Từ ngày 4/5, Quyết định số 13 của UBND TP Hà Nội có hiệu lực, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân người nước ngoài khi mua căn hộ, nhà, đất trên địa bàn thành phố sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà. Với quyết định này, Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước cấp sổ đỏ cho Việt Kiều và người nước ngoài.
Việc không có tính pháp lý ổn định và rõ ràng đã gây nên tâm lý lo ngại cho các đối tượng khách hàng nước ngoài khi quyết định mua nhà ở Việt Nam
Tuy nhiên, trong những ngày đầu thực hiện, lượng giao dịch vẫn èo uột, thậm chí là 0. Nhiều người e ngại, việc được cấp giấy chứng nhận chỉ là một phần nhỏ tạo động lực, nhưng thúc đẩy tính được tính thanh khoản lại quyết định ở việc mở rộng đối tượng khách hàng được phép mua nhà ở Việt Nam.
Giao dịch èo uột
Trong những ngày đầu thực hiện Quyết định 13 của UBND TP Hà Nội về cấp sổ đỏ cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài ở Việt Nam, theo khảo sát của phóng viên, lượng khách giao dịch khá thưa thớt. Đối tượng chủ yếu là người dân thành phố và ngoại tỉnh muốn mua nhà với giá từ 1 - 2 tỷ đồng với tiến độ hoàn thiện nhanh chóng.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Thọ Tuyển - Giám đốc Kinh doanh Siêu thị dự án BĐS CEN Group, một trong những sàn giao dịch có quy mô lớn tại Hà Nội cho biết: hầu như CEN Group không nhận thấy sự quan tâm của khách hàng là Việt Kiều và người nước ngoài đối với các dự án BĐS. Lượng giao dịch gần như là 0 trong suốt thời gian qua.
Tại sàn giao dịch Đất Xanh Miền Bắc thì kết quả có khả quan hơn nhưng cũng không thấm gì so với những gì mà nhiều người kỳ vọng. Đại diện sàn này cho biết: “Từ trước tới nay khách là Việt Kiều và người nước ngoài giao dịch tại sàn rất hiếm hoi, vài năm nay mới chỉ có 1 đến 2 giao dịch”.
Đại diện sàn này cũng cho rằng, Quyết định số 13 của UBND TP Hà Nội có hiệu lực sẽ tạo thuận lợi hơn cho những đối tượng có nhu cầu. Tuy nhiên, việc tác động đến thị trường bất động sản là không đáng kể.
Mặc dù Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng yêu cầu văn phòng Đất đai TP Hà Nội quán triệt tới từng cán bộ, viên chức về công tác tiếp dân, trả lời dân và giải quyết thủ tục hành chính của người dân trong đó có cả các tổ chức theo tinh thần nhanh gọn, không rườm rà, tạo mọi điều kiện cho dân, người dân chỉ cần đến nộp hồ sơ 1 lần và đến nhận kết quả lần cuối cùng, không phải đi lại nhiều. Tuy nhiên, tình trạng cũng không khá hơn. Cho đến ngày hôm nay vẫn chưa nhận thấy sự quan tâm của người nước ngoài tới đăng ký cấp sổ đỏ.
Nguyên nhân do đâu?
Theo quy định của TP Hà Nội, những đối tượng sau sẽ được cấp sổ đỏ: Đối với hộ gia đình, cá nhân người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà tại Việt Nam (theo Luật Nhà ở, Luật Đất đai và theo Nghị định 71 năm 2010 của Chính phủ) chỉ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở, khi chưa sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Các đối tượng này chỉ được giải quyết cấp 1 giấy chứng nhận sở hữu đất và nhà ở. Tuy nhiên, đối với người nước ngoài thì lại chưa rõ ràng, cụ thể.
Đối với chủ sở hữu là người nước ngoài (cá nhân nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam): Cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở là căn hộ chung cư trong dự án phát triển nhà ở thương mại (căn hộ chung cư do tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng để bán) và không thuộc khu vực hạn chế hoặc cấm người nước ngoài cư trú, đi lại; Thời hạn sở hữu nhà ở của cá nhân nước ngoài tối đa là 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; thời hạn này được ghi trong Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Trong thời hạn mười hai tháng, kể từ khi hết thời hạn sở hữu nhà ở tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài phải bán hoặc tặng cho nhà ở đó...
Ông Vũ Cương Quyết - Tổng giám đốc Công ty CP Dịch vụ và Địa ốc Đất Xanh Miền Bắc cho biết, luật trước đây của chúng ta quy định, các đối tượng nước ngoài được mua nhà ở Việt Nam nhưng thông thường vẫn chỉ ở hình thức thuê 50 năm cũng như không có những hướng dẫn chi tiết về việc công nhận tính pháp lý của nhà nước cho việc sở hữu 50 năm này một cách cụ thể, mà chỉ dừng lại ở hợp đồng thuê 50 năm giữa chủ đầu tư và khách hàng.
“Việc không có tính pháp lý ổn định và rõ ràng đã gây ra tâm lý lo ngại cho các đối tượng khách hàng nước ngoài khi quyết định mua nhà ở Việt Nam. Vậy nên phần lớn khách hàng nước ngoài đã đi thuê nhà để ở hoặc nếu mua thì thông thường nhờ một người thân ở Việt Nam đứng tên. Việc nhờ một người thân, quen ở Việt Nam đứng tên cũng đã xảy ra rất nhiều trường hợp khiếu kiện và rủi ro rất lớn cho người nước ngoài khi mua nhà ở Việt Nam” - ông Quyết lý giải.
Cũng theo ông Quyết, Quyết định số 13 của UBDN TP Hà Nội có hiệu lực, việc giao dịch chưa cao và thị trường chưa có chuyển biến đối với đối tượng khách hàng này là do 4 nguyên nhân: Thứ nhất, văn bản luật mới đi vào thực tế nên vẫn còn nhiều nghi ngại về quy trình làm việc cũng như các thực tế phát sinh, vì vậy phải mất một thời gian ít nhất từ 3 - 6 tháng để các chính sách cũng như các trường hợp cụ thể được áp dụng. Thứ 2, do thị trường BĐS Việt Nam vẫn đang rất yếu nên cũng tạo tâm lý đợi giá giảm thêm đối với cả các đối tượng Việt Kiều và người nước ngoài.
Thứ 3, kinh tế khó khăn chung không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới nên cũng ảnh hưởng đến nhu cầu mua nhà của các đối tượng khách hàng này. Cuối cùng, đối tượng khách hàng được mua nhà ở Việt Nam còn rất giới hạn theo quy định của luật nhà ở Việt Nam. Việc mở rộng các đối tượng người Việt Kiều và người nước ngoài được mua nhà là vấn đề then chốt giải quyết được tính thanh khoản cho các đối tượng khách hàng này. Việc được cấp giấy chứng nhận chỉ là một phần nhỏ tạo động lực, nhưng thúc đẩy được tính thanh khoản thì lại quyết định ở việc mở rộng đối tượng khách hàng được phép mua nhà ở Việt Nam.
“Theo tôi để tạo tính thanh khoản và để chính sách này tác động tốt lên thị trường thì việc mở rộng đối tượng khách hàng được mua nhà ở Việt Nam là rất quan trọng” – ông Quyết nhấn mạnh.
Hà Nội tồn kho lên tới 21.600 căn hộ, trong đó chiếm đa phần là các căn hộ trung và cao cấp
Theo số liệu của Cục Đăng ký và Thống kê (Tổng cục Quản lý đất đai - Bộ Tài nguyên và Môi trường) tính đến ngày 01/02/2013, cả nước có 427 người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam. Trong đó có 64 người nước ngoài đứng tên sở hữu nhà tại Việt Nam. Đây là một con số khiêm tốn trong tổng số hơn 80.000 người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam.
Còn theo thống kê của CBRE Việt Nam, tính đến hết quý I/2013, Hà Nội tồn kho lên tới 21.600 căn hộ, trong đó chiếm đa phần là các căn hộ trung và cao cấp, tăng 5% so với quý trước đó và 21% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho rằng, số người nước ngoài mua được nhà trong 5 năm qua rất ít. Về quy định đối tượng người nước ngoài sở hữu nhà dự kiến sẽ được quy định lại trong năm nay không chỉ giới hạn người nước ngoài đang làm việc sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mà nên mở rộng ra với người có nhu cầu và hướng họ vào phân khúc nhà giá cao. “Trong năm 2013, Bộ sẽ rà soát các văn bản luật để tạo cho thị trường nhà ở phát triển mạnh mẽ hơn. Đối với quy định người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam cũng sẽ được tạo điều kiện dễ hơn” - ông Nam khẳng định.
Giao dịch èo uột
Trong những ngày đầu thực hiện Quyết định 13 của UBND TP Hà Nội về cấp sổ đỏ cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài ở Việt Nam, theo khảo sát của phóng viên, lượng khách giao dịch khá thưa thớt. Đối tượng chủ yếu là người dân thành phố và ngoại tỉnh muốn mua nhà với giá từ 1 - 2 tỷ đồng với tiến độ hoàn thiện nhanh chóng.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Thọ Tuyển - Giám đốc Kinh doanh Siêu thị dự án BĐS CEN Group, một trong những sàn giao dịch có quy mô lớn tại Hà Nội cho biết: hầu như CEN Group không nhận thấy sự quan tâm của khách hàng là Việt Kiều và người nước ngoài đối với các dự án BĐS. Lượng giao dịch gần như là 0 trong suốt thời gian qua.
Tại sàn giao dịch Đất Xanh Miền Bắc thì kết quả có khả quan hơn nhưng cũng không thấm gì so với những gì mà nhiều người kỳ vọng. Đại diện sàn này cho biết: “Từ trước tới nay khách là Việt Kiều và người nước ngoài giao dịch tại sàn rất hiếm hoi, vài năm nay mới chỉ có 1 đến 2 giao dịch”.
Đại diện sàn này cũng cho rằng, Quyết định số 13 của UBND TP Hà Nội có hiệu lực sẽ tạo thuận lợi hơn cho những đối tượng có nhu cầu. Tuy nhiên, việc tác động đến thị trường bất động sản là không đáng kể.
Mặc dù Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng yêu cầu văn phòng Đất đai TP Hà Nội quán triệt tới từng cán bộ, viên chức về công tác tiếp dân, trả lời dân và giải quyết thủ tục hành chính của người dân trong đó có cả các tổ chức theo tinh thần nhanh gọn, không rườm rà, tạo mọi điều kiện cho dân, người dân chỉ cần đến nộp hồ sơ 1 lần và đến nhận kết quả lần cuối cùng, không phải đi lại nhiều. Tuy nhiên, tình trạng cũng không khá hơn. Cho đến ngày hôm nay vẫn chưa nhận thấy sự quan tâm của người nước ngoài tới đăng ký cấp sổ đỏ.
Nguyên nhân do đâu?
Theo quy định của TP Hà Nội, những đối tượng sau sẽ được cấp sổ đỏ: Đối với hộ gia đình, cá nhân người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà tại Việt Nam (theo Luật Nhà ở, Luật Đất đai và theo Nghị định 71 năm 2010 của Chính phủ) chỉ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở, khi chưa sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Các đối tượng này chỉ được giải quyết cấp 1 giấy chứng nhận sở hữu đất và nhà ở. Tuy nhiên, đối với người nước ngoài thì lại chưa rõ ràng, cụ thể.
Đối với chủ sở hữu là người nước ngoài (cá nhân nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam): Cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở là căn hộ chung cư trong dự án phát triển nhà ở thương mại (căn hộ chung cư do tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng để bán) và không thuộc khu vực hạn chế hoặc cấm người nước ngoài cư trú, đi lại; Thời hạn sở hữu nhà ở của cá nhân nước ngoài tối đa là 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; thời hạn này được ghi trong Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Trong thời hạn mười hai tháng, kể từ khi hết thời hạn sở hữu nhà ở tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài phải bán hoặc tặng cho nhà ở đó...
Ông Vũ Cương Quyết - Tổng giám đốc Công ty CP Dịch vụ và Địa ốc Đất Xanh Miền Bắc cho biết, luật trước đây của chúng ta quy định, các đối tượng nước ngoài được mua nhà ở Việt Nam nhưng thông thường vẫn chỉ ở hình thức thuê 50 năm cũng như không có những hướng dẫn chi tiết về việc công nhận tính pháp lý của nhà nước cho việc sở hữu 50 năm này một cách cụ thể, mà chỉ dừng lại ở hợp đồng thuê 50 năm giữa chủ đầu tư và khách hàng.
“Việc không có tính pháp lý ổn định và rõ ràng đã gây ra tâm lý lo ngại cho các đối tượng khách hàng nước ngoài khi quyết định mua nhà ở Việt Nam. Vậy nên phần lớn khách hàng nước ngoài đã đi thuê nhà để ở hoặc nếu mua thì thông thường nhờ một người thân ở Việt Nam đứng tên. Việc nhờ một người thân, quen ở Việt Nam đứng tên cũng đã xảy ra rất nhiều trường hợp khiếu kiện và rủi ro rất lớn cho người nước ngoài khi mua nhà ở Việt Nam” - ông Quyết lý giải.
Cũng theo ông Quyết, Quyết định số 13 của UBDN TP Hà Nội có hiệu lực, việc giao dịch chưa cao và thị trường chưa có chuyển biến đối với đối tượng khách hàng này là do 4 nguyên nhân: Thứ nhất, văn bản luật mới đi vào thực tế nên vẫn còn nhiều nghi ngại về quy trình làm việc cũng như các thực tế phát sinh, vì vậy phải mất một thời gian ít nhất từ 3 - 6 tháng để các chính sách cũng như các trường hợp cụ thể được áp dụng. Thứ 2, do thị trường BĐS Việt Nam vẫn đang rất yếu nên cũng tạo tâm lý đợi giá giảm thêm đối với cả các đối tượng Việt Kiều và người nước ngoài.
Thứ 3, kinh tế khó khăn chung không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới nên cũng ảnh hưởng đến nhu cầu mua nhà của các đối tượng khách hàng này. Cuối cùng, đối tượng khách hàng được mua nhà ở Việt Nam còn rất giới hạn theo quy định của luật nhà ở Việt Nam. Việc mở rộng các đối tượng người Việt Kiều và người nước ngoài được mua nhà là vấn đề then chốt giải quyết được tính thanh khoản cho các đối tượng khách hàng này. Việc được cấp giấy chứng nhận chỉ là một phần nhỏ tạo động lực, nhưng thúc đẩy được tính thanh khoản thì lại quyết định ở việc mở rộng đối tượng khách hàng được phép mua nhà ở Việt Nam.
“Theo tôi để tạo tính thanh khoản và để chính sách này tác động tốt lên thị trường thì việc mở rộng đối tượng khách hàng được mua nhà ở Việt Nam là rất quan trọng” – ông Quyết nhấn mạnh.
Hà Nội tồn kho lên tới 21.600 căn hộ, trong đó chiếm đa phần là các căn hộ trung và cao cấp
Theo số liệu của Cục Đăng ký và Thống kê (Tổng cục Quản lý đất đai - Bộ Tài nguyên và Môi trường) tính đến ngày 01/02/2013, cả nước có 427 người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam. Trong đó có 64 người nước ngoài đứng tên sở hữu nhà tại Việt Nam. Đây là một con số khiêm tốn trong tổng số hơn 80.000 người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam.
Còn theo thống kê của CBRE Việt Nam, tính đến hết quý I/2013, Hà Nội tồn kho lên tới 21.600 căn hộ, trong đó chiếm đa phần là các căn hộ trung và cao cấp, tăng 5% so với quý trước đó và 21% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho rằng, số người nước ngoài mua được nhà trong 5 năm qua rất ít. Về quy định đối tượng người nước ngoài sở hữu nhà dự kiến sẽ được quy định lại trong năm nay không chỉ giới hạn người nước ngoài đang làm việc sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mà nên mở rộng ra với người có nhu cầu và hướng họ vào phân khúc nhà giá cao. “Trong năm 2013, Bộ sẽ rà soát các văn bản luật để tạo cho thị trường nhà ở phát triển mạnh mẽ hơn. Đối với quy định người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam cũng sẽ được tạo điều kiện dễ hơn” - ông Nam khẳng định.
Theo DĐDN