Sau khi liên tục góp ý nhưng không được Bộ Tài nguyên - môi trường tiếp thu đầy đủ, Bộ Tài chính đã gửi thẳng văn bản đến Thủ tướng Chính phủ.
Theo Bộ Tài chính, nếu dự thảo được thông qua thì có thể khiến tăng bộ máy quản lý đất đai, chồng chéo, tùy tiện...
Chủ yếu tăng nhiệm vụ, quyền hạn Bộ TN-MT
Trước đó, trong công văn 4308 ngày 8-4, Bộ Tài chính đã nhấn mạnh dự thảo Luật đất đai là đạo luật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có phạm vi tác động rất rộng, trực tiếp và sâu sắc đến phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội. So với luật hiện hành, dự thảo luật có chi tiết hơn (tăng thêm hai chương và 60 điều). Nhưng theo Bộ Tài chính, “các nội dung của dự thảo luật không có nhiều nội dung đổi mới, do đó chưa giải quyết được các vấn đề lớn đang gây bức xúc trong đời sống kinh tế - xã hội như: thu hồi đất; bồi thường giải phóng mặt bằng; giải quyết khiếu nại tố cáo, tham nhũng, lãng phí trong lĩnh vực đất đai”...
Đặc biệt, Bộ Tài chính thẳng thắn cho rằng “nhiều quy định của dự thảo luật chủ yếu hướng tới tăng nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan tài nguyên - môi trường (TN-MT) nói chung và của Bộ TN-MT nói riêng trong quản lý nhà nước về đất đai”.
Tiếp đó, ngày 12-4, Bộ Tài chính làm tiếp công văn số 4630/BTC-QLCS sửa trực tiếp một số nội dung quan trọng trên dự thảo Bộ TN-MT trình Thường trực Chính phủ và đề nghị Bộ TN-MT nghiên cứu, tiếp thu để hoàn thiện dự thảo luật. Tuy nhiên, đến dự thảo trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn không thấy sửa, Bộ Tài chính ngày 22-4 phải làm văn bản gửi trực tiếp Thủ tướng nêu mấy điểm cần sửa:
Cụ thể, tại khoản 1 điều 24 dự thảo Luật đất đai nêu cơ quan quản lý đất đai và tổ chức dịch vụ công sẽ là “Hệ thống tổ chức cơ quan quản lý đất đai được thành lập thống nhất từ trung ương đến cơ sở, bao gồm: cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở trung ương là Bộ TN-MT. Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương được thành lập ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh”.
Với quy định này, Bộ Tài chính cho rằng hiện nay đang có nhiều bộ ngành khác nhau theo phân công của Chính phủ quản lý nhà nước về đất đai. Ở UBND các cấp đều có cơ quan tham mưu, giúp việc và thực tế hiện nay cũng không có phát sinh vướng mắc gì lớn. Mặt khác, Luật đất đai hiện hành cũng không có quy định riêng về hệ thống tổ chức cơ quan quản lý đất đai. Do đó, để tránh việc chồng chéo, không tăng bộ máy hành chính quản lý nhà nước về đất đai từ trung ương đến cấp địa phương, Bộ Tài chính trong văn bản gửi Thủ tướng đã kiến nghị bỏ hẳn điều 24 dự thảo luật mà Bộ TN-MT vẫn giữ.
Tạo điều kiện cho “sự tùy tiện, không công bằng”?
Về vấn đề quan trọng không kém liên quan đến giá cho thuê đất, Bộ Tài chính dẫn khoản 3 điều 111 dự thảo luật quy định đối với một số trường hợp “thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, bồi thường khi thu hồi đất, xác định giá trị đất vào giá trị doanh nghiệp khi thực hiện cổ phần hóa thì UBND cấp tỉnh quyết định giá cụ thể (giá thị trường) cho từng trường hợp”.
Bộ Tài chính nhấn mạnh nếu làm “từng trường hợp” theo dự thảo thì theo quy định sẽ phải đấu thầu thuê tư vấn giá đất, thành lập tổ liên ngành xác định giá đất... Trong khi nếu không quy định nguyên tắc để cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giá cụ thể thì chắc chắn sẽ dẫn đến tăng thủ tục hành chính, tùy tiện, không công bằng trong việc xác định giá đất như thực tế đang xảy ra tại một số nơi, không đạt được mục tiêu giảm khiếu nại, khiếu kiện do giá đất.
Và “không phù hợp”...
Cũng liên quan đến tài chính đất đai, Bộ Tài chính dẫn dự thảo luật nêu “với trường hợp được Nhà nước cho thuê đất trả tiền hằng năm thì áp dụng bảng giá đất để xác định nghĩa vụ tài chính tiền thuê đất”, “Đối với trường hợp được Nhà nước cho thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê thì UBND cấp tỉnh quyết định giá đất cụ thể”. Điều này Bộ Tài chính thẳng thắn nêu “không phù hợp” vì cùng thuê đất nhưng người lại được áp giá theo bảng giá đất (chỉ bằng 40-60% giá thị trường), còn đối tượng khác trả tiền một lần thì lại phải cho tỉnh quyết, theo giá thị trường.
Bộ Tài chính cho rằng để doanh nghiệp VN vận hành theo cơ chế thị trường, Chính phủ đã ban hành nghị định quy định đơn giá thuê đất hằng năm phải sát với giá thị trường trong điều kiện bình thường. Do đó, quy định như dự thảo luật của Bộ TN-MT là “vô hình trung đi ngược lại xu hướng của thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, tác động trực tiếp đến việc các nước công nhận VN có nền kinh tế thị trường”.
Chủ yếu tăng nhiệm vụ, quyền hạn Bộ TN-MT
Trước đó, trong công văn 4308 ngày 8-4, Bộ Tài chính đã nhấn mạnh dự thảo Luật đất đai là đạo luật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có phạm vi tác động rất rộng, trực tiếp và sâu sắc đến phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội. So với luật hiện hành, dự thảo luật có chi tiết hơn (tăng thêm hai chương và 60 điều). Nhưng theo Bộ Tài chính, “các nội dung của dự thảo luật không có nhiều nội dung đổi mới, do đó chưa giải quyết được các vấn đề lớn đang gây bức xúc trong đời sống kinh tế - xã hội như: thu hồi đất; bồi thường giải phóng mặt bằng; giải quyết khiếu nại tố cáo, tham nhũng, lãng phí trong lĩnh vực đất đai”...
Đặc biệt, Bộ Tài chính thẳng thắn cho rằng “nhiều quy định của dự thảo luật chủ yếu hướng tới tăng nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan tài nguyên - môi trường (TN-MT) nói chung và của Bộ TN-MT nói riêng trong quản lý nhà nước về đất đai”.
Tiếp đó, ngày 12-4, Bộ Tài chính làm tiếp công văn số 4630/BTC-QLCS sửa trực tiếp một số nội dung quan trọng trên dự thảo Bộ TN-MT trình Thường trực Chính phủ và đề nghị Bộ TN-MT nghiên cứu, tiếp thu để hoàn thiện dự thảo luật. Tuy nhiên, đến dự thảo trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn không thấy sửa, Bộ Tài chính ngày 22-4 phải làm văn bản gửi trực tiếp Thủ tướng nêu mấy điểm cần sửa:
Cụ thể, tại khoản 1 điều 24 dự thảo Luật đất đai nêu cơ quan quản lý đất đai và tổ chức dịch vụ công sẽ là “Hệ thống tổ chức cơ quan quản lý đất đai được thành lập thống nhất từ trung ương đến cơ sở, bao gồm: cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở trung ương là Bộ TN-MT. Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương được thành lập ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh”.
Với quy định này, Bộ Tài chính cho rằng hiện nay đang có nhiều bộ ngành khác nhau theo phân công của Chính phủ quản lý nhà nước về đất đai. Ở UBND các cấp đều có cơ quan tham mưu, giúp việc và thực tế hiện nay cũng không có phát sinh vướng mắc gì lớn. Mặt khác, Luật đất đai hiện hành cũng không có quy định riêng về hệ thống tổ chức cơ quan quản lý đất đai. Do đó, để tránh việc chồng chéo, không tăng bộ máy hành chính quản lý nhà nước về đất đai từ trung ương đến cấp địa phương, Bộ Tài chính trong văn bản gửi Thủ tướng đã kiến nghị bỏ hẳn điều 24 dự thảo luật mà Bộ TN-MT vẫn giữ.
Tạo điều kiện cho “sự tùy tiện, không công bằng”?
Về vấn đề quan trọng không kém liên quan đến giá cho thuê đất, Bộ Tài chính dẫn khoản 3 điều 111 dự thảo luật quy định đối với một số trường hợp “thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, bồi thường khi thu hồi đất, xác định giá trị đất vào giá trị doanh nghiệp khi thực hiện cổ phần hóa thì UBND cấp tỉnh quyết định giá cụ thể (giá thị trường) cho từng trường hợp”.
Bộ Tài chính nhấn mạnh nếu làm “từng trường hợp” theo dự thảo thì theo quy định sẽ phải đấu thầu thuê tư vấn giá đất, thành lập tổ liên ngành xác định giá đất... Trong khi nếu không quy định nguyên tắc để cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giá cụ thể thì chắc chắn sẽ dẫn đến tăng thủ tục hành chính, tùy tiện, không công bằng trong việc xác định giá đất như thực tế đang xảy ra tại một số nơi, không đạt được mục tiêu giảm khiếu nại, khiếu kiện do giá đất.
Và “không phù hợp”...
Cũng liên quan đến tài chính đất đai, Bộ Tài chính dẫn dự thảo luật nêu “với trường hợp được Nhà nước cho thuê đất trả tiền hằng năm thì áp dụng bảng giá đất để xác định nghĩa vụ tài chính tiền thuê đất”, “Đối với trường hợp được Nhà nước cho thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê thì UBND cấp tỉnh quyết định giá đất cụ thể”. Điều này Bộ Tài chính thẳng thắn nêu “không phù hợp” vì cùng thuê đất nhưng người lại được áp giá theo bảng giá đất (chỉ bằng 40-60% giá thị trường), còn đối tượng khác trả tiền một lần thì lại phải cho tỉnh quyết, theo giá thị trường.
Bộ Tài chính cho rằng để doanh nghiệp VN vận hành theo cơ chế thị trường, Chính phủ đã ban hành nghị định quy định đơn giá thuê đất hằng năm phải sát với giá thị trường trong điều kiện bình thường. Do đó, quy định như dự thảo luật của Bộ TN-MT là “vô hình trung đi ngược lại xu hướng của thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, tác động trực tiếp đến việc các nước công nhận VN có nền kinh tế thị trường”.
Theo Tuổi trẻ