Trái ngược với sự sôi động của phân khúc căn hộ những tháng cuối năm 2013, các dự án biệt thự, liền kề Hà Nội vẫn chịu cảnh đìu hiu chợ chiều.
Biệt thự, liền kề kén khách
Sau gần 3 năm thị trường bất động sản Hà Nội đóng băng, cuối năm 2013, phân khúc căn hộ đã xuất hiện tín hiệu tích cực đầu tiên với sự sôi động hiếm có, song niềm vui này không đến với phân khúc biệt thự, liền kề. Có rất ít hoạt động mở bán, cũng như giao dịch ở phân khúc này trong cả năm 2013.
Tại Hà Nội, trong năm 2013, thị trường ghi nhận chưa đến 10 đợt mở bán chính thức phân khúc biệt thự, liền kề, còn chuyện công bố kết quả mở bán của chủ đầu tư thì càng hiếm.
Tại các đợt mở bán nhà biệt thự, liền kề Khu đô thị Nam An Khánh (huyện Hoài Đức), Xuân Phương (huyện Từ Liêm), hay Linh Đàm (quận Hoàng Mai)… với mức giá được giảm khá nhiều, nhưng kết quả của đợt mở bán hầu như không được chủ đầu tư công bố.
Việc mở bán chính thức của chủ đầu tư, với nhiều chính sách ưu đãi vốn đã rất khó khăn. Còn các nhà đầu tư muốn giảm giá, cắt lỗ để bán sản phẩm cũng khó khăn không kém, bởi nhà biệt thự, liền kề vốn kém thanh khoản, lại rất kén khách trong bối cảnh hiện nay.
Khảo sát tại nhiều sàn giao dịch tại các dự án đô thị, lượng khách quan tâm đến nhà biệt thự, liền kề cực kỳ khan hiếm trong suốt 2 năm trở lại đây. Thậm chí, nhiều sàn giao dịch không môi giới thành công được sản phẩm biệt thự, nhà liền kề dự án nào trong suốt cả năm hoạt động.
Một đại diện của Sàn giao dịch Bất động sản Nhà đất 24h cho biết, trong năm 2013, giao dịch thành công của phân khúc liền kề, biệt thự rất thấp. Thống kê tại sàn này và các sàn liên kết cho thấy, mỗi tháng chỉ có từ 1 - 2 giao dịch nhà liền kề, biệt thự. Các giao dịch nhà biệt thự, liền kề cũng phân hóa khá rõ, khi giao dịch chỉ xuất hiện tại các dự án gần trung tâm, có giao thông thuận tiện, dĩ nhiên, giá đã giảm về mức giá của 5 - 6 năm trước.
Một số dự án vẫn có giao dịch trong thời gian qua có thể kể đến như nhà liền kề Dự án Dương Nội, hoặc nhà liền kề, biệt thự Dự án Lê Trọng Tấn…
Cũng theo vị này, khách hàng mua nhà biệt thự, liền kề thời gian qua chủ yếu để đầu tư, vì thấy giá đã giảm xuống quá thấp, chứ ít người có nhu cầu mua để ở.
Tương lai mịt mờ
Ông Phạm Trung Hà, Giám đốc Hòa Phát Land cũng cho rằng, thị trường nhà biệt thự, liền kề Hà Nội trong quý IV/2013 vẫn tiếp tục “đóng băng”. Lý do khiến phân khúc này không có thanh khoản là vì giá trị của các sản phẩm nhà liền kề và biệt thự quá lớn, dù giá đã giảm, nhưng cũng
lên đến 3 - 4 tỷ đồng/căn. Việc đầu tư hạ tầng chậm và thiếu đồng bộ, không có khả năng đem lại giá trị gia tăng cho sản phẩm khiến sự hấp dẫn của biệt thư, nhà liền kề tại nhiều dự án đô thị không còn được như trước.
Báo cáo thị trường của Savills Việt Nam và CBRE trong năm 2013 cho thấy, phân khúc biệt thự, liền kề dự án tại Hà Nội vẫn tiếp tục giảm giá, trong khi nguồn cung cũng ít đi.
Theo CBRE, thị trường nhà liền kề, biệt thự tại Hà Nội những tháng cuối năm 2013 vẫn tiếp tục điều chỉnh, nhất là về giá bán.
Cụ thể, một số chủ đầu tư mở bán đã giảm giá bán thấp hơn giá thị trường đang được nhà đầu tư bán tháo, song thanh khoản chỉ xuất hiện tại các dự án đã có hạ tầng và các tiện ích.
Còn theo Savills Việt Nam, phân khúc nhà liền kề, biệt thự tại Hà Nội trong 3 tháng cuối năm 2013 vẫn trầm lắng và giá tiếp tục giảm từ 1 - 3%. Theo Savills, nguồn cung dạng hợp đồng mua bán mới trong quý IV/2013 không nhiều, chỉ có 72 căn biệt thự tại quận Hoàng Mai, trong khi nguồn cung theo dạng hợp đồng góp vốn (vốn rất phổ biến trước kia) nay không còn.
Cả Savills và CBRE đều không đánh giá cao triển vọng của phân khúc nhà biệt thự, liền kề tại Hà Nội. Tuy nhiên, các công ty này đều cho rằng, Nghị định 11/2013/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số 20 của Bộ Xây dựng và Bộ Nội vụ có hiệu lực từ ngày 5/1/2014 cho phép chủ đầu tư phân lô, bán nền dự án đã được đầu tư hạ tầng mà không cần phải xây thô có thể sẽ thúc đẩy nhu cầu tại phân khúc này trong tương lai.
Mặc dù vậy, trao đổi với Đầu tư Bất động sản, ông Phạm Trung Hà cho rằng, việc cho phép phân lô bán nền không cần xây dựng nhà xây thô lại đi kèm với rất nhiều điều kiện, nên về cơ bản sẽ không có nhiều tác động tích cực đến phân khúc này.
Đồng tình với đánh giá trên, nhiều chuyên gia khác khi trao đổi với phóng viên cũng cho rằng, có rất ít triển vọng đối với phân khúc biệt thự, liền kề trong thời gian tới.
Sau gần 3 năm thị trường bất động sản Hà Nội đóng băng, cuối năm 2013, phân khúc căn hộ đã xuất hiện tín hiệu tích cực đầu tiên với sự sôi động hiếm có, song niềm vui này không đến với phân khúc biệt thự, liền kề. Có rất ít hoạt động mở bán, cũng như giao dịch ở phân khúc này trong cả năm 2013.
Tại Hà Nội, trong năm 2013, thị trường ghi nhận chưa đến 10 đợt mở bán chính thức phân khúc biệt thự, liền kề, còn chuyện công bố kết quả mở bán của chủ đầu tư thì càng hiếm.
Tại các đợt mở bán nhà biệt thự, liền kề Khu đô thị Nam An Khánh (huyện Hoài Đức), Xuân Phương (huyện Từ Liêm), hay Linh Đàm (quận Hoàng Mai)… với mức giá được giảm khá nhiều, nhưng kết quả của đợt mở bán hầu như không được chủ đầu tư công bố.
Việc mở bán chính thức của chủ đầu tư, với nhiều chính sách ưu đãi vốn đã rất khó khăn. Còn các nhà đầu tư muốn giảm giá, cắt lỗ để bán sản phẩm cũng khó khăn không kém, bởi nhà biệt thự, liền kề vốn kém thanh khoản, lại rất kén khách trong bối cảnh hiện nay.
Khảo sát tại nhiều sàn giao dịch tại các dự án đô thị, lượng khách quan tâm đến nhà biệt thự, liền kề cực kỳ khan hiếm trong suốt 2 năm trở lại đây. Thậm chí, nhiều sàn giao dịch không môi giới thành công được sản phẩm biệt thự, nhà liền kề dự án nào trong suốt cả năm hoạt động.
Biệt thự Dự án Nam An Khánh dù giá được cho là rẻ, nhưng vẫn ế vì thiếu hạ tầng
Một đại diện của Sàn giao dịch Bất động sản Nhà đất 24h cho biết, trong năm 2013, giao dịch thành công của phân khúc liền kề, biệt thự rất thấp. Thống kê tại sàn này và các sàn liên kết cho thấy, mỗi tháng chỉ có từ 1 - 2 giao dịch nhà liền kề, biệt thự. Các giao dịch nhà biệt thự, liền kề cũng phân hóa khá rõ, khi giao dịch chỉ xuất hiện tại các dự án gần trung tâm, có giao thông thuận tiện, dĩ nhiên, giá đã giảm về mức giá của 5 - 6 năm trước.
Một số dự án vẫn có giao dịch trong thời gian qua có thể kể đến như nhà liền kề Dự án Dương Nội, hoặc nhà liền kề, biệt thự Dự án Lê Trọng Tấn…
Cũng theo vị này, khách hàng mua nhà biệt thự, liền kề thời gian qua chủ yếu để đầu tư, vì thấy giá đã giảm xuống quá thấp, chứ ít người có nhu cầu mua để ở.
Tương lai mịt mờ
Ông Phạm Trung Hà, Giám đốc Hòa Phát Land cũng cho rằng, thị trường nhà biệt thự, liền kề Hà Nội trong quý IV/2013 vẫn tiếp tục “đóng băng”. Lý do khiến phân khúc này không có thanh khoản là vì giá trị của các sản phẩm nhà liền kề và biệt thự quá lớn, dù giá đã giảm, nhưng cũng
lên đến 3 - 4 tỷ đồng/căn. Việc đầu tư hạ tầng chậm và thiếu đồng bộ, không có khả năng đem lại giá trị gia tăng cho sản phẩm khiến sự hấp dẫn của biệt thư, nhà liền kề tại nhiều dự án đô thị không còn được như trước.
Báo cáo thị trường của Savills Việt Nam và CBRE trong năm 2013 cho thấy, phân khúc biệt thự, liền kề dự án tại Hà Nội vẫn tiếp tục giảm giá, trong khi nguồn cung cũng ít đi.
Theo CBRE, thị trường nhà liền kề, biệt thự tại Hà Nội những tháng cuối năm 2013 vẫn tiếp tục điều chỉnh, nhất là về giá bán.
Cụ thể, một số chủ đầu tư mở bán đã giảm giá bán thấp hơn giá thị trường đang được nhà đầu tư bán tháo, song thanh khoản chỉ xuất hiện tại các dự án đã có hạ tầng và các tiện ích.
Còn theo Savills Việt Nam, phân khúc nhà liền kề, biệt thự tại Hà Nội trong 3 tháng cuối năm 2013 vẫn trầm lắng và giá tiếp tục giảm từ 1 - 3%. Theo Savills, nguồn cung dạng hợp đồng mua bán mới trong quý IV/2013 không nhiều, chỉ có 72 căn biệt thự tại quận Hoàng Mai, trong khi nguồn cung theo dạng hợp đồng góp vốn (vốn rất phổ biến trước kia) nay không còn.
Cả Savills và CBRE đều không đánh giá cao triển vọng của phân khúc nhà biệt thự, liền kề tại Hà Nội. Tuy nhiên, các công ty này đều cho rằng, Nghị định 11/2013/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số 20 của Bộ Xây dựng và Bộ Nội vụ có hiệu lực từ ngày 5/1/2014 cho phép chủ đầu tư phân lô, bán nền dự án đã được đầu tư hạ tầng mà không cần phải xây thô có thể sẽ thúc đẩy nhu cầu tại phân khúc này trong tương lai.
Mặc dù vậy, trao đổi với Đầu tư Bất động sản, ông Phạm Trung Hà cho rằng, việc cho phép phân lô bán nền không cần xây dựng nhà xây thô lại đi kèm với rất nhiều điều kiện, nên về cơ bản sẽ không có nhiều tác động tích cực đến phân khúc này.
Đồng tình với đánh giá trên, nhiều chuyên gia khác khi trao đổi với phóng viên cũng cho rằng, có rất ít triển vọng đối với phân khúc biệt thự, liền kề trong thời gian tới.
Theo ĐTCK