “một đi không trở lại” sẽ mãi chỉ nằm trong quy hoạch trên giấy: 2.000m2 đất vàng trên phố Tràng Thi (nguyên là đất của Xí nghiệp xe đạp VIHA – vũ trường) đã được quận Hoàn Kiếm xác định vị trí quy hoạch để xây dựng bãi đỗ xe nhiều tầng ngầm và nổi, diện tích sàn 8.000m2, sức chứa 320 xe.
Điểm đỗ xe Tràng Thi được xây dựng sẽ thay thế các điểm đỗ xe trên các tuyến phố Quang Trung, Đinh Lễ, Nguyễn Xí, Lê Phụng Hiểu, Tông Đản, Lý Đạo Thành, Cổ Tân, Nguyễn Khắc Cần. Tuy nhiên, bãi đỗ xe này đã “nhượng” để cho một siêu thị mọc lên.
Thay vì giao thông tĩnh, hàng ngàn lượt phương tiện đến làm khách hàng của siêu thị này đã gia tăng áp lực cho giao thông tuyến phố Tràng Thi, nhất là vào những giờ cao điểm.
Lô đất 3.000m2 tại địa chỉ số 16 Phan Chu Trinh (nằm trong phần đất của Nhà máy ô tô Ngô Gia Tự) được quy hoạch xây dựng bãi đỗ xe nhiều tầng, diện tích sàn theo thiết kế là 12.000m2, sức chứa 480 xe để thay thế các điểm đỗ trên các tuyến phố Trần Hưng Đạo, Phan Chu Trinh, Ngô Quyền, Hàm Long, Lý Thường Kiệt, Lê Thánh Tông, Phan Huy Chú, Phạm Sư Mạnh… được chuyển sang xây dựng tòa nhà ngân hàng.
Vị trí đất vàng tại ngã tư Hàng Bài - Hai Bà Trưng; bãi đỗ xe Gia Thụy - Gia Lâm, bãi đỗ xe Kim Ngưu bị chuyển thành trung tâm thương mại, đại lý buôn bán vật liệu của Hapro, tòa nhà 16 Cát Linh được quy hoạch xây dựng bãi đỗ xe phục vụ dân cư và sân vận động Hàng Đẫy nay trở thành văn phòng của Sở KH&ĐT Hà Nội…
Bãi đỗ xe Đền Lừ bị thu hẹp diện tích từ 16.000m2 xuống còn 11.000m2.
Những địa điểm kể trên đều ở vào các vị trí đất vàng của các quận trung tâm thành phố, mặt tiền đẹp, thuận tiện cho kinh doanh, dịch vụ vì hạ tầng tốt, mật độ dân cư đông đúc…
Nhiều dự án thuộc khu vực dân sinh, để có quỹ đất sạch, Hà Nội phải tiêu tốn hàng ngàn tỷ để đền bù giải phóng mặt bằng. Thế nhưng, nghịch lý trở thành vô lý, khi công tác GPMB đã thực hiện xong, khi đã có “quỹ đất sạch”, nó lại được chuyển đổi sang mục đích kinh doanh thương mại, thay vì mục đích phục vụ dân sinh, công cộng.
KTS Đào Ngọc Nghiêm - nguyên KTS trưởng TP Hà Nội, nguyên GĐ Sở QH-KT Hà Nội thông tin trên báo chí: để xảy ra việc đó, lỗi đầu tiên thuộc về UBND TP Hà Nội bởi đã thiếu sự điều hành tổng thể, sự phối kết hợp giữa các ban, ngành còn chưa chặt chẽ.
Sở GTVT - đơn vị có trách nhiệm chính trong việc triển khai quy hoạch không có kiến nghị, đề xuất giải pháp tháo gỡ, thiếu sự tham mưu cho TP để sớm có giải pháp tháo gỡ.
Với thực tế như trên, quy hoạch giao thông tĩnh theo QĐ 165/2003/QĐ-UB đã bị “thả nổi” trong nhiều năm?
Tuy nhiên, trong thời điểm trước khi Quy hoạch chung Thủ đô tầm nhìn 2050 được Thủ tướng phê duyệt, bản quy hoạch này xét tại thời điểm Sở QH-KT Hà Nội lập để trình UBND TP Hà Nội ký QĐ phê duyệt, rõ ràng người dân có quyền đặt câu hỏi về tính hiệu quả, khả thi, minh bạch của nó, nhất là khi bức tranh trái ngược hàng loạt điểm/bãi đỗ xe công cộng đã được “chỉ vị trí” mà vẫn bị chuyển đổi mục đích sử dụng?
Bến đỗ xe Gia Thụy - một trong những điểm đỗ hiếm hoi được xây dựng, tuy nhiên cũng không giống như trong quy hoạch.
Theo QĐ này, 34 điểm/bãi đỗ xe công cộng tại 7 quận nội thành (Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Ba Đình, Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy) với tổng diện tích 205.838m2; tổng diện tích sàn đỗ 381.752m2 với sức chứa 13.588 xe.
Trong đó, nhiều dự án được quy hoạch để xây dựng các bãi đỗ xe nhiều tầng gồm cả tầng ngầm và tầng nổi.
Tuy nhiên, hơn chục năm trôi qua, quy hoạch này vẫn chưa được lấp kín mặc dù Quy hoạch chung của Hà Nội đã nhiều lần được điều chỉnh.
Điểm đỗ xe tải Bắc Thăng Long được quy hoạch tại xã Hải Bối, huyện Đông Anh chỉ có một phần diện tích nhỏ dành cho bãi đỗ xe tải; phần lớn được chuyển thành chợ đầu mối Bắc Thăng Long.
Rất khó để thống kê trong số 34 điểm/bãi đỗ xe đã được ghi chi tiết, cụ thể về vị trí, diện tích, quy mô… trong QĐ 165, có bao nhiêu điểm/bãi đỗ xe đã được xây dựng và đưa vào sử dụng.
Thế nhưng, không khó khăn để chỉ ra những vị trí bị chuyển đổi mục đích từ xây dựng bãi đỗ/điểm đỗ xe công cộng chuyển thành trung tâm thương mại, dịch vụ, cao ốc, văn phòng cho thuê, thậm chí là trụ sở của cơ quan Nhà nước.
Khảo sát thực tế của VietNamNet, đối chiếu với quy hoạch của dự án kèm theo QĐ 165 của UBND TP Hà Nội, những dự án giao thông tĩnh “một đi không trở lại” sẽ mãi chỉ nằm trong quy hoạch trên giấy: 2.000m2 đất vàng trên phố Tràng Thi (nguyên là đất của Xí nghiệp xe đạp VIHA – vũ trường) đã được quận Hoàn Kiếm xác định vị trí quy hoạch để xây dựng bãi đỗ xe nhiều tầng ngầm và nổi, diện tích sàn 8.000m2, sức chứa 320 xe.
Điểm đỗ xe Tràng Thi được xây dựng sẽ thay thế các điểm đỗ xe trên các tuyến phố Quang Trung, Đinh Lễ, Nguyễn Xí, Lê Phụng Hiểu, Tông Đản, Lý Đạo Thành, Cổ Tân, Nguyễn Khắc Cần. Tuy nhiên, bãi đỗ xe này đã “nhượng” để cho một siêu thị mọc lên.
Biển chỉ dẫn TTTM Savico Megamall được dựng ngay đầu đường 5, gần đảo giao thông vào khu vực Cầu Chui.
Trung tâm Thương mại Savico Megamall được xây dựng tại địa điểm dành cho dự án giao thông tĩnh của Hà Nội đã được quy hoạch.
Thay vì giao thông tĩnh, hàng ngàn lượt phương tiện đến làm khách hàng của siêu thị này đã gia tăng áp lực cho giao thông tuyến phố Tràng Thi, nhất là vào những giờ cao điểm.
Lô đất 3.000m2 tại địa chỉ số 16 Phan Chu Trinh (nằm trong phần đất của Nhà máy ô tô Ngô Gia Tự) được quy hoạch xây dựng bãi đỗ xe nhiều tầng, diện tích sàn theo thiết kế là 12.000m2, sức chứa 480 xe để thay thế các điểm đỗ trên các tuyến phố Trần Hưng Đạo, Phan Chu Trinh, Ngô Quyền, Hàm Long, Lý Thường Kiệt, Lê Thánh Tông, Phan Huy Chú, Phạm Sư Mạnh… được chuyển sang xây dựng tòa nhà ngân hàng.
Vị trí đất vàng tại ngã tư Hàng Bài - Hai Bà Trưng; bãi đỗ xe Gia Thụy - Gia Lâm, bãi đỗ xe Kim Ngưu bị chuyển thành trung tâm thương mại, đại lý buôn bán vật liệu của Hapro, tòa nhà 16 Cát Linh được quy hoạch xây dựng bãi đỗ xe phục vụ dân cư và sân vận động Hàng Đẫy nay trở thành văn phòng của Sở KH&ĐT Hà Nội…
Bãi đỗ xe Đền Lừ bị thu hẹp diện tích từ 16.000m2 xuống còn 11.000m2.
Đất vàng ngã tư Hàng Bài - Hai Bà Trưng được chuyển đổi đầy bí ẩn.
Những địa điểm kể trên đều ở vào các vị trí đất vàng của các quận trung tâm thành phố, mặt tiền đẹp, thuận tiện cho kinh doanh, dịch vụ vì hạ tầng tốt, mật độ dân cư đông đúc…
Nhiều dự án thuộc khu vực dân sinh, để có quỹ đất sạch, Hà Nội phải tiêu tốn hàng ngàn tỷ để đền bù giải phóng mặt bằng. Thế nhưng, nghịch lý trở thành vô lý, khi công tác GPMB đã thực hiện xong, khi đã có “quỹ đất sạch”, nó lại được chuyển đổi sang mục đích kinh doanh thương mại, thay vì mục đích phục vụ dân sinh, công cộng.
KTS Đào Ngọc Nghiêm - nguyên KTS trưởng TP Hà Nội, nguyên GĐ Sở QH-KT Hà Nội thông tin trên báo chí: để xảy ra việc đó, lỗi đầu tiên thuộc về UBND TP Hà Nội bởi đã thiếu sự điều hành tổng thể, sự phối kết hợp giữa các ban, ngành còn chưa chặt chẽ.
Sở GTVT - đơn vị có trách nhiệm chính trong việc triển khai quy hoạch không có kiến nghị, đề xuất giải pháp tháo gỡ, thiếu sự tham mưu cho TP để sớm có giải pháp tháo gỡ.
Với thực tế như trên, quy hoạch giao thông tĩnh theo QĐ 165/2003/QĐ-UB đã bị “thả nổi” trong nhiều năm?
Tuy nhiên, trong thời điểm trước khi Quy hoạch chung Thủ đô tầm nhìn 2050 được Thủ tướng phê duyệt, bản quy hoạch này xét tại thời điểm Sở QH-KT Hà Nội lập để trình UBND TP Hà Nội ký QĐ phê duyệt, rõ ràng người dân có quyền đặt câu hỏi về tính hiệu quả, khả thi, minh bạch của nó, nhất là khi bức tranh trái ngược hàng loạt điểm/bãi đỗ xe công cộng đã được “chỉ vị trí” mà vẫn bị chuyển đổi mục đích sử dụng?
Theo Vietnamnet