“Sẽ có một tương lai cho thị trường bất động sản (BĐS) khi không còn kiểu đầu tư phong trào, khi BĐS gắn với nhu cầu thực, được đưa về giá trị thực, và chấm dứt xin mua, nhờ mua, khi quản lý nhà nước về xây dựng đã chặt chẽ hơn... Đến 2015, thị trường BĐS sẽ ổn định trở lại”.
Muốn tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS thì vấn đề cốt lõi là phải khắc phục được sự lệch pha cung - cầu.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng khẳng định như vậy tại báo cáo gửi Quốc hội về kết quả công tác, trong đó trình bày rõ nhóm giải pháp mà ông đã và đang áp dụng để phá băng thị trường BĐS.
Đóng băng do lệch pha cung cầu
Theo bộ trưởng, từ đầu năm 2011, trong bối cảnh thị trường BĐS rơi vào tình trạng trầm lắng, Bộ Xây dựng đã tiến hành kiểm tra, đánh giá tình hình và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 2196 về một số giải pháp tăng cường quản lý thị trường BĐS nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ thị trường phát triển bền vững.
Bộ Xây dựng cũng đã tiến hành kiểm tra tại 11 địa phương trọng điểm, đồng thời yêu cầu các địa phương tiến hành rà soát các dự án nhà ở, phân loại dự án cần tạm dừng, dự án cần điều chỉnh cơ cấu, dự án được tiếp tục triển khai.
Theo Bộ Xây dựng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng “đóng băng” của thị trường BĐS, bên cạnh những nguyên nhân khách quan còn có một số yếu tố chủ quan như: Sự phát triển thiếu quy hoạch, chưa có kế hoạch, lệch pha cung - cầu; cơ cấu hàng hóa mất cân đối; hệ thống tài chính BĐS chưa hoàn thiện; năng lực doanh nghiệp BĐS hạn chế; công tác quản lý nhà nước còn nhiều bất cập...
6 nhóm giải pháp để phá băng
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng khẳng định muốn tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS thì vấn đề cốt lõi là phải khắc phục được sự lệch pha cung - cầu, điều chỉnh cơ cấu hàng hóa một cách hợp lý, sao cho các sản phẩm BĐS chủ yếu phải phù hợp với nhu cầu thực và khả năng thanh toán của đại đa số người dân. Bộ trưởng cho biết việc phá băng BĐS đang được gắn với thực hiện Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia mà trọng tâm là phát triển nhà ở xã hội.
Theo hướng này, Bộ Xây dựng đề xuất 6 nhóm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường: Hoàn thiện thể chế, tăng cường quản lý nhà nước, bảo đảm thị trường phát triển ổn định theo quy hoạch, kế hoạch, cân đối cung - cầu, đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội; rà soát, điều chỉnh cơ cấu các dự án BĐS; giải quyết nợ xấu và hỗ trợ tín dụng; điều chỉnh chính sách tài khóa; các giải pháp cho doanh nghiệp BĐS; cải cách thủ tục hành chính, tăng cường thông tin, củng cố niềm tin cho thị trường. Các giải pháp do Bộ Xây dựng đề xuất được các bộ, ngành liên quan ủng hộ và đã được Chính phủ nghiên cứu, xem xét, đưa vào Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 7.1.2013.
Cho đến thời điểm này, theo Bộ Xây dựng, đã có nhiều DNNN tích cực tham gia đầu tư phát triển nhà ở xã hội. TCty Becamex IDC thực hiện đề án nhà ở xã hội tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2015, gồm 37 dự án với tổng mức đầu tư 10.830 tỷ đồng, quy mô 64.000 căn hộ, diện tích xây dựng hơn 2,7 triệu m2 sàn, đáp ứng chỗ ở cho trên 125.000 người, hiện đã hoàn thành 4.700 căn. TCty IDICO - Bộ Xây dựng triển khai Dự án khu nhà ở công nhân Khu công nghiệp Nhơn Trạch, Đồng Nai, với tổng mức đầu tư 758 tỉ đồng, quy mô gần 3.500 căn hộ, diện tích xây dựng hơn 170.000m2 sàn, đáp ứng chỗ ở cho hơn 8.000 công nhân.
DN BĐS lớn như TCty HUD, TCty Vinaconex... cũng đang tích cực triển khai các dự án nhà ở xã hội. Đến nay cũng đã có gần 60 dự án nhà ở thương mại đăng ký chuyển đổi sang nhà ở xã hội với tổng số khoảng 27.500 căn hộ, chủ yếu tập trung tại các địa bàn trọng điểm như: Hà Nội (33 dự án với hơn 13.000 căn), TP.Hồ Chí Minh (22 dự án với gần 13.500 căn), Đồng Nai (2 dự án với trên 1.000 căn)... Bộ Xây dựng cho rằng: “Đây là những dấu hiệu tích cực làm “ấm” dần lên thị trường BĐS”.
Trao đổi với Lao Động, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng nói, ông tin tưởng “Sẽ có một tương lai cho thị trường BĐS” khi không còn kiểu đầu tư phong trào, khi BĐS gắn với nhu cầu thực, khi BĐS được đưa về giá trị thực, khi đã chấm dứt xin mua, nhờ mua, khi sự phát triển tự phát đã chấm dứt, khi quản lý nhà nước về xây dựng, phát triển đô thị và nhà ở đã chặt chẽ hơn... “Đến 2015, thị trường BĐS sẽ ổn định trở lại” - ông nói.
Đóng băng do lệch pha cung cầu
Theo bộ trưởng, từ đầu năm 2011, trong bối cảnh thị trường BĐS rơi vào tình trạng trầm lắng, Bộ Xây dựng đã tiến hành kiểm tra, đánh giá tình hình và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 2196 về một số giải pháp tăng cường quản lý thị trường BĐS nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ thị trường phát triển bền vững.
Bộ Xây dựng cũng đã tiến hành kiểm tra tại 11 địa phương trọng điểm, đồng thời yêu cầu các địa phương tiến hành rà soát các dự án nhà ở, phân loại dự án cần tạm dừng, dự án cần điều chỉnh cơ cấu, dự án được tiếp tục triển khai.
Theo Bộ Xây dựng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng “đóng băng” của thị trường BĐS, bên cạnh những nguyên nhân khách quan còn có một số yếu tố chủ quan như: Sự phát triển thiếu quy hoạch, chưa có kế hoạch, lệch pha cung - cầu; cơ cấu hàng hóa mất cân đối; hệ thống tài chính BĐS chưa hoàn thiện; năng lực doanh nghiệp BĐS hạn chế; công tác quản lý nhà nước còn nhiều bất cập...
6 nhóm giải pháp để phá băng
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng khẳng định muốn tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS thì vấn đề cốt lõi là phải khắc phục được sự lệch pha cung - cầu, điều chỉnh cơ cấu hàng hóa một cách hợp lý, sao cho các sản phẩm BĐS chủ yếu phải phù hợp với nhu cầu thực và khả năng thanh toán của đại đa số người dân. Bộ trưởng cho biết việc phá băng BĐS đang được gắn với thực hiện Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia mà trọng tâm là phát triển nhà ở xã hội.
Theo hướng này, Bộ Xây dựng đề xuất 6 nhóm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường: Hoàn thiện thể chế, tăng cường quản lý nhà nước, bảo đảm thị trường phát triển ổn định theo quy hoạch, kế hoạch, cân đối cung - cầu, đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội; rà soát, điều chỉnh cơ cấu các dự án BĐS; giải quyết nợ xấu và hỗ trợ tín dụng; điều chỉnh chính sách tài khóa; các giải pháp cho doanh nghiệp BĐS; cải cách thủ tục hành chính, tăng cường thông tin, củng cố niềm tin cho thị trường. Các giải pháp do Bộ Xây dựng đề xuất được các bộ, ngành liên quan ủng hộ và đã được Chính phủ nghiên cứu, xem xét, đưa vào Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 7.1.2013.
Cho đến thời điểm này, theo Bộ Xây dựng, đã có nhiều DNNN tích cực tham gia đầu tư phát triển nhà ở xã hội. TCty Becamex IDC thực hiện đề án nhà ở xã hội tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2015, gồm 37 dự án với tổng mức đầu tư 10.830 tỷ đồng, quy mô 64.000 căn hộ, diện tích xây dựng hơn 2,7 triệu m2 sàn, đáp ứng chỗ ở cho trên 125.000 người, hiện đã hoàn thành 4.700 căn. TCty IDICO - Bộ Xây dựng triển khai Dự án khu nhà ở công nhân Khu công nghiệp Nhơn Trạch, Đồng Nai, với tổng mức đầu tư 758 tỉ đồng, quy mô gần 3.500 căn hộ, diện tích xây dựng hơn 170.000m2 sàn, đáp ứng chỗ ở cho hơn 8.000 công nhân.
DN BĐS lớn như TCty HUD, TCty Vinaconex... cũng đang tích cực triển khai các dự án nhà ở xã hội. Đến nay cũng đã có gần 60 dự án nhà ở thương mại đăng ký chuyển đổi sang nhà ở xã hội với tổng số khoảng 27.500 căn hộ, chủ yếu tập trung tại các địa bàn trọng điểm như: Hà Nội (33 dự án với hơn 13.000 căn), TP.Hồ Chí Minh (22 dự án với gần 13.500 căn), Đồng Nai (2 dự án với trên 1.000 căn)... Bộ Xây dựng cho rằng: “Đây là những dấu hiệu tích cực làm “ấm” dần lên thị trường BĐS”.
Trao đổi với Lao Động, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng nói, ông tin tưởng “Sẽ có một tương lai cho thị trường BĐS” khi không còn kiểu đầu tư phong trào, khi BĐS gắn với nhu cầu thực, khi BĐS được đưa về giá trị thực, khi đã chấm dứt xin mua, nhờ mua, khi sự phát triển tự phát đã chấm dứt, khi quản lý nhà nước về xây dựng, phát triển đô thị và nhà ở đã chặt chẽ hơn... “Đến 2015, thị trường BĐS sẽ ổn định trở lại” - ông nói.
Theo Lao động