Các ngân hàng chủ động tung ra nhiều gói ưu đãi lãi suất cho các khoản vay mua nhà, tuy nhiên, đa số người dân vẫn tỏ ra hững hờ.
Nhiều người dân đắn đo trước quyết định vay vốn lãi suất thấp để mua nhà. Ảnh: Đại Dương.
Nghe ngân hàng SHBC có gói lãi suất ưu đãi 0% dành cho người mua nhà, anh Huỳnh Hoàng ở An Phú, quận 2 (TPHCM) liên hệ để vay vốn. Được biết sau thời gian hưởng lãi suất 0% (từ 1 - 3 tháng), lãi suất sẽ trở về mức mà ngân hàng này đang áp dụng là 13%/năm.
“Mức lãi suất 13%/năm này tưởng chừng là thấp so với mặt bằng chung hiện nay, nhưng thực chất là không”- anh Hoàng nói.
Chị Phương Thảo, nhà ở phường Tân Thuận Tây, Q.7 (TPHCM) cho biết trước đây chị đã từng đi vay xây nhà với lãi suất ưu đãi. Ngân hàng nơi chị vay cam kết sẽ thay đổi lãi suất khi lãi suất cơ bản thay đổi. Tuy nhiên, gần một năm trôi qua, lãi suất cơ bản đã hạ khá nhiều nhưng ngân hàng này vẫn không điều chỉnh lãi suất theo hướng hạ và chị vẫn phải chịu mức “chót vót” 18%/năm.
Theo ông Nguyễn Văn Đực - Phó giám đốc công ty địa ốc Đất Lành, việc tung gói hỗ trợ với lãi suất thấp trong thời gian ban đầu, thực chất chỉ là cái bẫy lãi suất, vì rằng sau thời gian áp dụng lãi suất thấp (thường là 3-6 tháng), người vay vẫn phải trả với lãi suất bình thường là 16-17%/năm. Trong khi mỗi hợp đồng vay vốn mua nhà thường kéo dài cả chục năm. Nếu dính bẫy, người dân không biết xoay xở ra sao.
Trao đổi với Tiền Phong chiều 25/4, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cho rằng, cho vay mua bất động sản với lãi suất không cố định chẳng khác nào “nhử” người ta vào cái bẫy lãi suất thấp. Vì rằng, hợp đồng vay vốn mua nhà thường là 10-15-20 năm, nếu sau ba năm đầu, lãi suất không phải 6% mà là 10%, 15% thậm chí cao hơn thì lúc đó người dân lấy gì trả? Không có khả năng trả nợ thì sẽ mất nhà và nước Mỹ đã có bài học cay đắng về chuyện này.
Ông Thành cũng cho rằng, vấn đề không phải 6% hay bao nhiêu phần trăm, mà phải tính toán xem đối tượng nào có thể mua nhà và lãi suất thế nào cho phù hợp. Chẳng hạn với căn nhà từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng, đối tượng nào có khả năng mua, từ đó căn cứ vào thu nhập trung bình của người mua sao cho số tiền họ phải trả hằng tháng không quá 30% thu nhập, 70% còn lại để cho chi phí gia đình.
“Mức lãi suất 13%/năm này tưởng chừng là thấp so với mặt bằng chung hiện nay, nhưng thực chất là không”- anh Hoàng nói.
Chị Phương Thảo, nhà ở phường Tân Thuận Tây, Q.7 (TPHCM) cho biết trước đây chị đã từng đi vay xây nhà với lãi suất ưu đãi. Ngân hàng nơi chị vay cam kết sẽ thay đổi lãi suất khi lãi suất cơ bản thay đổi. Tuy nhiên, gần một năm trôi qua, lãi suất cơ bản đã hạ khá nhiều nhưng ngân hàng này vẫn không điều chỉnh lãi suất theo hướng hạ và chị vẫn phải chịu mức “chót vót” 18%/năm.
Theo ông Nguyễn Văn Đực - Phó giám đốc công ty địa ốc Đất Lành, việc tung gói hỗ trợ với lãi suất thấp trong thời gian ban đầu, thực chất chỉ là cái bẫy lãi suất, vì rằng sau thời gian áp dụng lãi suất thấp (thường là 3-6 tháng), người vay vẫn phải trả với lãi suất bình thường là 16-17%/năm. Trong khi mỗi hợp đồng vay vốn mua nhà thường kéo dài cả chục năm. Nếu dính bẫy, người dân không biết xoay xở ra sao.
Trao đổi với Tiền Phong chiều 25/4, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cho rằng, cho vay mua bất động sản với lãi suất không cố định chẳng khác nào “nhử” người ta vào cái bẫy lãi suất thấp. Vì rằng, hợp đồng vay vốn mua nhà thường là 10-15-20 năm, nếu sau ba năm đầu, lãi suất không phải 6% mà là 10%, 15% thậm chí cao hơn thì lúc đó người dân lấy gì trả? Không có khả năng trả nợ thì sẽ mất nhà và nước Mỹ đã có bài học cay đắng về chuyện này.
Ông Thành cũng cho rằng, vấn đề không phải 6% hay bao nhiêu phần trăm, mà phải tính toán xem đối tượng nào có thể mua nhà và lãi suất thế nào cho phù hợp. Chẳng hạn với căn nhà từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng, đối tượng nào có khả năng mua, từ đó căn cứ vào thu nhập trung bình của người mua sao cho số tiền họ phải trả hằng tháng không quá 30% thu nhập, 70% còn lại để cho chi phí gia đình.
Theo Tiền phong