Trong một động thái nhằm tháo gỡ khó khăn và tạo đột phá cho thị trường bất động sản (BĐS), BIDV chiều qua (21.1) đề xuất gói các giải pháp tổng thể với hy vọng có thể giải quyết được các vấn đề hiện nay của thị trường này.
Các giải pháp về gia tăng nguồn cung ứng cho thị trường, tái cơ cấu sản phẩm BĐS và khôi phục được niềm tin của nhà đầu tư thông qua các biện pháp tăng cường quản lý, bảo vệ lợi ích của các chủ thể tham gia thị trường được Trung tâm nghiên cứu BIDV đưa ra trên cơ sở phân tích, đánh giá một cách khách quan và độc lập về thị trường BĐS năm 2013.
Ở một gợi ý đáng chú ý nhất trong gói giải pháp trên, bộ phận nghiên cứu BIDV cho rằng cần phát triển các thể chế tham gia thị trường như yếu tố đầu tiên làm gia tăng nguồn vốn cung ứng cho thị trường bất động sản. Mà trước hết cần đẩy nhanh tiến độ thành lập Cơ quan tái cho vay thế chấp nhà ở quốc gia như một điều kiện tiên quyết hình thành và phát triển thị trường cho vay thế chấp nhà ở thứ cấp chuyên nghiệp.
“Đây có thể là một công cụ để Chính phủ thực hiện chính sách phát triển nhà ở quốc gia” – bộ phận nghiên cứu BIDV nhìn nhận. Đồng thời để phát triển đa dạng các kênh huy động vốn dài hạn và chuyên biệt phục vụ phát triển thị trường, hạn chế phụ thuộc vốn của các TCTD, cần thiết tập trung phát triển các Quỹ tín thác BĐS, gia tăng quy mô thị trường trái phiếu và phát triển mô hình tiết kiệm nhà ở.
Ngoài một số đề xuất không quá mới về việc bổ sung các nguồn vốn hỗ trợ thị trường, nghiên cứu của BIDV gợi ý việc xem xét tạo hành lang pháp lý thuận lợi hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường BĐS. Cụ thể hơn, BIDV đề xuất xem xét nới tỉ lệ nắm giữ cổ phần (room) của nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp BĐS lên trên 49%. Một điểm mới khác chính là đề xuất tạo hành lang thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tham gia trong lĩnh vực chuyển nhượng các dự án BĐS đang bị chậm tiến độ hoặc khó có khả năng tiếp tục triển khai và tham gia vào lĩnh vực xử lý nợ xấu tại các TCTD.
Lãnh đạo bộ phận nghiên cứu của BIDV cho rằng, việc tăng cường nguồn vốn xử lý nợ xấu của VAMC cũng sẽ trực tiếp hỗ trợ cho chủ đầu tư dự án có cơ hội tiếp cận nguồn vốn mới để hoàn thiện đầu tư dự án. Do đó vị này đề xuất, cần cân nhắc khả năng cho phép VAMC được trực tiếp đầu tư, hoàn thiện các dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp đang bị dừng, hoãn tiến độ do thiếu vốn.
Cũng liên quan đến câu chuyện nợ xấu, nghiên cứu của BIDV cũng cho rằng, cần có cơ chế khuyến khích các NHTM mua lại tài sản đảm bảo là BĐS trong quá trình xử lý tài sản đảm bảo. Đồng thời cho phép các NHTM tăng vốn điều lệ cho các Cty mua bán nợ, Cty khai thác quản lý tài sản ở các NHTM và cho phép các đơn này nhận lại các dự án do TCTD mua lại/xử lý nợ để đầu tư hoàn thiện khi có điều kiện phù hợp hơn (dự kiến 2-3 năm tới) sẽ thực hiện chuyển nhượng lại.
Ở một gợi ý đáng chú ý nhất trong gói giải pháp trên, bộ phận nghiên cứu BIDV cho rằng cần phát triển các thể chế tham gia thị trường như yếu tố đầu tiên làm gia tăng nguồn vốn cung ứng cho thị trường bất động sản. Mà trước hết cần đẩy nhanh tiến độ thành lập Cơ quan tái cho vay thế chấp nhà ở quốc gia như một điều kiện tiên quyết hình thành và phát triển thị trường cho vay thế chấp nhà ở thứ cấp chuyên nghiệp.
“Đây có thể là một công cụ để Chính phủ thực hiện chính sách phát triển nhà ở quốc gia” – bộ phận nghiên cứu BIDV nhìn nhận. Đồng thời để phát triển đa dạng các kênh huy động vốn dài hạn và chuyên biệt phục vụ phát triển thị trường, hạn chế phụ thuộc vốn của các TCTD, cần thiết tập trung phát triển các Quỹ tín thác BĐS, gia tăng quy mô thị trường trái phiếu và phát triển mô hình tiết kiệm nhà ở.
Ngoài một số đề xuất không quá mới về việc bổ sung các nguồn vốn hỗ trợ thị trường, nghiên cứu của BIDV gợi ý việc xem xét tạo hành lang pháp lý thuận lợi hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường BĐS. Cụ thể hơn, BIDV đề xuất xem xét nới tỉ lệ nắm giữ cổ phần (room) của nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp BĐS lên trên 49%. Một điểm mới khác chính là đề xuất tạo hành lang thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tham gia trong lĩnh vực chuyển nhượng các dự án BĐS đang bị chậm tiến độ hoặc khó có khả năng tiếp tục triển khai và tham gia vào lĩnh vực xử lý nợ xấu tại các TCTD.
Lãnh đạo bộ phận nghiên cứu của BIDV cho rằng, việc tăng cường nguồn vốn xử lý nợ xấu của VAMC cũng sẽ trực tiếp hỗ trợ cho chủ đầu tư dự án có cơ hội tiếp cận nguồn vốn mới để hoàn thiện đầu tư dự án. Do đó vị này đề xuất, cần cân nhắc khả năng cho phép VAMC được trực tiếp đầu tư, hoàn thiện các dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp đang bị dừng, hoãn tiến độ do thiếu vốn.
Cũng liên quan đến câu chuyện nợ xấu, nghiên cứu của BIDV cũng cho rằng, cần có cơ chế khuyến khích các NHTM mua lại tài sản đảm bảo là BĐS trong quá trình xử lý tài sản đảm bảo. Đồng thời cho phép các NHTM tăng vốn điều lệ cho các Cty mua bán nợ, Cty khai thác quản lý tài sản ở các NHTM và cho phép các đơn này nhận lại các dự án do TCTD mua lại/xử lý nợ để đầu tư hoàn thiện khi có điều kiện phù hợp hơn (dự kiến 2-3 năm tới) sẽ thực hiện chuyển nhượng lại.
Theo Lao động