Dư âm của vấn đề "cứu hay không cứu", "chạm đáy hay chưa" của thị trường bất động sản (BĐS) đến nay dường như vẫn còn rất nóng trong buổi tọa đàm "Khả năng phục hồi của thị trường BĐS".
Sáng 9/5, báo Đầu tư, đại diện lãnh đạo các cơ quan của Chính phủ, các chuyên gia, doanh nghiệp kinh doanh, các công ty nghiên cứu BĐS… đã có những trao đổi thẳng thắn về vấn đề "cứu hay không cứu", thị trường bất động sản (BĐS) và giá đã "chạm đáy hay chưa" và khả năng phục hồi của thị trường BĐS".
Cứu thị trường như thế nào?
Theo thống kê, có tới 80% doanh nghiệp có lĩnh vực sản xuất, kinh doanh liên quan đến lĩnh vực BĐS, nhưng thực tế hiện chỉ còn 45% trong số đó tồn tại. Tuy nhiên, nguồn lực của các doanh nghiệp này cũng không lớn. Theo ông Mai Xuân Hùng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội: Nếu không tháo gỡ ngay các khó khăn vướng mắc cho thị trường BĐS thì đến năm 2015 sẽ dư thừa khoảng 25 triệu tấn xi măng và ngành thép có thể bị đóng cửa, số người thất nghiệp sẽ tăng cao. Tuy nhiên, ông Hùng nhấn mạnh: Cần xác định chính xác lượng tồn kho, giá cả thực tế để từ đó đưa ra phương án nhà cho các đối tượng, dự án nào cần giải cứu… Vì thực tế, thị trường BĐS còn đang phải đối mặt với sự mất niềm tin của khách hàng.
TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng, đại diện Ngân hàng Đại Dương (Ocean Bank) cho rằng: "Không có thành phần kinh tế nào có thể tự giải cứu mình. Cũng như không thể để thị trường BĐS rơi tự do mà cần sự vào cuộc của Chính phủ, ngân hàng, doanh nghiệp và người dân". Cùng quan điểm này, PGS TS Võ Đại Lược, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị Thế giới nhấn mạnh: "Không thể nói là toàn xã hội phải tháo gỡ cho BĐS, như vậy sẽ không ai chịu trách nhiệm mà phải xác định rõ, cụ thể nhiệm vụ của từng đối tượng: Nhà nước, doanh nghiệp và đâu là chỗ để người dân tham gia. Nhưng trách nhiệm chính vẫn thuộc về Nhà nước. Mặt khác, BĐS nước ta có tính phi thị trường lớn do thiếu thể chế, nên để tháo gỡ được toàn diện, cần phải hoàn thiện hệ thống thể chế thật sự".
Câu chuyện "đáy" và triển vọng tương lai
Đâu là "đáy" của thị trường BĐS và liệu đã chạm ngưỡng là điều gây nhiều ý kiến tranh cãi. Nhiều chuyên gia cho rằng, chưa xác định được lượng hàng tồn, giá thành thực sự của sản phẩm BĐS, chưa có những số liệu cụ thể, thống nhất thì lấy căn cứ gì xác định “đáy”? Nếu chưa phải “đáy”, thì thị trường sẽ tiếp tục đón nhận một đợt giảm giá mới và người dân vẫn tiếp tục phải chờ đợi. Ông Lê Quốc Chính, Giám đốc kinh doanh Dự án Deawoo Clever (Văn Phú, Hà Đông) của Tập đoàn INPYUNG (Hàn Quốc) bức xúc: "Chúng tôi đã chịu lỗ rất lâu và tìm mọi cách để giải quyết hàng tồn, nhưng người dân vẫn không mua vì chờ giá xuống "đáy". Vấn đề ở đây là cần sự xác định chính xác về giá cả và ổn định về mặt chính sách để đi vào cuộc sống. Nếu không, doanh nghiệp có giảm giá bao nhiêu hàng vẫn khó bán".
Hiện, giá thành BĐS Việt Nam nói chung và TP Hà Nội, Hồ Chí Minh nói riêng vẫn cao gấp 25 lần so với thu nhập của người dân. Câu chuyện "đáy" hay không phải "đáy" vẫn còn nhiều tranh cãi, nhưng các chuyên gia, các cơ quan Nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp BĐS đều thống nhất năm 2013, thị trường BĐS sẽ vẫn đối mặt với nhiều khó khăn. Do đó, không nên đợi thị trường xuống "đáy" mới giải quyết.
Tại buổi tọa đàm, đại diện liên ngành Ngân hàng Nhà nước và Bộ Xây dựng cho biết, trong 1 - 2 ngày tới Thông tư hướng dẫn triển khai gói cứu trợ 30.000 tỷ đồng sẽ chính thức được ban hành. Thông tư lần này sẽ chú trọng việc ổn định lãi suất trong 10 năm cho các đối tượng được hưởng, và sẽ xuống theo thị trường. Đồng thời, áp dụng cho nhiều loại đối tượng. Nhiều chuyên gia hy vọng, gói tín dụng sẽ tạo ra sự lan tỏa, tạo niềm tin cho người dân và là cơ sở để hồi phục thị trường BĐS vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2014.
Khách hàng tìm hiểu các dự án tại Hội chợ bất động sản ở Hà Nội.
Cứu thị trường như thế nào?
Theo thống kê, có tới 80% doanh nghiệp có lĩnh vực sản xuất, kinh doanh liên quan đến lĩnh vực BĐS, nhưng thực tế hiện chỉ còn 45% trong số đó tồn tại. Tuy nhiên, nguồn lực của các doanh nghiệp này cũng không lớn. Theo ông Mai Xuân Hùng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội: Nếu không tháo gỡ ngay các khó khăn vướng mắc cho thị trường BĐS thì đến năm 2015 sẽ dư thừa khoảng 25 triệu tấn xi măng và ngành thép có thể bị đóng cửa, số người thất nghiệp sẽ tăng cao. Tuy nhiên, ông Hùng nhấn mạnh: Cần xác định chính xác lượng tồn kho, giá cả thực tế để từ đó đưa ra phương án nhà cho các đối tượng, dự án nào cần giải cứu… Vì thực tế, thị trường BĐS còn đang phải đối mặt với sự mất niềm tin của khách hàng.
TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng, đại diện Ngân hàng Đại Dương (Ocean Bank) cho rằng: "Không có thành phần kinh tế nào có thể tự giải cứu mình. Cũng như không thể để thị trường BĐS rơi tự do mà cần sự vào cuộc của Chính phủ, ngân hàng, doanh nghiệp và người dân". Cùng quan điểm này, PGS TS Võ Đại Lược, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị Thế giới nhấn mạnh: "Không thể nói là toàn xã hội phải tháo gỡ cho BĐS, như vậy sẽ không ai chịu trách nhiệm mà phải xác định rõ, cụ thể nhiệm vụ của từng đối tượng: Nhà nước, doanh nghiệp và đâu là chỗ để người dân tham gia. Nhưng trách nhiệm chính vẫn thuộc về Nhà nước. Mặt khác, BĐS nước ta có tính phi thị trường lớn do thiếu thể chế, nên để tháo gỡ được toàn diện, cần phải hoàn thiện hệ thống thể chế thật sự".
Câu chuyện "đáy" và triển vọng tương lai
Đâu là "đáy" của thị trường BĐS và liệu đã chạm ngưỡng là điều gây nhiều ý kiến tranh cãi. Nhiều chuyên gia cho rằng, chưa xác định được lượng hàng tồn, giá thành thực sự của sản phẩm BĐS, chưa có những số liệu cụ thể, thống nhất thì lấy căn cứ gì xác định “đáy”? Nếu chưa phải “đáy”, thì thị trường sẽ tiếp tục đón nhận một đợt giảm giá mới và người dân vẫn tiếp tục phải chờ đợi. Ông Lê Quốc Chính, Giám đốc kinh doanh Dự án Deawoo Clever (Văn Phú, Hà Đông) của Tập đoàn INPYUNG (Hàn Quốc) bức xúc: "Chúng tôi đã chịu lỗ rất lâu và tìm mọi cách để giải quyết hàng tồn, nhưng người dân vẫn không mua vì chờ giá xuống "đáy". Vấn đề ở đây là cần sự xác định chính xác về giá cả và ổn định về mặt chính sách để đi vào cuộc sống. Nếu không, doanh nghiệp có giảm giá bao nhiêu hàng vẫn khó bán".
Hiện, giá thành BĐS Việt Nam nói chung và TP Hà Nội, Hồ Chí Minh nói riêng vẫn cao gấp 25 lần so với thu nhập của người dân. Câu chuyện "đáy" hay không phải "đáy" vẫn còn nhiều tranh cãi, nhưng các chuyên gia, các cơ quan Nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp BĐS đều thống nhất năm 2013, thị trường BĐS sẽ vẫn đối mặt với nhiều khó khăn. Do đó, không nên đợi thị trường xuống "đáy" mới giải quyết.
Tại buổi tọa đàm, đại diện liên ngành Ngân hàng Nhà nước và Bộ Xây dựng cho biết, trong 1 - 2 ngày tới Thông tư hướng dẫn triển khai gói cứu trợ 30.000 tỷ đồng sẽ chính thức được ban hành. Thông tư lần này sẽ chú trọng việc ổn định lãi suất trong 10 năm cho các đối tượng được hưởng, và sẽ xuống theo thị trường. Đồng thời, áp dụng cho nhiều loại đối tượng. Nhiều chuyên gia hy vọng, gói tín dụng sẽ tạo ra sự lan tỏa, tạo niềm tin cho người dân và là cơ sở để hồi phục thị trường BĐS vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2014.
Theo KTĐT