Cứ đến mùa mưa bão, hàng nghìn người dân sống trong các khu chung cư ở TP Nam Ðịnh (tỉnh Nam Ðịnh) lại lo âu, thấp thỏm vì nhà ở thấm dột, cấu kiện bê-tông bong tróc do cũ nát, hằng ngày đe dọa cuộc sống người dân.
Chung cư tại phường Trần Ðăng Ninh, TP Nam Ðịnh (Nam Ðịnh) đã xuống cấp nghiêm trọng.
Bước chân vào tiền sảnh khu chung cư năm tầng, phường Trần Ðăng Ninh, thành phố Nam Ðịnh, trước mắt chúng tôi là khu nhà xuống cấp, chật chội, những mảng tường lớn vỡ nham nhở, tay vịn cầu thang và trần nhà nứt nẻ, lộ ra những thanh sắt hoen gỉ, mục nát theo thời gian. Bà Nguyễn Thị Lý, sinh sống ở số nhà 15, tầng năm phàn nàn: Tôi là công nhân Nhà máy Dệt, nghỉ chế độ năm 1991, đang hưởng lương hưu 2 triệu đồng/tháng, chồng tôi đạp xích lô, nhà có sáu người. Vì không có điều kiện cho nên chúng tôi mới phải ở đây, mùa mưa bão cho cháu nội và con dâu về nhà ngoại để bảo đảm an toàn. Chị Phạm Thị Hạnh số nhà 16, bán hàng tại Khu thương mại Mỹ Tho, nhà có diện tích vẻn vẹn 18 m2, công trình phụ sử dụng chung với hai hộ bên cạnh. Phía ngoài ban công, một mảng bê-tông lớn dài hơn 1 m, rộng khoảng 70 cm bị đổ sập từ cơn bão năm kia, được chị chống đỡ bằng một cây luồng.
Toàn thành phố Nam Ðịnh hiện đang tồn tại 27 khu chung cư từ hai tầng đến năm tầng xây dựng từ năm 1970 đến 1975, trong đó ba chung cư năm tầng do TP Nam Ðịnh xây dựng, 24 chung cư từ hai đến ba tầng do Công ty Dệt và Dệt lụa Nam Ðịnh đầu tư từ nguồn vốn của Bộ Công nghiệp trước đây. Các khu chung cư đều xây dựng theo kết cấu tường chịu lực, mái và sàn pa-nen hoặc bê-tông, phòng ở rộng nhất là 24 m2, nhỏ nhất là 18 m2 và đều sử dụng chung công trình phụ. Hiện có hơn 1.800 hộ gia đình đang phải sống trong điều kiện hết sức chật chội, ẩm thấp, thiếu ánh sáng, nhưng lo ngại nhất là nguy cơ mất an toàn. Người dân sống ở đây phần lớn là công nhân nhà máy dệt nghỉ chế độ, lao động tự do hoặc không có công ăn, việc làm nên dù rất muốn thay đổi chỗ ở, tìm những nơi có điều kiện sinh hoạt tốt hơn nhưng "lực bất tòng tâm".
Theo Công ty TNHH MTV công trình đô thị Nam Ðịnh (đơn vị được giao quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước), hiện nay UBND thành phố Nam Ðịnh đang tạm thông báo vốn ngân sách khoảng một tỷ đồng bố trí cho việc sửa chữa nhà ở chung cư, bao gồm chống thấm, dột, cắt bỏ lan can mục nát và làm đường thoát nước. Thực tế, đây chỉ là giải pháp trước mắt, tình thế, chưa tác động nhiều đến việc cải thiện chỗ ở lâu dài của người dân ở chung cư cao tầng. Thiết nghĩ, chính quyền thành phố cần có cơ chế, chính sách thông thoáng, kêu gọi đơn vị, tổ chức có năng lực tài chính đầu tư xây dựng khu chung cư mới thay thế dần những khu chung cư xuống cấp hiện nay, đó cũng là điều mong mỏi của các hộ dân. Trước mắt, trong mùa mưa bão năm nay, khi chưa thực hiện được các dự án xây dựng chung cư mới, UBND thành phố Nam Ðịnh cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, yêu cầu những hộ dân đang sống trong những chung cư quá cũ nát, mất an toàn di chuyển đến địa điểm đã được thành phố bố trí sẵn như trụ sở UBND các phường, trường học, trạm y tế để giảm thấp nhất rủi ro.
Toàn thành phố Nam Ðịnh hiện đang tồn tại 27 khu chung cư từ hai tầng đến năm tầng xây dựng từ năm 1970 đến 1975, trong đó ba chung cư năm tầng do TP Nam Ðịnh xây dựng, 24 chung cư từ hai đến ba tầng do Công ty Dệt và Dệt lụa Nam Ðịnh đầu tư từ nguồn vốn của Bộ Công nghiệp trước đây. Các khu chung cư đều xây dựng theo kết cấu tường chịu lực, mái và sàn pa-nen hoặc bê-tông, phòng ở rộng nhất là 24 m2, nhỏ nhất là 18 m2 và đều sử dụng chung công trình phụ. Hiện có hơn 1.800 hộ gia đình đang phải sống trong điều kiện hết sức chật chội, ẩm thấp, thiếu ánh sáng, nhưng lo ngại nhất là nguy cơ mất an toàn. Người dân sống ở đây phần lớn là công nhân nhà máy dệt nghỉ chế độ, lao động tự do hoặc không có công ăn, việc làm nên dù rất muốn thay đổi chỗ ở, tìm những nơi có điều kiện sinh hoạt tốt hơn nhưng "lực bất tòng tâm".
Theo Công ty TNHH MTV công trình đô thị Nam Ðịnh (đơn vị được giao quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước), hiện nay UBND thành phố Nam Ðịnh đang tạm thông báo vốn ngân sách khoảng một tỷ đồng bố trí cho việc sửa chữa nhà ở chung cư, bao gồm chống thấm, dột, cắt bỏ lan can mục nát và làm đường thoát nước. Thực tế, đây chỉ là giải pháp trước mắt, tình thế, chưa tác động nhiều đến việc cải thiện chỗ ở lâu dài của người dân ở chung cư cao tầng. Thiết nghĩ, chính quyền thành phố cần có cơ chế, chính sách thông thoáng, kêu gọi đơn vị, tổ chức có năng lực tài chính đầu tư xây dựng khu chung cư mới thay thế dần những khu chung cư xuống cấp hiện nay, đó cũng là điều mong mỏi của các hộ dân. Trước mắt, trong mùa mưa bão năm nay, khi chưa thực hiện được các dự án xây dựng chung cư mới, UBND thành phố Nam Ðịnh cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, yêu cầu những hộ dân đang sống trong những chung cư quá cũ nát, mất an toàn di chuyển đến địa điểm đã được thành phố bố trí sẵn như trụ sở UBND các phường, trường học, trạm y tế để giảm thấp nhất rủi ro.
Theo Nhân dân